CHƯƠNG 3. XU HƯỚNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN ĐỘI TÀU BIỂN. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN ĐỘI TÀU BIỂN QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM
3.1. Xu hướng phát triển đội tàu biển quốc tế
3.2.1. Kinh nghiệm của Mỹ
Mỹ là một quốc gia đa sắc tộc rộng lớn nằm giữa lục địa Bắc Mỹ, giáp Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Với vị trí địa lý này, nước Mỹ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành vận tải biển thành một ngành kinh tế mũi nhọn, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc gia.
Khi ngành vận tải biển bước vào giai đoạn suy thoái, để cứu vãn, Mỹ đã thực hiện chương trình tái cơ cấu đi kèm các chính sách hỗ trợ như trợ cấp, ưu đãi thuế, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu để khuyến khích các doanh nghiệp vận tải biển tập trung đóng mới tàu, giảm chi phí, tăng năng suất thông qua áp dụng công nghệ mới nhằm hạ giá cước, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Hiện nay, đội tàu vận tải biển của Mỹ được chia làm 3 nhóm: Đội tàu vận tải quốc tế (viễn dương); Đội tàu vận tải nội địa; Đội tàu vận tải thuộc vùng Ngũ Đại Hồ (Great Lakes). Nhằm khuyến khích sự phát triển của đội tàu biển quốc gia, Chính phủ Mỹ đã chútrọng đến việc tìm kiếm những biện pháp có lợi cho đội tàu quốc gia hoạt động.
Thứ nhất, ưu tiên hàng hóa. Mỹ ưu tiên giành hàng cho đội tàu biển quốc gia song cũng nới lỏng việc quy định các mặt hàng cho các tàu nước ngoài chuyên chở.
Những mặt hàng phục vụ nhu cầu quân sự, hàng của Chính phủ, loại hàng hoá được Chính phủ trợ cấp (hàng nông sản) chỉ dành riêng cho đội tàu quốc gia.
Thứ hai, ưu tiên trợ cấp trực tiếp cho đội tàu quốc gia.
- Đối với các tàu được đóng tại Mỹ, Chính phủ trực tiếp trợ cấp đóng mới và trợ
cấp khai thác cho giai đoạn đầu khi tàu mới đưa vào hoạt động vận tải. Hai khoản trợ cấp này nếu thực hiện đầy đủ thực sự trở thành gánh nặng cho ngân sách quốc gia, vì vậy hai khoản này bị cắt giảm phần nào trong những năm gần đây.
- Thực hiện giảm thuế cho chủ tàu là người Mỹ hoạt động vận tải biển. Chính phủ Mỹ quy định các chủ tàu sẽ không phải nộp thuế thu nhập nếu dùng tiền đó để đổi mới, hoán cải hay đóng mới tàu phục vụ vận tải biển. Nhà nước thành lập Quỹ xây dựng cơ bản và Quỹ dự trữ xây dựng mới để các chủ tàu gửi toàn bộ số tiền thu nhập được vào mục đích đổi mới, hiện đại hoá đội tàu.
- Đối với các chủ tàu chưa đủ vốn để đầu tư, mua sắm trang thiết bị, đổi mới đội tàu, Nhà nước chủ động cho vay vốn để thực hiện mục tiêu trên. Đây là biện pháp gián tiếp khuyến khích phát triển đội tàu. Chính phủ cũng thành lập Quỹ đảm bảo quốc gia nhằm giúp các công dân Mỹ có đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ có thể vay 75- 90% vốn đóng mới phương tiện.
- Chính phủ Mỹ có trách nhiệm bảo hiểm tàu, hàng hoá và con người trước rủi ro do thiên tai và chiến tranh. Chính phủ còn cung cấp tài chính cho công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo nhân lực cho ngành vận tải biển, khoảng 0,5 tỷ USD/năm.
Thứ ba, duy trì hoạt động của đội tàu dự trữ quốc gia vì mục đích quân sự, nhằm đáp ứng đòi hỏi của quốc gia trong tình trạng khẩn cấp. Hiện nay, Mỹ có 85 tàu hiện đại nhất của ngành Vận tải biển nằm trong đội tàu dự trữ. Chi phí để duy trì tình trạng sẵn sàng của lực lượng dự trữ khoảng hơn 4,5 triệu tấn trọng tải này đã là một con số khổng lồ. Riêng việc phòng chống rỉ cho đội tàu dự trữ này đã phải chi 11-15 triệu USD/năm.
Thứ tư, áp dụng biện pháp trừng phạt quốc gia khác. Để tăng sự cạnh tranh vận biển trên phạm vi toàn cầu, ngoài biện pháp giành hàng, giành cảng, trợ cấp cho chi phí khai thác, đóng mới…, Chính phủ Mỹ còn dùng biện pháp trừng phạt các quốc gia có hành động hạn chế tàu Mỹ.
Để nắm được thế chủ động trong cạnh tranh ngày càng ác liệt của ngành Hàng hải quốc tế, Chính phủ Mỹ và các công ty vận tải biển chủ yếu đầu tư các trang thiết bị mới để từng bước hiện đại hoá đội tàu; mặt khác Chính phủ chú trọng việc tuyển chọn đội tàu vàquy mô trọng tải để cạnh tranh và tăng hiệu quả kinh tế, thích ứng với xu thế tàu trọng tải lớn và tàu chuyên chở container đang thịnh hành hiện nay trên trường quốc tế.
Bài học kinh nghiệm
Về phía chiến lược phát triển dài hạn. Từ việc Mỹ lựa chọn duy trì đội tàu hiện đại và tối ưu hóa hiệu quả khai thác thì Việt Nam cần tập trung đóng mới tàu hiện đại, tiết kiệm năng lượng, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào quản lý và khai thác tàu biển.
Về phía Chính phủ. Mỹ đã lựa chọn đưa ra các chính sách nhằm cấp cho nghiên cứu, phát triển công nghệ, hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp vận tải biển. Bài học cho
Việt Nam là cần có chính sách hỗ trợ nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ ứng dụng vào ngành hàng hải cũng như hỗ trợ doanh nghiệp tham gia thị trường quốc tế, kết nối với các hãng tàu lớn trên thế giới.
Về phía doanh nghiệp. Các doanh nghiệp vận tải biển Mỹ đã áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, tối ưu hóa hiệu quả khai thác, quản lý rủi ro. Học hỏi theo đó, doanh nghiệp Việt cần áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, tối ưu hóa hoạt động khai thác tàu biển, nâng cao hiệu quả và giảm thiểu rủi ro cũng như áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, đảm bảo an toàn hàng hải và bảo vệ môi trường.