Môi trường ở An Giang ngày càng chịu nhiều sức ép từ phát triển kinh tế, gia tăng dân số, đô thị hóa, phát triển công nghiệp và nông nghiệp. Các chất ô nhiễm có nguồn gốc từ chất thải công nghiệp, sinh hoạt và đặc biệt là từ hoạt động sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản có chiều hướng gia tăng.
Kết quả quan trắc hiện trạng môi trường tỉnh An Giang thời kỳ 2016-2020 cho thấy:
- Môi trường nước:
15
Diễn biến chất lượng nước mặt sông Tiền, sông Hậu, kênh rạch nội đồng đều bị ô nhiễm bởi hàm lượng chất rắn lở lửng, chất hữu cơ và vi sinh dưới sự tác động của các hoạt động sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ, rời rạc, dân cư sống ven nguồn nước. Chất lượng nước mặt sông Tiền và kênh rạch nội đồng dao động từ mức xấu - phù hợp sử dụng cho giao thông thủy và các mục đích tương đương khác đến mức tốt – phù hợp cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp. Chất lượng nước sông Hậu dao động từ mức xấu - phù hợp sử dụng cho giao thông thủy và các mục đích tương đương khác đến mức trung bình – phù hợp cho mục đích tưới tiêu và các mục đích tương đương khác. Chất lượng nước mặt hồ, búng dao động từ mức kém – nước bị ô nhiễm nặng cần các biện pháp xử lý trong tương lai đến mức tốt – phù hợp cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp.
Diễn biến chất lượng nước mặt khu vực bị tác động đến khu đô thị, khu kiểm soát lũ Bắc Vàm Nao dao động từ mức kém đến mức tốt. Nước mặt tại khu vực chịu tác động từ các khu, cụm công nghiệp và du lịch dao động từ mức xấu đến mức tốt. Riêng khu vực chịu tác động bởi nuôi trồng thủy sản có mức dao động từ xấu đến rất tốt.
Chất lượng nước dưới đất trong giai đoạn 2016-2020 có dấu hiệu ô nhiễm bởi TDS, độ cứng tổng số, Amoni và Coliform. Một số vị trí có nhiễm Fe và Mn, do đó cần có biện pháp xử lý nước phù hợp với mục đích sử dụng để đảm bảo sức khỏe.
- Môi trường không khí:
Chất lượng môi trường không khí trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020 chịu tác động bởi các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, du lịch và thương mại, sinh hoạt của con người… Hiện trạng môi trường không khí nền chỉ có giá trị tiếng ồn vượt nhẹ ở một vài thời điểm, các thông số khác đều nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn. Các vị trí quan trắc không khí chịu tác động từ khu đô thị, khu công nghiệp, giao thông và khu du lịch đều bị ô nhiễm bởi tiếng ồn, một vài thời điểm có dấu hiệu ô nhiễm bụi (TSP), các thông số còn lại đều đạt quy chuẩn. Không khí tại khu vực chịu tác động từ các bãi rác và khu vực hố chôn lấp heo bị mắc bệnh dịch tả heo Châu Phi không có thông số nào vượt quy chuẩn.
- Môi trường đất:
Trong giai đoạn 2016-2020, cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng giảm diện tích, trồng lúa kém hiệu quả, tăng diện tích trồng màu và cây ăn trái, sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng tác động đến cấu trúc đất và thành phần dinh dưỡng của đất.
Một số nguyên nhân tự nhiên dẫn đến suy thoái đất có thể kể đến như hiện tượng sạt lở bờ sông, ngập lụt vào mùa lũ, các khu vực núi đá sườn dốc (Tri Tôn, Tịnh Biên, Thoại Sơn, Châu Đốc) mùa mưa dòng chảy làm mất dinh dưỡng của
16
đất, xói mòn và bạc màu đất. Đối với vùng đất nhiễm phèn do dòng nước chứa vật liệu phèn vào mùa lũ, mùa khô hạn, đất bị mất cân bằng nước, phèn sâu theo nước mao quản bốc hơi và tích lũy trên mặt đất gây nhiễm phèn đất tầng mặt.
Một số hoạt động góp phần làm suy thoái đất như thâm canh, tăng vụ, lạm dụng phân bón hóa học, xử lý rơm rạ sau thu hoạch và quá trình cơ giới hóa làm cấu trúc đất bị tác động, tăng tích tụ khoáng sét ở tầng dưới làm cản trở sự trao đổi chất giữa các tầng và cây trồng. Đê bao ngăn lũ góp phần ổn định sản xuất, bảo vệ tài sản, nhà cửa và tính mạng con người trong mùa lũ nhưng đây cũng là những vị trí có tỷ lệ bị thoái hóa đất cao hơn so với khu vực ngoài đê canh tác lúa 2 vụ.
Tại các khu vực trồng màu pH đất từ gần trung tính đến chua ít, hàm lượng đạm từ trung bình đến giàu, hàm lượng lân tổng số từ khá đến giàu, kali tổng số thì rất nghèo, không phát hiện có các kim loại nặng khác ngoại trừ As phát hiện tại An Phú với hàm lượng rất thấp so với quy chuẩn. Dư lượng thuốc BVTV cũng không phát hiện trong đất tại các khu vực trồng màu. Tại khu vực đất trồng lúa, pH đất dao động từ chua ít đến gần trung tính, đạm từ trung bình đến giàu, lân từ khá đến giàu, kali rất nghèo, các kim loại nặng đều nằm trong giới hạn cho phép và không phát hiện dư lượng thuốc BVTV. Tại khu vực trồng tràm thì pH đất ở mức chua ít, giàu nitơ, phosphor nhưng rất nghèo kali.
- Đa dạng sinh học:
An Giang có đa dạng các hệ sinh thái (HST) đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa như HST rừng, HST đất ngập nước và có sự đa dạng về loài và nguồn gen.
HST rừng thường xanh nửa rụng lá ghi nhận sự đa dạng về số lượng thực vật thuộc ngành Ngọc lan (Bí tử), ít nhất là ngành Hạt trần (Khỏa tử) và các loài nấm lớn với 2 lớp, 5 bộ, 8 họ và 17 loài. HST rừng tràm, không có sự đa dạng về các loài thực vật, chủ yếu phong phú và đa dạng về hệ động vật và chim, nhưng đang có dấu hiệu suy giảm.
Đối với HST đất ngập nước, diện tích các HST này đa suy giảm từ 14 khu còn 03 HST đất ngập nước bao gồm: HST đất ngập nước lòng hồ Tân Trung, HST đất ngập nước khu đất trũng Phú Hội, HST đất ngập nước Búng Bình Thiên. Tất cả các HST này không có sự đa dạng về loài thuộc hệ thực vật, chủ yếu đa đạng loài thủy sản bản địa và nhuyễn thể. Các hệ sinh thái đất ngập nước khác cũng chưa cho thấy được sự đa dạng về loài và nguồn gen.
Một số loài thuộc danh mục bảo tồn cấp quốc tế (Giang Sen ở khu vực rừng tràm Trà Sư) đang có sự suy giảm về số lượng cá thể. Các thú hoang dã quý hiếm nằm trong Sách Đỏ của Việt Nam (2007) và Thế giới (IUCN-2014), không phải loài bản địa như Khỉ đuôi lợn – Macaca leonina (núi Cấm) và Khỉ mặt đỏ – Macaca arctoides (núi Cô Tô), Vọoc bạc Đông Dương… Hiện nay ghi nhận được 04 quần thể còn tồn tại với số lượng cá thể nhỏ.
17
Bên cạnh các loài quý hiếm, An Giang đặc trưng bởi sự đa dạng về nguồn gen và giống thủy sản, có 7/74 loài nằm trong Sách Đỏ Việt Nam là loài bản địa, được thuần hoá, nuôi mật độ lớn (cá hô, cá lăng, cá lóc bông). Thành phần loài lưỡng cư và bò sát tại An Giang là khá phong phú, trên một khía cạnh nào đó, nhóm côn trùng - lưỡng cư - bò sát có quan hệ mật thiết với nhau bởi chuỗi và lưới thức ăn.