CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG VỀ ĐỘI TÀU BIỂN QUỐC TẾ
1.2. Đội tàu biển quốc tế
1.2.2. Phân loại các phương tiện vận tải đường biển
(1) Tàu chở hàng khô (Dry cargo ship): Là loại tàu được sử dụng để chuyên chở các loại hàng khô ở dạng rời hoặc có bao gói, kể cả hàng lỏng trong bao gói.
Bao gồm tàu bao kiện (Package Cargo Vessel), tàu được thiết kế chở hàng hóa cùng loại được bao gói như gạo, phân ure, và tàu rời (Bulk Cargo Ship/
Non - package cargo vessel), là tàu được thiết kế để chở các hàng rời như ngũ cốc, cát, than đá, xi măng,... trong các hầm tàu.
(2) Tàu chở hàng lỏng (Tank/ Liquid cargo ship): Đây là loại tàu được thiết kế chuyên cho hoạt động vận chuyển hàng lỏng. Tùy thuộc vào từng loại hàng khác nhau mà có thể chia thành các loại tàu như tàu chở dầu, tàu chở khí hóa lỏng, tàu chở chất hóa lỏng,..
(3) Tàu chở khách: Là loại tàu được sử dụng để chuyên chở hành khách và hành lý, kể cả hàng hóa.
Theo cờ quốc tịch
(1) Tàu treo cờ trong nước: là tàu của nước nào thì treo cờ của nước đó
(2) Tàu treo cờ nước ngoài: là các tàu thuê cờ nước ngoài để nhằm hưởng một số lợi thế trong khai thác (Chế độ thuyền viên, thuế đánh vào tàu…)
Đội tàu chuyến
Tàu tổng hợp Tàu hàng
bách hóa
Tàu hàng khô Đội tàu biển
Tàu chở hàng Tàu chở
khách
Đội tàu định tuyến
Tàu chở ga lỏng (LPG)
Tàu chở dầu
Tàu hàng lỏng Theo tuổi tàu của từng loại tàu và cỡ tàu
Mỗi loại tàu hay cỡ tàu khác nhau trong đội tàu biển lại bao gồm nhiều tàu có độ tuổi khác nhau. Dựa vào các chu kỳ (lần) sửa chữa lớn và chu kỳ phân cấp loại tàu cũng như mức đóng phí tàu già, người ta phân chia tàu biển thành bốn nhóm tuổi.
Tàu trẻ, là những tàu có tuổi không quá 10 năm;
Tàu trung bình, là những tàu có tuổi từ 10-15 năm;
Tàu già, là những tàu có tuổi từ 15-20 năm;
Tàu quá già, là những tàu có tuổi 20 năm trở lên.
Theo cỡ tàu của từng loại tàu
(1) Tàu container chuyên dụng (Full container ship): Đây là những tàu có trọng tải rất lớn từ 1000 đến 5000 TEU, tốc độ cao trên 26 hải lý/ giờ. Loại tàu này không có cần cẩu trên tàu mà sử dụng cẩu giàn trên bờ của các cảng. Chúng có diện tích đáy hầm hàng bằng hoặc lớn hơn so với diện tích miệng hầm hàng, đồng thời có các két nước dằn ở hai bên mạn tàu tạo cân bằng khi xếp container thành nhiều hàng, nhiều tầng.
(2) Tàu hàng rời (Bulk Carriers): là loại tàu có công suất hoạt động rất lớn, được thiết kế đặc biệt để vận chuyển hàng rời, không đóng gói như: ngũ cốc, than, quặng,… trong hầm hàng của tàu.
(3) Tàu dầu (Oil Tanker): Tàu chở dầu là tàu được thiết kế để vận chuyển dầu hoặc các sản phẩm của nó. Tàu chở dầu thô (crude oil tanker) cókích thước lớn để chuyển một lượng dầu thô lớn chưa tinh chế từ điểm khai thác đến nhà máy lọc dầu. Tàu chở dầu sản phẩm thường nhỏ hơn, được thiết kế để di chuyển các sản phẩm tinh chế từ nhà máy lọc dầu đến các điểm gần thị trường tiêu thụ.
Theo hình thức tổ chức khai thác
Hình 1.1. Phân loại đội tàu biển theo hình thức tổ chức khai thác
Nguồn: UNCTAD
Trong đó: Tàu chở hàng gồm: Tàu hàng bách hóa, tàu container và tàu RO – RO.
Tàu RO – RO (Roll on – Roll off): Loại tàu này có cửa hầm được đặt ở mũi hoặc ngay bên cạnh sườn tàu. Tàu có nhiều boong, giữa các boong có các đường dốc nghiêng. Container được đưa từ cảng xếp thẳng vào hầm tàu bằng các xe nâng cỡ lớn.
Nếu ở các tuyến đường ngắn, container sẽ được cố định sẵn trên một loại khung xe có bánh (chassis). Khi tàu đến, chassis được xe mooc đưa xuống tàu và khi tới cảng đích lại cho xe mooc kéo nguyên chassis lên. Phương pháp này có ưu điểm là tiết kiệm được rất nhiều thời gian xếp dỡ và thời gian tàu đỗ ở cảng.