Chất lượng đội tàu biển Việt Nam

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI TÀU BIỂN QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM (Trang 51 - 59)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI TÀU BIỂN QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM

2.2. Thực trạng phát triển đội tàu biển quốc tế tại Việt Nam

2.2.2. Chất lượng đội tàu biển Việt Nam

Biểu đồ 2.3. Tuổi bình quân của đội tàu biển quốc tế Việt Nam và thế giới giai đoạn 2015 – 2023

Nguồn: UNCTAD 25

20,2 20,4 20,7 20,9 21,4 21,7 22,2

20 19,7

20,1 19,1

16,7 17,5 18,3

15,3 16

15 13,7 14,3 14,6 10

5 0

2015 2016 2017 2018 2019 2020 Thế giới

2021 2022 2023 Việt Nam

Trong giai đoạn 2015 – 2023, tuổi bình quân của đội tàu Việt Nam nhìn chung đều trẻ hơn so với độ tuổi đội tàu thế giới. Tuy nhiên, tốc độ già hóa đội tàu Việt Nam trong

25

21

20 19,5 18,7 18,6

15,6

15 10 5 0

Dầu Hàng rời Hàng tổng hợpHàng container Tàu khác gần 10 năm qua đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng, 13,7 tuổi vào năm 2015 nhưng đã tăng lên đến 19,1 tuổi vào cuối năm 2023, tăng gần 36%. Trong khi đó tốc độ già hóa trung bình của thế giới chỉ duy trì ở mức 10% so với năm 2015, độ tuổi dao động từ 20- 22 tuổi. Đây là một tín hiệu đáng lo ngại cho thấy sự cần thiết trong công tác trẻ hóa đội tàu cùng với sự phối hợp của toàn bộ các cá nhân, ban ngành có liên quan. Nếu không có sự vào cuộc kịp thời cùng các biện pháp hiệu quả, rất có thể trong thời gian sắp tới đội tàu Việt Nam sẽ trở lên lạc hậu, đi lùi lại so với sự phát triển của thị trường tiêu thụ tàu biển thế giới.

Hiện tại, đội tàu Việt Nam có độ tuổi trung bình trẻ hơn nhưng lại có tốc độ già hóa nhanh hơn so với đội tàu trên thế giới. Nguyên nhân chính, sau nhiều năm nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng có độ tuổi già nua, các doanh nghiệp Việt Nam đã dần dần loại bỏ tàu cũ, đầu tư đóng mới tàu, giúp độ tuổi tàu biển Việt Nam ngày càng trẻ hơn so với độ tuổi tàu thế giới. Tuy nhiên bên cạnh số lượng tàu mới tăng, đội tàu biển Việt Nam lại chưa có những chính sách thực sự hiệu quả nhằm duy trì độ mới của tàu.

Có thể kể đến như các yếu tố như đầu tư, điều kiện hoạt động, môi trường vận hành và tiếp cận công nghệ... Việc duy trì và bảo dưỡng đúng cách do hạn chế về tài nguyên và kỹ năng kỹ thuật. Môi trường vận hành và điều kiện làm việc của tàu ở Việt Nam có thể khắc nghiệt hơn so với một số quốc gia khác, điều này có thể gây ra hao mòn nhanh hơn và làm tăng tốc độ già hóa của các phương tiện giao thông này. Đội tàu của một số quốc gia phát triển tiên tiến như Nhật Bản, Đức, Hoa Kỳ... thường được đầu tư mạnh mẽ và được cập nhật với các công nghệ mới nhất. Trong khi đó, đội tàu của Việt Nam có thể chưa được đầu tư đủ để duy trì và nâng cấp hạ tầng, các thiết bị, và công

nghệ mới.

Biểu đồ 2.4. Tuổi bình quân của đội tàu biển quốc tế của Việt Nam theo loại hình trong năm 2023

Nguồn: UNCTAD

50 44

40 39

30 30 32 32

30

20

20 13

10 7

0

2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023

Tính đến tháng 12/2023, hiện đội tàu biển Việt Nam có số tuổi trung bình là 19,1 tuổi. Trong số đó, chủ yếu là tàu chở hàng rời và hàng tổng hợp tương ứng 679 tàu chiếm 69,57%, tuổi trung bình 17,55. Bên cạnh đó là 175 tàu chở dầu, hóa chất, tuổi trung bình 20,9; có 20 tàu chở khí hóa lỏng, tuổi trung bình 23,2; có 43 tàu chở container, tuổi trung bình 18,5 và 59 tàu chở khách, tuổi trung bình 10,9. Trong khi đó theo UNCTAD, tuổi bình quân của đội tàu thế giới trong năm 2023 là 21,9 tuổi. Như vậy, hiện tại tàu chở khí hóa lỏng, tàu chở dầu, hóa chất; tàu hàng hóa hỗn hợp đang là những loại tàu có độ tuổi trung bình cao nhất, cần được bảo trì, thay đổi, làm mới để đội tàu Việt Nam có được chất lượng ổn định, đáp ứng được nhu cầu vận chuyển trong thương mại quốc tế như hiện nay.

Về tình trạng bị lưu giữ

Tàu biển Việt Nam bị lưu giữ nhiều nhất ở Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á. Hầu hết tàu bị lưu giữ là tàu chở hàng tổng hợp, có tuổi đời 5-10 tuổi, tàu được đóng trong nước và do các công ty vận tải biển quy mô nhỏ, rất nhỏ khai thác. Đáng nói, có trường hợp tàu thuộc nhóm tàu tốt, chủ tàu có quy trình kiểm soát nội bộ được đánh giá cao. Giới chức ngành hàng hải Việt Nam cho hay, tàu bị lưu giữ ở nước ngoài thường bị hư hỏng về an toàn chống cháy, trang thiết bị cứu sinh, tình trạng kín nước và kín thời tiết, các hệ thống sử dụng trong trường hợp sự cố, an toàn hàng hải, hệ thống quản lý tàu, các thiết bị và hệ thống sử dụng trong trường hợp khẩn nguy.

Biểu đồ 2.5. Số lượng tàu Việt Nam bị lưu giữ tại các khu vực giai đoạn 2015 – 2023 Nguồn: UNCTAD Trước năm 2014, đội tàu biển Việt Nam từng bị Tokyo - Mou xếp vào “danh sách đen”, tàu Việt Nam đi tới đâu cũng bị chính quyền các cảng biển soi kỹ, liên tục bị kiểm tra và bắt lỗi khiến khả năng bị lưu giữ cao, bị phân biệt đối xử, do đó doanh nghiệp vận tải biển gặp phiền phức, ảnh hưởng lớn đến kế hoạch vận chuyển, chủ tàu

đối mặt với nguy cơ bị chủ hàng phạt nặng. Không ít tàu phải xin bảo lãnh về nước để khắc phục.

Giai đoạn 2015 – 2018, đội tàu biển quốc tế Việt Nam thoát khỏi “danh sách đen” và liên tiếp được Tổ chức Tokyo - Mou xếp vào “danh sách trắng” khi số lượng tàu của Việt Nam bị cảng biển nước ngoài lưu giữ ít, tàu có chất lượng tốt. Đáng chú ý, năm 2018 đội tàu có tỷ lệ bị lưu giữ thấp nhất trong 4 năm (năm 2015 là 4,12%, năm 2016 là 4,04%, năm 2017 3,55%) và là năm thứ 5 liên tiếp (từ 2014) được xếp trong "Danh sách trắng” của Tokyo-Mou, cùng nhóm với các cường quốc về hàng hải trên thế giới.

Để đạt được bước tiến nhảy vọt như vậy, chính là nhờ sự kiểm soát chặt chẽ của Cục Hàng hải Việt Nam trong quá trình đăng kiểm chất lượng tàu biển đóng mới và thường xuyên kiểm tra đột xuất tàu đang khai thác, hoạt động quốc tế, hậu kiểm sau khi kiểm tra định kỳ. Ngoài ra, đội tàu biển Việt Nam trước khi rời cảng đều được các đơn vị chuyên ngành kiểm tra nghiêm ngặt theo thỏa thuận Tokyo - MoU và hợp tác quốc tế với các nước như: Liên bang Nga, Hồng Kông, New Zealand, Nhật Bản, Hàn Quốc… Các giải pháp trên đã giúp đội tàu biển Việt Nam được các hãng vận tải quốc tế nhìn nhận an toàn hơn, ít bị chính quyền cảng kiểm tra hơn.

Về xếp hạng tổ chức đăng kiểm thành viên Hiệp hội các tổ chức đăng kiểm quốc tế năm 2018, Tokyo-Mou xếp Cục Đăng kiểm Việt Nam đứng thứ 9, tăng một bậc so với năm 2017 và nằm trong tốp các tổ chức đăng kiểm thực hiện chức năng đăng kiểm tốt nhất thế giới; đứng trên Đăng kiểm Pháp, Ấn Độ, Ba Lan và Croatia. Các tổ chức đăng kiểm có thứ tự xếp phía trên là: Đăng kiểm Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, Na Uy - Đức, Nga, Italia, Vương quốc Anh và Nhật Bản.

Giai đoạn 2019 – 2023 là giai đoạn chứng kiến sự biến động lớn nhất về số lượng tàu Việt Nam bị lưu giữ tại các khu vực nước ngoài. Năm 2019 khi đại dịch Covid-19 mới bắt đầu, mọi hoạt động tàu thuyền giao lưu buôn bán đang diễn ra vô cùng sôi nổi, dưới áp lực của dịch bệnh nhu cầu vận chuyển đường biển được đẩy nhanh hơn bao giờ hết để có thể bắt kịp tiến độ, trước khi các quốc gia thực hiện chính sách đóng cửa.

Dẫn đến số lượng tàu thuyền tham gia hoạt động trên biển tăng cùng với đó là những quy chuẩn về tàu nghiêm ngặt hơn bao giờ hết khiến số lượng tàu thuyền bị lưu giữ tại nước ngoài cũng tăng lên nhanh chóng (năm 2019 tỷ lệ lưu giữ tại khu vực Tokyo - Mou hơn 5,25%, Ocean-Mou 13,8%). Năm 2019, có 44 tàu bị lưu giữ tại nước ngoài, nhiều nhất là tại Trung Quốc 31 tàu còn tại các nước Indonesia, Ấn Độ, Nga, Myanmar.

Năm 2020, trong số những tàu biển bị chính quyền cảng nước ngoài kiểm tra, chỉ có 7 tàu bị lưu giữ (6 tàu tại Tokyo Mou và 1 tàu tại (Indian Ocean MOU). Dẫn đến Việt Nam có tỷ lệ tàu bị lưu giữ thấp nhất từ trước đến nay, chỉ khoảng 1,5%. Điều này cũng dễ hiểu khi năm 2020 là đỉnh cao của dịch Covid-19, hầu hết các quốc gia thực hiện chính sách đóng cửa, cách ly diện rộng để bảo vệ sức khỏe cũng như tính

mạng của người dân khiến phần lớn tàu biển Việt Nam bị ảnh hưởng hoạt động, dẫn đến số lượng tàu bị kiểm tra vàlưu giữ giảm mạnh.

1400

1200 1114 1147 1170

1000 800 600 400 200 0

878 786

912 811

941 831

982 855

1018 883

1059

915 954 979 981

189

92 101 110 127 135 144 160 168

1400 1200 1000 800 600 400 200 201520162017201820192020202120222023 0

Số lượng tàu mang cờ quốc tịch nước ngoài thuộc sở hữu của doanh nghiệp VN Số lượng tàu mang cờ quốc tịch Việt Nam

Tổng số lượng tàu thuộc sở hữu của Việt Nam

Tuy nhiên, sau thời điểm đó, khi nền kinh tế dần dần bước vào giai đoạn hồi phục sau đại dịch, số lượng tàu biển lưu giữ tại cảng nước ngoài lại tăng nhanh chóng khi các quốc gia trong khu vực dừng các biện pháp cách ly và tăng cường kiểm tra, kiểm soát. Mặt khác, cũng có thể số tàu bị lưu giữ trong thời gian dịch Covid-19 không duy trí tốt trạng thái kỹ thuật tàu, công tác quản lý an toàn. Giai đoạn 2021- 2023, số lượng tàu lưu giữ tăng nhanh từ 13 tàu năm 2021 đến 39 tàu năm 2023. Cục Đăng kiểm Việt Nam cũng cho biết, năm 2023 tại khu vực Tokyo MOU, có 35 lượt tàu treo cờ Việt Nam bị lưu giữ bởi chính quyền cảng nước ngoài (PSC) trên tổng số 776 lượt tàu bị kiểm tra, tỷ lệ lưu giữ PSC là 4,64% (tăng nhiều so với năm 2022 là 1,9%). Tại khu vực Paris – MOU có4 lượt tàu biển bị lưu giữ PSC trên tổng số 17 lượt tàu bị kiểm tra, tỷ lệ là 23,5%; tại khu vực Indian – MOU không có lượt tàu biển bị lưu giữ PSC và có tổng số 58 lượt tàu bị kiểm tra, tỷ lệ là 0%. Tuy nhiên về tỷ lệ tàu bị lưu giữ cũng không quá cao so với trung bình các nước nên Việt Nam vẫn được nằm trong

“danh sách trắng” của Tokyo-mou.

Để duy trì, giảm thiểu tỷ lệ lưu giữ, hiện nay đã có nhiều biện pháp được đề xuất như tăng cường việc kiểm tra, kiểm soát chất lượng công tác đăng kiểm tàu biển. Thực hiện kiểm soát quá trình đối với tàu biển đóng mới, hoán cải. Cùng đó, kiểm tra đột xuất tàu biển đang khai thác khi kiểm tra trên đà, định kỳ. Thực hiện đánh giá bổ sung hệ thống quản lý an toàn công ty và tàu. Đồng thời, thực hiện cấp giấy chứng nhận điện tử cho tàu biển đảm bảo nhanh chóng, chính xác; ...

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI TÀU BIỂN QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM (Trang 51 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w