CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI TÀU BIỂN QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM
2.2. Thực trạng phát triển đội tàu biển quốc tế tại Việt Nam
2.2.5. Nguồn nhân lực của đội tàu biển quốc tế tại Việt Nam
Biểu đồ 2.11. Số lượng thuyền viên của đội tàu biển năm 2015 và 2021 (người) Nguồn: UNCTAD Chúthích:
Officer: Officer làthuyền viên sĩ quan, bao gồm thuyền trưởng, sĩ quan lái tàu, sỹ quan máy, sỹ quan điện… Officers cótrách nhiệm điều khiển vàvận hành tàu biển, đảm bảo an toàn cho tàu vàhàng hóa.
Rating Seafarer: Rating Seafarer làthuyền viên xếp hạng, bao gồm thủy thủ, thợ máy, đầu bếp… Rating Seafarer phụ trách các công việc vận hành vàbảo dưỡng tàu biển, như lái tàu, vận hành máy móc, sửa chữa, nấu ăn…
Trong giai đoạn 2015 – 2021, tổng số lượng thuyền viên hoạt động trong ngành hàng hải có xu hướng tăng dần. Cụ thể, tăng từ 32,4 nghìn thuyền viên năm 2015 lên 34,5 nghìn thuyền viên năm 2021 (tăng 6,5%). Nhìn chung, số lượng thuyền viên tăng không mạnh. Trong cơ cấu thuyền viên cũng có sự biến đổi rõrệt.
Năm 2015, số lượng officer đạt 19,6 nghìn người, chiếm 60% số lượng thuyền viên. Số lượng rating seafarer chỉ chiếm 40% tổng số lượng thuyền viên, đạt 12,8 nghìn người. Đến năm 2021, số lượng officer đã giảm gần 6 nghìn người, tương ứng gần 35% so với năm 2015, chiếm 40% tổng số thuyền viên năm 2021.
Sự biến động trong số lượng officer cho thấy việc áp dụng công nghệ mới vàtự động hóa vào điều hành vàquản lýhoạt động của tàu biển đòi hỏi officer cókỹ năng cao hơn, dẫn đến việc tuyển dụng chọn lọc, số lượng ứng viên đáp ứng đủ điều kiện giảm dần. Đồng thời, việc tự động hóa ngày càng được áp dụng rộng rãi trên tàu biển, thay thế công việc của một số thuyền viên nên nhu cầu về officer cũng giảm.
Thay vào đó, các công ty vận tải sở hữu tàu ưu tiên tuyển dụng ứng viên có trình độ vàchuyên mô môn cao, cóthể nhanh chóng thích ứng với sự thay đổi của công nghệ trong bối cảnh xu hướng “xanh hóa” tàu biển hiện nay.
Ngược lại, số lượng rating seafarer lại tăng. Có thể lýgiải rằng sự phát triển của ngành vận tải biển khi nhu cầu vận tải hàng hóa tăng nên nhu cầu về thuyền viên vận hành trực tiếp trên tàu ngày càng lớn, cùng với cơ hội phát triển nghề rộng mở đã mở rộng cơ cấu của nhóm lao động này trong cơ cấu thuyền viên của đội tàu biển giai đoạn 2015 – 2021.
2.2.5.1. Đội ngũ thuyền viên Nguồn đào tạo
Hiện nay, Việt Nam có 7 cơ sở đào tạo, huấn luyện thuyền viên: Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, Trường Đại học Giao thông vận tải Thành phố Hồ ChíMinh, Trường Cao đẳng Hàng hải I, Trường Cao đẳng Hàng hải II, Trường Cao đẳng Bách nghệ Hải Phòng, Trường Cao đẳng Giao thông vận tải đường thủy II, Trường Cao đẳng Duyên Hải. Những năm gần đây, đặc biệt sau khi cóchiến lược biển, đội tàu biển Việt Nam gia tăng nhanh chóng cả về số lượng vàtấn trọng tải. Sự gia tăng nhanh chóng đó kéo theo nhu cầu tăng nguồn nhân lực. Với lợi thế làmột quốc gia đông dân, tỷ lệ lao động trẻ cao, nếu tận dụng được cơ hội này sẽ góp phần mang lại lợi íc h kinh tế - xãhội to lớn cho cả người lao động và đất nước.
Chất lượng
Riêng đối với 2 chuyên ngành đi biển, quy mô đào tạo đã bị thu hẹp nhiều so với thời gian trước đây, đồng thời cósự chênh lệch giữa 2 ngành Điều khiển tàu biển và Khai thác máy tàu biển. Trong một thời gian ngắn, quy mô đào tạo các bậc học, đào tạo
sỹ quan thuyền viên suy giảm từ 2 đến 3 lần và có xu hướng tiếp tục giảm nếu không có các chính sách giải quyết phùhợp, trong khi nhu cầu về thuyền viên nội địa vàxuất khẩu vẫn đang tăng lên. Việc này làm cho t ìn h h ìn h thiếu hụt nguồn nhân lực các ngành đi biển càng trở nên trầm trọng, làmột thách thức lớn đối với các công ty cónhu cầu về thuyền viên cũng như các trường đào tạo 2 chuyên ngành này. Đứng trước thực trạng này, các trường đã đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông trong công tác tuyển sinh, nâng cao chất lượng, tăng cường kết nối giữa các đơn vị sử dụng lao động với sinh viên, coi đây là chìa khóa để giải quyết vấn đề.
Bước đầu, kết quả thu được làsố lượng tuyển sinh đại học, cao đẳng, trung cấp, sơ cấp vào những ngành khótuyển này được cải thiện trong những năm qua.
Yêu cầu cần có
- Bằng cấp chuyên môn phùhợp với chức danh thuyền viên.
- Giấy chứng nhận năng lực theo quy định của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO).
- Khả năng sử dụng tiếng Anh thành thạo.
- Sức khỏe tốt, khả năng thích nghi với môi trường làm việc trên biển.
2.2.5.2. Đội ngũ quản trị vànhân viên khác Nguồn đào tạo
Nguồn đào tạo trong lĩnh vực vận tải biển vàquản trị hàng hải tại Việt Nam rất đa dạng và đáp ứng được nhiều nhu cầu khác nhau. Đại học và cao đẳng làhai nguồn đào tạo chính, bên cạnh các chương trình đào tạo chuyên ngành vàcác khóa học ngắn hạn.
Hiện nay, cómột số trường đại học hàng đầu như Đại học Hàng hải Việt Nam, Đại học Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Ngoại thương, Đại học Bách khoa HàNội, Đại học Bách khoa Thành phố Hồ ChíMinh, cùng với nhiều trường khác có đào tạo các ngành liên quan như kinh tế, kỹ thuật, quản trị kinh doanh, vàngoại ngữ.
Ngoài ra, cũng có các trường cao đẳng chuyên ngành như Trường Cao đẳng Hàng hải I, Trường Cao đẳng Hàng hải II, Trường Cao đẳng Giao thông vận tải, vànhiều trường cao đẳng khác có đào tạo các ngành liên quan.
Chất lượng
Về chất lượng nguồn nhân lực, đội ngũ quản trị, nhân viên, vàkỹ thuật viên trong ngành vận tải biển ở Việt Nam đã đạt trình độ chuyên môn vàkỹ năng nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu công việc. Tuy nhiên, vẫn còn thiếu hụt nhân lực có trình độ cao vàkinh nghiệm trong lĩnh vực quản trị hàng hải, đặc biệt là trong các lĩnh vực như quản lýcấp cao, quản lýdự án, vàquản lýrủi ro. Để đáp ứng được những yêu cầu này, cần cóbằng cấp chuyên môn phùhợp, kỹ năng quản lý, điều hành, tổ chức
công việc, kiến thức về ngành vận tải biển vàluật hàng hải quốc tế, vàkhả năng sử dụng tiếng Anh thành thạo.
Yêu cầu cần có
- Bằng cấp phùhợp: Cử nhân/Thạc sĩ/Tiến sĩ trong quản trị kinh doanh, kinh tế, kỹ thuật, ngoại ngữ hoặc cao đẳng các ngành kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện tử.
- Kỹ năng quản lý: Lãnh đạo, ra quyết định, giao tiếp, quản lýthời gian, dự án, và rủi ro.
- Kiến thức về ngành vận tải biển vàluật hàng hải quốc tế: Hiểu biết về thị trường, quy định, luật pháp, loại tàu biển, hàng hóa, vàquy trình vận chuyển.
- Tiếng Anh thành thạo: Giao tiếp, đọc hiểu tài liệu, đàm phán với đối tác quốc tế.
- Kỹ năng sử dụng phần mềm chuyên dụng, kinh nghiệm làm việc quốc tế, vàkỹ năng mềm như giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm.
Nói chung, nguồn nhân lực làyếu tố quan trọng quyết định sự phát triển của đội tàu biển quốc tế tại Việt Nam. Cần cónhững giải pháp đồng bộ để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngành vận tải biển.