CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI TÀU BIỂN QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM
2.1. Chính sách quản lý hoạt động phát triển đội tàu biển quốc tế tại Việt
Quốc hội ban hành Bộ Luật Hàng hải Việt Nam 2015 có quy định về ưu tiên phát triển đội tàu vận tải biển thông qua chính sách ưu đãi về thuế, lãi suất vay vốn trong đầu tư phát triển đội tàu và trong hoạt động vận tải biển tại Điều 7- Chương I. Bộ luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài liên quan đến hoạt động hàng hải tại Việt Nam.
Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có văn bản pháp luật quy định các mức ưu đãi. Do đó, Cục Hàng hải Việt Nam kiến nghị các cấp có thẩm quyền cần tiếp tục có các chính sách hỗ trợ chủ tàu Việt Nam phát triển đội tàu hàng rời, tổng hợp có trọng tải lớn, tuổi tàu thấp để thay thế dần các tàu nhỏ, cũ hiện nay. Cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với chủ tàu thay thế tàu cũ của mình hiện có bằng tàu biển mới dưới 15 tuổi hoặc có trọng tải lớn hơn hoặc tính năng chuyên dụng. Đặc biệt, miễn thuế nhập khẩu và miễn giảm 50% phítrọng tải trong thời gian 5 năm khi chủ tàu mua và khai thác tàu container từ
1.500 TEU trở lên hoặc tàu chạy bằng năng lượng sạch và các tàu chở năng lượng sạch. Miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng 10 năm đối với các doanh nghiệp logistics của Việt Nam có sản lượng container xuất, nhập khẩu hằng tháng từ 500 TEU trở lên…
Về chính sách hỗ trợ vốn đầu tư, các doanh nghiệp VTB Việt Nam được vay vốn tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam để phát triển đội tàu. Theo Quyết định 117/2000/QĐ-TTg ngày 10/10/2000, các dự án đóng mới tàu trong nước được vay ưu đãi từ quỹ này với mức vay 85% tổng mức đầu tư, lãi suất 3%/năm, đã tạo điều kiện thuận lợi phát triển đội tàu, nhưng cho đến 01/4/2004 với Nghị định 106/2004/NĐ-CP mức vốn cho vay đầu tư do Quỹ hỗ trợ phát triển quyết định đối với từng dự án, tối đa bằng 70% tổng số vốn đầu tư của dự án, thời hạn tối đa không quá 12 năm và lãi suất cho vay đầu tư tương đương 70% lãi suất cho vay trung dài hạn bình quân của các ngân hàng thương mại nhà nước.
2.1.2. Chính sách hỗ trợ công nghệ
Quyết định 4146/QĐ-BGTVT năm 2015 phê duyệt Quy hoạch phát triển đội tàu vận tải thủy nội địa giai đoạn 2015 – 2020 và định hướng đến năm 2030 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải tại Điều 1 đề ra việc xây dựng và hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế kỹ thuật chuyên ngành trong các lĩnh vực khảo sát, thiết kế, thi công, nghiệm thu, duy tu, bảo trì kết cấu hạ tầng đường thủy
nội địa. Phối hợp với các ngành vận tải khác áp dụng các phương thức vận tải tiên tiến, đặc
biệt là vận tải đa phương thức. Áp dụng hiệu quả công nghệ thông tin vào các khâu quản lý, điều hành và khai thác giao thông vận tải đường thủy nội địa.
Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
2.1.3. Chính sách đăng ký tàu biển
Các tàu biển thuộc quyền sở hữu của tổ chức, cá nhân Việt Nam được đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển tàu biển quốc gia Việt Nam bao gồm đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam và đăng ký quyền sở hữu tàu biển đó hoặc chỉ đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam. Tàu biển thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài, tàu biển nước ngoài do tổ chức, cá nhân Việt Nam thuê theo hình thức thuê tàu trần, thuê mua tàu nếu có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam: tàu không còn mang đăng ký tàu biển nước khác, tàu đã được cơ quan đăng kiểm Việt Nam hoặc cơ quan đăng kiểm tàu biển có thẩm quyền kiểm tra, phân cấp tàu, đo dung tích và cấp các giấy chứng nhận cần thiết tương ứng với cấp tàu, loại tàu và mục đích sử dụng. Nếu là tàu cũ mua của nước ngoài, lần đầu tiên đăng ký hoặc tái đăng ký tại Việt Nam thì không được quá 15 tuổi, trường hợp đặc biệt phải được Chính phủ cho phép.
Tàu biển thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân Việt Nam được đăng ký mang cờ quốc tịch nước ngoài cũng đã mở ra cơ hội mở rộng thị trường, tiếp cận nhiều hơn với nguồn hàng hoá xuất nhập khẩu của các nước. Thực chất là thực hiện chính sách "cờ thuận tiện”. Hiện nay, số tàu Việt Nam đăng ký mang cờ quốc tịch nước ngoài đã có nhưng không đáng kể, các tàu này tuy không trực tiếp đóng góp tạo lên TPVT của đội tàu biển Việt Nam nhưng về lâu dài sẽ tạo nên tiềm lực cho đội tàu biển nước ta. Vì vậy, trong công tác quản lý nhà nước cũng nên có sự nắm bắt thống kê các tàu này.
Các tàu biển đang đóng (có hợp đồng đóng tàu hoặc hợp đồng mua bán tàu biển đang đóng; tàu có tên gọi riêng được cơ quan đăng kiểm Việt Nam chấp nhận; tàu đã được đặt sống chính) có quyền được đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia. Thời gian để đóng một con tàu không phải là ngắn có thể đến cả năm, chính sách cho phép đăng ký đối với tàu đang đóng không chỉ phù hợp với luật pháp quốc tế mà còn tạo thuận lợi cho các chủ tàu đang đóng có thể thế chấp khi cần thiết, chủ động trong hoạt động của doanh nghiệp.
14.000
12.35012.434
12.000
10.350
10.000 9.193
8.521
8.000 7.373 7.768 8.026 8.240
7.527 7.615 6.414
6.000 5.289 5.718
4.504 4.785 4.944 5.150
4.000
2.000 1.761 1.8001.791 1.831 1.864 1.914 1.945 1.980 1.973 0
2015 Số lượng
2016 2017201820192020202120222023