Các nhân tố ảnh hưởng tới thị phần đội tàu biển

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI TÀU BIỂN QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM (Trang 29 - 38)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG VỀ ĐỘI TÀU BIỂN QUỐC TẾ

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới thị phần đội tàu biển

Khi đề cập đến đội tàu biển quốc gia cần phải đề cập đến các doanh nghiệp vận tải biển, vì các tàu thuộc đội tàu biển quốc gia đều phải trực thuộc sở hữu và chịu sự

quản lý điều hành của một trong các doanh nghiệp vận tải biển (DN.VTB). Với đặc thù của vận tải biển, vận dụng nguyên lý mô hình môi trường kinh doanh kinh tế vi mô của Michael.E.Porter vào hoạt động vận tải biển, xác lập được mô hình môi trường kinh doanh của DN.VTB như sau:

H ình 1.2. Môhình môi trường kinh doanh của doanh nghiệp vận tải biển

• Nhóm doanh nghiệp vận tải biển DN.VTB: đội tàu biển - cơ sở vật chất nòng cốt của doanh nghiệp, phương thức tổ chức khai thác kinh doanh, chính sách về tàu biển…

• Nhóm các doanh nghiệp hỗ trợ (trực tiếp):

- Doanh nghiệp cảng biển - DN.CB: khả năng giải phóng tàu -năng suất xếp dỡ, trang thiết bị xếp dỡ, các chính sách về cảng biển….

- Doanh nghiệp dịch vụ hàng hải - DN.DVHH: thời gian, chất lượng dịch vụ, chính sách về dịch vụ hàng hải…

• Nhóm các yếu tố đầu vào: vốn, công nghệ, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng cho hoạt động vận tải biển…Nguồn lực cung cấp cho hoạt động vận tải biển về cơ bản bao gồm: đội ngũ thuyền viên cung cấp cho đội tàu, các cán bộ khai thác làm việc tại các DN.VTB, DN.CB, nguồn lực phục vụ cho hoạt động của hệ thống DN.DVHH.

• Nhóm yếu tố về cầu: Nhu cầu hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển Ngoài bốn yếu tố quyết định chính này, còn bao gồm hai yếu tố quyết định bổ sung là chính phủ và cơ hội.

• Chính phủ có thể ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh quốc tế của một quốc gia thông qua viện trợ, xuất khẩu/nhập khẩu và đầu tư.

• Cơ hội đề cập đến các sự kiện ngẫu nhiên có thể ảnh hưởng đến các vị thế đã được thiết lập trên thị trường. Những điều này thường nằm ngoài tầm kiểm soát của

một quốc gia hoặc tổ chức và bao gồm thiên tai, phát minh đột phá hoặc sự thay đổi đột ngột trên thị trường quốc tế.

1.3.1. Nhóm yếu tố về cầu

Sự tăng trưởng hoặc suy giảm trong nhu cầu vận chuyển hàng hóa trên thị trường quốc tế ảnh hưởng đến lượng hàng hóa cần vận chuyển bằng đường biển. Tăng trưởng trong nhu cầu vận chuyển tạo ra cơ hội cho các đội tàu biển mở rộng thị phần của họ.

Thứ nhất, tình hình xuất nhập khẩu của các quốc gia và khu vực ảnh hưởng đến cầu vận chuyển biển. Mức độ hoạt động thương mại quốc tế quyết định lượng hàng hóa cần vận chuyển qua biển và do đó ảnh hưởng đến sự cạnh tranh giữa các đội tàu biển. Tại Việt Nam, năm 2022 kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 751,5 tỷ USD, tăng 10,5% so với năm 2021. Lượng hàng hóa xuất nhập khẩu tăng cao đã thúc đẩy nhu cầu vận tải biển, tạo cơ hội cho các đội tàu biển mở rộng thị phần.

Thứ hai, tình hình kinh tế toàn cầu đóng vai trò quan trọng trong việc định hình nhu cầu vận chuyển biển, các yếu tố như tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát và biến động tỷ giá hối đoái có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển.

Thứ ba, sự biến động trong các ngành công nghiệp khác nhau cũng có thể ảnh hưởng đến nhu cầu vận chuyển biển. Phải kể đến như sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất, công nghiệp năng lượng, và ngành công nghệ thông tin có thể tạo ra nhu cầu vận chuyển hàng hóa đặc biệt, nhu cầu vận chuyển hàng hóa tăng cung cấp cơ hội cho các đội tàu biển mở rộng hoặc duy trì thị phần của họ.

1.3.2. Nhóm yếu tố doanh nghiệp vận tải biển

Trong ngành vận tải biển, cơ sở vật chất nòng cốt là yếu tố quyết định giúp các đội tàu biển xây dựng và duy trì thị phần của mình. Các đội tàu biển với quy mô lớn và đa dạng về loại hình tàu có thể cung cấp dịch vụ vận chuyển linh hoạt và đa dạng, thu hút nhiều khách hàng từ nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Các đội tàu biển đầu tư vào tàu mới và hiện đại có thể tiết kiệm 30% chi phí nhiên liệu so với tàu cũ. Tàu mới và hiện đại không chỉ có hiệu quả về năng lượng mà còn ít gặp sự cố hơn, tạo niềm tin từ khách hàng và giúp duy trì hoặc tăng thị phần.

Cách tổ chức khai thác kinh doanh của đội tàu biển quyết định sự linh hoạt và hiệu quả của họ trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Các quy trình vận hành được tối ưu hóa tăng cường khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng, từ việc đặt chỗ đến việc xử lý hàng hóa và giao hàng như Hapag-Lloyd, đội tàu container lớn thứ năm thế giới, đã triển khai hệ thống quản lý chuỗi cung ứng SAP S/4HANA để tối ưu hóa quy trình vận hành, giúp giảm thời gian xử lý hàng hóa tại cảng xuống 20%. Việc quản lý rủi ro hiệu quả trong việc dự báo và đối phó với các vấn đề cản trở tàu biển hoặc thất thoát hàng hóa giúp giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực đến dịch vụ và thị phần.

Chính sách về giá cước và dịch vụ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến thị phần của các đội tàu biển. Chính sách giá cước cạnh tranh và linh hoạt giúp thu hút và duy trì khách hàng. Một chính sách giá cước có tính đến hiệu suất và giá trị dịch vụ tạo ra một sự cân bằng hợp lý giữa thu nhập và sự hài lòng của khách hàng. Cam kết về chất lượng dịch vụ, an toàn hàng hải và thời gian giao hàng chính xác tạo sự tin tưởng từ khách hàng và làm tăng thị phần.

1.3.3. Nhóm các doanh nghiệp hỗ trợ (trực tiếp)

Nhóm các doanh nghiệp hỗ trợ trực tiếp, bao gồm doanh nghiệp cảng biển (DN.CB) và doanh nghiệp dịch vụ hàng hải (DN.DVHH), có một vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến thị phần của các đội tàu biển.

Doanh nghiệp cảng biển (DN.CB)

Doanh nghiệp cảng biển đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động vận tải biển diễn ra một cách suôn sẻ và hiệu quả. Khả năng giải phóng tàu và năng suất của cảng biển ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các đội tàu biển. Các cảng biển được trang bị các thiết bị xếp dỡ hiện đại và quy trình xếp dỡ hiệu quả giúp tàu biển tiết kiệm thời gian và chi phí và giảm thiểu thời gian rảnh hàng tàu.

Cảng Cái Lân, cảng container lớn thứ hai Việt Nam, đã đầu tư vào hệ thống cẩu giàn STS Panamax hiện đại nhất Việt Nam, giúp tăng năng suất xếp dỡ hàng hóa lên 30%.

Cảng Sài Gòn, cảng tổng hợp lớn nhất Việt Nam, đã áp dụng hệ thống quản lý xếp dỡ hàng hóa TOS, giúp giảm thời gian chờ đợi của tàu biển xuống 20%.

Ngoài ra, chính sách của cảng biển về cước phí, quy trình xếp dỡ và tiêu chuẩn an toàn cũng tạo ra một sự ảnh hưởng đáng kể đến sự lựa chọn của các đội tàu biển về việc sử dụng cảng biển nào cho hoạt động vận chuyển của họ. Ví dụ như cảng Singapore, một trong những cảng biển sầm uất nhất thế giới, áp dụng mức giá cước cạnh tranh và quy trình xếp dỡ hàng hóa hiệu quả, thu hút được hơn 30 triệu TEU hàng hóa mỗi năm.

Doanh nghiệp dịch vụ hàng hải (DN.DVHH)

Doanh nghiệp dịch vụ hàng hải cung cấp các dịch vụ quan trọng để hỗ trợ hoạt động vận tải biển của các đội tàu biển. Thời gian và chất lượng dịch vụ của họ trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu suất vận chuyển và hài lòng của khách hàng. Các doanh nghiệp dịch vụ hàng hải cung cấp các dịch vụ như vận tải, xếp dỡ và lưu kho hàng hóa.

Sự chính xác và tính chất lượng của các dịch vụ này đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng hàng hóa được vận chuyển đúng hẹn và an toàn.

Ngoài ra, các chính sách về giá cước, điều kiện thanh toán và cam kết về chất lượng dịch vụ cũng tạo ra sự ảnh hưởng đáng kể đối với quyết định của các đội tàu biển về việc hợp tác với các doanh nghiệp dịch vụ hàng hải.

1.3.4. Nhóm các yếu tố đầu vào Vốn

Vốn là yếu tố cơ bản quyết định sự phát triển của các đội tàu biển. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, tổng vốn đầu tư vào ngành vận tải biển toàn cầu đạt 1,3 nghìn tỷ USD vào năm 2022. Sự có mặt của vốn đầu tư không chỉ cung cấp nguồn lực tài chính để mua sắm và duy trì tàu, mà còn giúp tạo ra cơ hội để nâng cấp công nghệ, cải thiện dịch vụ và mở rộng quy mô hoạt động. Quy mô và khả năng linh hoạt của vốn ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh và thị phần của các đội tàu biển.

Công nghệ

Công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa hoạt động vận tải biển và tạo ra lợi thế cạnh tranh. Công nghệ tiên tiến như hệ thống theo dõi tàu biển, tự động hóa quy trình vận hành và hệ thống quản lý vận tải thông minh:

- Hệ thống theo dõi tàu biển giúp giảm thiểu nguy cơ tai nạn và tăng hiệu quả vận hành. Theo một nghiên cứu của Lloyd's Register, việc sử dụng hệ thống theo dõi tàu biển có thể giúp giảm thiểu chi phí nhiên liệu lên 10%.

- Hệ thống tự động hóa quy trình vận hành giúp giảm thiểu chi phí nhân công và tăng cường hiệu quả hoạt động. Theo một nghiên cứu của McKinsey, việc tự động hóa quy trình vận hành có thể giúp giảm thiểu chi phí nhân công lên 25%.

Các đội tàu biển sử dụng công nghệ hiện đại có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh trong việc thu hút khách hàng và duy trì thị phần.

Nguồn nhân lực

Đội ngũ thuyền viên và nhân viên khai thác là những nguồn lực quan trọng cung cấp cho hoạt động vận tải biển. Thuyền viên có trình độ và kinh nghiệm cao đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và hiệu quả cho hoạt động vận hành tàu.

Một nghiên cứu của Lloyd's Register cho thấy rằng 80% các vụ tai nạn hàng hải là do lỗi của con người. Việc tuyển dụng và đào tạo thuyền viên có trình độ và kinh nghiệm sẽ giảm thiểu nguy cơ tai nạn và tăng hiệu quả hoạt động.

Ngoài ra, cán bộ khai thác làm việc tại các doanh nghiệp vận tải biển, cảng biển và các doanh nghiệp dịch vụ hàng hải cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ chất lượng và hỗ trợ cho hoạt động vận tải biển. Đầu tư vào việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực sẽ nâng cao kỹ năng và kiến thức cho thuyền viên. Việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cần tập trung vào các lĩnh vực như an toàn hàng hải, bảo vệ môi trường, vận hành tàu và dịch vụ khách hàng nhờ vào đó nâng cao thị phần của họ.

Cơ sở hạ tầng

Các cảng biển hiện đại, có trang thiết bị xếp dỡ và hệ thống logistics phát triển giúp tối ưu hóa quy trình xếp dỡ và giao nhận hàng hóa. Cảng Cái Mép - Thị Vải

(CMTV) là cảng biển hiện đại nhất Việt Nam với hệ thống cầu cảng tự động, trang thiết bị tiên tiến và năng lực xếp dỡ container lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Nhờ hệ thống cầu cảng tự động, thời gian xếp dỡ hàng hóa tại CMTV chỉ bằng 1/3 so với các cảng khác trong khu vực, giúp các hãng tàu tiết kiệm chi phí và thời gian vận chuyển.

Nhờ vậy, CMTV đã thu hút nhiều hãng tàu lớn như Maersk, CMA CGM, MSC, v.v.

và trở thành một trong những cảng biển container sôi động nhất khu vực.

Một cơ sở hạ tầng vận tải biển phát triển tạo ra điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các đội tàu biển và giúp tăng cường thị phần của họ trong ngành. Hệ thống kết nối đa phương thức của cảng Rotterdam (Hà Lan) giúp kết nối với các khu vực kinh tế trọng điểm của châu Âu, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vận tải biển mở rộng thị trường sang các khu vực lân cận.

1.3.5. Chính phủ

Quản lý nhà nước về kinh tế trong bối cảnh hiện nay lànhân tố cơ bản quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia. Cạnh tranh giữa các hãng tàu nhằm dành cho mình thì phần lớn hơn là đặc trưng cơ bản của hoạt động kinh tế thị trường vận tải biển quốc tế. Vận tải biển là khâu hoạt động trọng yếu của ngành hàng hải có tác động tích cực đến TPVT. Để thúc đẩy vận tải biển phát triển, tăng TPVT, nhà nước luôn giữ vị trí đặc biệt quan trọng có vai trò tác động quyết định đến sự phát triển vận tải biển quốc gia, tăng cao TPVT, được thể hiện thông qua các chức năng sau đây:

- Hoạch định chiến lược, quy hoạch để tạo định hướng phát triển - Tổ chức, điều hành hoạt động hàng hải quốc gia

- Tạo môi trường pháp lý khuôn khổ cho hoạt động hàng hải quốc gia phát triển chủ yếu thông qua: thiết lập khung pháp luật về kinh tế, tạo lập hệ thống pháp luật hàng hải quốc gia; tham gia các công ước quốc tế liên quan đến lĩnh vực hàng hải, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động hàng hải quốc gia, ký kết hiệp định hàng hải với các nước

- Tạo môi trường chính sách thuận lợi phát triển ngành hàng hải quốc gia như:

thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập về vận tải biển

- Đảm bảo cơ sở vật chất kỹ thuật cho vận tải biển quốc gia phát triển đặc biệt là đội tàu, cảng biển

- Thực hiện quá trình kiểm soát 1.3.6. Cơ hội

Thứ nhất, cơ hội mở rộng thị trường vào các khu vực mới hoặc các tuyến đường vận tải biển mới tạo ra cơ hội tăng thị phần. Ví dụ, việc mở rộng vào các thị trường phát triển nhanh như các quốc gia BRICS (Brazil, Russia, India, China, South Africa) hoặc các quốc gia ASEAN có thể mang lại cơ hội lớn cho các đội tàu biển.

Thứ hai, cơ hội tăng cường dịch vụ và chất lượng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng giúp các đội tàu biển thu hút và giữ chân khách hàng, đồng thời tăng thị phần.

Các

dịch vụ cải thiện như theo dõi hàng hóa, thông tin vận chuyển và dịch vụ khách hàng tốt hơn có thể làm tăng giá trị đối với khách hàng.

Thứ ba, cơ hội hợp tác và liên kết với các đối tác khác trong ngành vận tải biển, bao gồm các đối tác vận chuyển, cảng biển và nhà máy tàu biển, phát triển dịch vụ tài chính như dịch vụ bảo hiểm hàng hóa và tài chính vận tải biển tạo ra cơ hội bổ sung thu nhập và tăng khả năng cạnh tranh của các đội tàu biển.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI TÀU BIỂN QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM (Trang 29 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w