Mối quan hệ giữa phát triển đội tàu biển quốc tế với hoạt động ngoại thương

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI TÀU BIỂN QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM (Trang 38 - 42)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG VỀ ĐỘI TÀU BIỂN QUỐC TẾ

1.4. Mối quan hệ giữa phát triển đội tàu biển quốc tế với hoạt động ngoại thương

thương có mối quan hệ chặt chẽ, khăng khít với nhau, có tác dụng thúc đẩy nhau cùng phát triển. Đội tàu biển là tiền đề, là nền tảng để buôn bán quốc tế phát triển do phần lớn hàng hoá ngoại thương của các nước có lợi thế hàng hải đều sử dụng phương thức vận chuyển này. Ngược lại, khi buôn bán quốc tế phát triển lại tạo ra yêu cầu để thúc đẩy vận tải biển và tạo nguồn vốn đầu tư mạnh mẽ vào đội tàu biển. Đội tàu biển phát triển làm cho giá thành vận chuyển hạ, tạo điều kiện để nhiều mặt hàng giá trị thấp có thể tham gia buôn bán quốc tế.

1.4.1. Phát triển đội tàu biển tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngoại thương Lợi ích của vận tải biển trong đó có đội tàu biển mang lại được thể hiện qua các mặt về kinh tế- xã hội- chính trị và ngoại giao. Sở dĩ ngành vận tải biển liên quan đến nhiều mặt như vậy vì nó không đơn giản chỉ tác động vào kinh tế thông qua ngoại thương mà còn thể hiện tiềm lực của quốc gia so với các nước trên thế giới, đồng thời cũng tạo ra sự vững chắc trong các hoạt động liên quan đến chủ quyền biển đảo. Trong ngoại thương, các nhà chuyên môn kết luận, một đội tàu biển mạnh sẽ đem lại nhiều lợi ích như tạo nguồn thu ngoại tệ, cân bằng cán cân thanh toán quốc tế, giải quyết việc làm, tăng cường thương mại quốc tế, nâng cao vị thế của quốc gia trên trường quốc tế.

Đội tàu biển phát triển sẽ dẫn tới tăng thị phần vận chuyển hàng hoá cho ngành vận tải. Nếu nhìn vào các quốc gia có đội tàu biển mạnh ta sẽ thấy, phần lớn các hoạt động ngoại thương của họ sẽ là mua FOB bán CIF, các hoạt động vận chuyển đường biển sẽ do doanh nghiệp của quốc gia đó đảm nhận, hàng hoá sẽ đi bằng tàu của họ. Vì thế, phát triển đội tàu biển sẽ giúp thị phần vận tải của quốc gia đó tăng cao.

Theo sau việc tăng thị phần vận tải quốc tế cho các quốc gia, việc phát triển đội tàu biển sẽ tăng thu, giảm chi ngoại tệ, góp phần tích cực bảo vệ cán cân thanh toán quốc tế. Nếu đội tàu biển không đáp ứng được nhu cầu vận chuyển quốc tế thì các doanh nghiệp buộc phải thuê những hãng vận chuyển nước ngoài, do đó tốn một lượng lớn ngoại tệ cho hoạt động này. Sự thiếu hụt trong cán cân xuất nhập khẩu các sản

phẩm vận tải có thể làm cho cán cân thương mại và thanh toán quốc tế xấu đi. Ngược lại, sự

dư thừa trong cán cân thanh toán về dịch vụ vận tải có thể bù đắp một phần thiếu hụt trong cán cân mậu dịch nói riêng và cán cân thanh toán quốc tế nói chung.

Đội tàu biển phát triển mạnh sẽ tác động trực tiếp vào thị trường, làm giảm cước vận tải. Khi các quốc gia có đủ năng lực thực hiện các hoạt động vận tải quốc tế phức tạp, các doanh nghiệp ngoại thương sẽ không phải phụ thuộc hoàn toàn vào đội tàu nước ngoài, không bị ép giá, thiếu nguồn cung... Mặt khác ngành vận tải biển có thể tận dụng lợi thế kinh tế nhờ quy mô và các nguồn lực sẵn có trong nước để cung cấp dịch vụ với chi phí bỏ ra thấp hơn đáng kể so với thuê ngoài. Giá cước vận chuyển giảm và ổn định sẽ khích lệ các doanh nghiệp ngoại thương gia tăng buôn bán quốc tế và tìm kiếm thêm nhiều đối tác tiềm năng trên thị trường toàn cầu.

Ngược lại, khi đội tàu biển phát triển chậm, không bắt kịp với nhu cầu của các hoạt động ngoại thương sẽ khiến các doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá xuất nhập khẩu gặp phải không ít trở ngại về chi phí và thời gian. Trong đại dịch Covid 19, sự khan hiếm tàu biển đã đẩy giá cước vận tải của các quốc gia lên rất cao, tuy nhiên vẫn khó khăn trong việc tìm được tàu để xuất khẩu. Chính bởi lẽ đó, việc đội tàu biển nâng cấp và hoàn thiện sẽ hỗ trợ đắc lực cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá của mỗi quốc gia.

1.4.2. Hoạt động ngoại thương là động lực để phát triển đội tàu biển

Thực tế cho thấy, vận tải biển chiếm tỉ lệ chuyên chở lên tới 80% tổng khối lượng của tất cả phương thức vận chuyển hàng hóa trên toàn thế giới. Ngành vận tải biển đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội của các quốc gia nói chung và hoạt động ngoại thương nói riêng.

Khi nền kinh tế khó khăn, xuất nhập khẩu giảm mạnh, hoạt động của đội tàu biển sẽ bị tác động nặng nề. Thực tế thị trường cho thấy, vận tải container năm 2024 tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn do suy thoái kinh tế. Nguồn hàng giảm, lạm phát tăng cũng như tốc độ phát triển kinh tế toàn cầu giảm khiến sức mua của các thị trường lớn như châu Âu và châu Mỹ giảm. Giá cước container diễn biến bấp bênh và suy giảm suốt phần lớn thời gian năm 2023 và chưa có dấu hiệu ổn định. Trong bối cảnh nhu cầu vận tải tăng trưởng thấp, số lượng tàu đóng mới tăng nhanh chóng, tình trạng tắc nghẽn giảm, thị trường có thể dư nguồn cung tàu. Nhiều hãng phải cắt giảm chi phí hoạt động để duy trì đội tàu ( Như hãng tàu Cosco phải giảm 37% chi phí so với năm 2022). Ngược lại khi kinh tế phục hồi, hoạt động xuất nhập khẩu tăng lên, nhu cầu về đội tàu biển cũng theo đó mà khởi sắc. Lại lấy ví dụ về Việt Nam. Trong hai tháng đầu năm 2024, xuất khẩu tăng 19,2%, nhập khẩu tăng 18% đã mở ra triển vọng tích cực cho nhóm doanh nghiệp vận tải biển nói riêng và đội tàu biển nói chung. Hãng tàu Hải An nổi tiếng của Việt Nam dự kiến sẽ thêm 3 tàu container đóng mới trong năm 2024,

đồng thời tìm kiếm các nhà đầu tư mới, phấn đầu tăng sản lượng vận tải nước ngoài lên 30-40% tổng sản lượng vận tải hàng năm của đội tàu.

Nhiều quốc gia có hoạt động ngoại thương phát triển đều có xu hướng gia nhập vào các tổ chức toàn cầu như WTO, OECD, các tổ chức kinh tế quốc tế khác và tham gia nhiều hiệp định tự do thương mại như AFTA, ACFTA, AKFTA,...Điều này không chỉ giúp gia tăng lượng hàng hoá giao thương, tạo nguồn hàng cho đội tàu biển hoạt động giữa các quốc gia mà còn tạo điều kiện để học tập và trao đổi công nghệ, kỹ thuật, trong đó có các công nghệ về hàng hải. Đội tàu biển của quốc gia đó có thể ứng dụng những công nghệ tiên tiến trong việc nâng cấp trang thiết bị, cải tiến quy trình hoạt động để xây dựng một đội tàu biển lớn mạnh và hiện đại. Việc mở rộng giao thương

quốc tế, bên cạnh những tác động tích cực thì nó còn làm gia tăng cạnh tranh giữa các đội tàu biển của các quốc gia khác nhau. Cạnh tranh trong ngành vận tải biển quốc tế tạo một áp lực cho đội tàu biển quốc gia phải phát triển để theo kịp thị trường. Nếu không họ có thể mất đi một lượng khách hàng lớn trong nước và dễ dàng bị “vượt mặt” bởi những hãng tàu nước ngoài trên chính quê hương mình.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI TÀU BIỂN QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w