III. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT
3. Giảm lượng phù sa dẫn tới sạt lở bờ sông, giảm đa dạng sinh học, giảm màu của đất, giảm năng suất nông nghiệp
Theo kết quả quan trắc, toàn tỉnh có 53 đoạn sông, kênh, rạch cảnh báo sạt lở, với tổng chiều dài 171.580m. Trong đó có 6 đoạn được cảnh báo ở mức độ đặc biệt nguy hiểm; 42 đoạn ở mức độ nguy hiểm, 5 đoạn ở mức độ bình thường.
Trong đó, cảnh báo mức độ đặc biệt nguy hiểm đối với 06 đoạn có nguy cơ xảy ra sạt lở rất cao và mức độ ảnh hưởng, thiệt hại lớn: (1) Đoạn Sông Hậu chảy qua xã Châu Phong, Tx. Tân Châu: dài 6.900m, trong đó sạt lở mạnh thuộc 2 ấp Vĩnh Tường 1 và Vĩnh Lợi 2, dài 4.400m; (2) Đoạn Sông Hậu chảy qua xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú: dài 1.900m, kéo dài từ Vàm Kênh Cây Dương đến Bến phà Năng Gù, trong đó trọng yếu tại khu vực Trường Tiểu học A Bình Mỹ (điểm 2);
(3) Đoạn Sông Hậu chảy qua xã Mỹ Hòa Hưng, Tp. Long Xuyên: khu vực ấp Mỹ Thuận và ấp Mỹ Khánh, dài 3.300m; (4) Đoạn Sông Hậu chảy qua Phường Bình Đức, Bình Khánh, Mỹ Bình, Tp. Long Xuyên: Từ Bến đò Cần Xây đến đuôi kè Mỹ Bình, dài 4.300m; (5) Đoạn Sông Tiền chảy qua xã Phú An, huyện Phú Tân dài 3.100m thuộc ấp Phú Quới, xã Phú An; (6) Đoạn Sông Hậu, Sông Vàm Nao chảy qua huyện Chợ Mới: từ xã Kiến An đến chợ xã Mỹ Hội Đông dài 3.600m (điểm cuối là chùa Liên Hoa).
Trong kỳ đã xảy ra 27 điểm sạt lở, sụt lún, răn nứt đất bờ sông, kênh, rạch với chiều dài 1.568 m (An phú: 328 m; Tri Tôn 295m; Châu Phú 220m; Chợ Mới 675 m; Long Xuyên 50m), ảnh hưởng đến 27 căn nhà phải di dời khẩn cấp (An Phú: 12 căn; Chợ Mới 15 căn). Ước tính tổng thiệt hại do sạt lở khoảng 13,24 tỷ đồng (thiệt hại 27 căn nhà tương ứng khoảng 3,65 tỷ đồng, thiệt hại về đất khoảng 1,59 tỷ đồng, kè đường giao thông TL 946 với chiều dài 80m ước khoảng 8 tỷ đồng). Trong đó, sạt lở xảy ra nhiều nhất trên địa bàn huyện Chợ Mới, trong kỳ xảy ra sạt lở 11 điểm tập trung nhiều và nghiêm trọng trên địa bàn các xã Long Kiến, Long Điền B làm ảnh hưởng đến giao thông của đường Tỉnh lộ 946 cặp rạch Ông Chưởng. Huyện An Phú xảy ra sạt lở nghiêm trọng tại bờ Đông sông Châu Đốc địa bàn thị trấn An Phú, vị trí sạt lở chỉ còn cách đường Tỉnh lộ 957 khoảng 20m.
Qua đó cho thấy tình hình sạt lở đất bờ sông trên địa bàn tỉnh An Giang vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, nguy cơ sạt lở đất bờ sông Tiền, sông Hậu, sông Vàm Nao biến động không ngừng, gây những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng cuộc sống của những người dân trong vùng sạt lở, mất đất canh tác, đất ở, đặc biệt là tài sản và tính mạng của người dân.
4. Suy giảm đa dạng sinh học
Quần thể các loài động vật cần quan tâm bảo tồn đã bị suy giảm đáng kể.
Mức độ mất đa dạng sinh học và tốc độ tuyệt chủng chỉ có thể được đánh giá ở cấp quốc gia bằng cách so sánh các danh sách đỏ. Những nỗ lực thành lập các khu bảo tồn trong suốt 2 thập kỷ qua đã làm chậm sự xuống cấp của hệ sinh thái và tốc độ tuyệt chủng nhưng không đảo ngược được xu thế này. Sản lượng đánh bắt
34
cá vẫn còn cao nhưng đã suy giảm rõ rệt do khai thác quá mức. Sự phát triển của các đập thượng nguồn, ô nhiễm môi trường, mất các thủy vực và môi trường thủy sinh, và đánh bắt quá mức và gia tăng khai thác cát là những mối đe dọa nghiêm trọng đối với khu hệ cá (MRC, 2018). Đặc biệt quan ngại là việc giảm sút đáng kể quần thể những loài chỉ số như cá linh, cho thấy mặc dù số lượng loài vẫn còn cao nhưng hệ sinh thái đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG.
1. Thuận lợi
Với phương châm và cách làm hợp lý, Tỉnh đã đạt được những thành tựu nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn vừa qua:
Từng bước phát huy được lợi thế về vị trí địa lý, đất đai, cảnh quan thiên nhiên và sinh thái,… trong phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển du lịch, công nghiệp chế biến, nông nghiệp theo hướng công nghệ cao,...Qua đó duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế khá, góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều hướng tích cực, sức cạnh tranh ngày càng nâng lên.
Từng bước tạo lập được cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hệ thống giao thông, điện, nước, viễn thông – công nghệ thông tin, hạ tầng công nghiệp; Các dịch vụ hiện đại, tiện ích được hình thành và phát triển nhanh như dịch vụ tài chính - ngân hàng, viễn thông - công nghệ thông tin, thương mại điện tử,… đã góp phần rất lớn vào việc cải thiện môi trường đầu tư, đáp ứng ngày càng tốt hơn các yêu cầu phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của Nhân dân.
Quá trình đô thị hóa, xây dựng nông thôn mới diễn ra khá nhanh đã góp phần làm thay đổi diện mạo của tỉnh; dần hình thành các khu dân cư đô thị, khu dân cư tập trung có kết cấu hạ tầng đồng bộ.
Sự nghiệp giáo dục – đào tạo chuyển biến tích cực; chất lượng nhân lực tiếp tục nâng lên; hoạt động khoa học - công nghệ, y tế, văn hóa, thể dục – thể thao, thông tin - truyền thông có nhiều chuyển biến tiến bộ. Các chính sách “đền ơn, đáp nghĩa”, phúc lợi xã hội và an sinh xã hội được bảo đảm. Bộ mặt đô thị và nông thôn, kể cả vùng đồng bào dân tộc có nhiều khởi sắc; đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện.
Mục tiêu ổn định chính trị - trật tự xã hội được giữ vững; quốc phòng - an ninh được củng cố và tăng cường, tạo môi trường an toàn, thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
2. Hạn chế
Bên cạnh những kết quả khả quan, tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục sau:
Tăng trưởng kinh tế thiếu tính bền vững, có sự chênh lệch lớn giữa các khu
35
vực kinh tế; sức cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh chưa cao; do xuất phát điểm của tỉnh tương đối thấp nên quy mô GRDP còn nhỏ, khoảng cách về quy mô nền kinh tế so với các tỉnh lân cận còn lớn.
Công nghiệp tăng trưởng cao, nhưng không đồng bộ, chủ yếu tăng ở lĩnh vực chế biến; quy mô phát triển công nghiệp, thương mại chưa tương xứng với lợi thế và tiềm năng phát triển; chưa thu hút được nhiều nguồn lực để đầu tư phát triển hạ tầng các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn.
Tái cơ cấu ngành nông nghiệp còn chậm; phát triển thiếu bền vững; liên kết giữa sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm còn nhiều bất cập; nhiều sản phẩm chưa có nhãn hiệu, thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc.
Phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội đạt được một số kết quả tích cực, song một số vấn đề xã hội chưa được giải quyết kịp thời, triệt để; đời sống của một bộ phận nhân dân lao động, gia đình chính sách, vùng đồng bào dân tộc còn khó khăn, thu nhập bình quân đầu người chưa đạt chỉ tiêu.
Kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật được quan tâm đầu tư xây dựng đã tạo ra những thay đổi quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh; tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển, nhất là việc đầu tư xây mới, mở rộng và nâng cấp các tuyến đường trọng yếu, hệ thống bến cảng, hệ thống thủy lợi, điện, cấp nước, dịch vụ khai thác và chế biến hải sản,…
Hệ thống cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính đã có nhiều đổi mới theo hướng hiện đại, thuận tiện cho người dân và doanh nghiệp; tuy nhiên chất lượng hoạt động của hệ thống cơ quan nhà nước có mặt chưa đáp ứng tốt yêu cầu, sự hài lòng của người dân đối với hoạt động của cơ quan nhà nước còn thấp.
Quá trình phát triển kinh tế đặt ra những thách thức mới đối với Tỉnh như vấn đề ô nhiễm môi trường, tình hình diễn biến phức tạp về trật tự an toàn xã hội,…
3. Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế
Kết quả đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn vừa qua trước hết bắt nguồn từ đường lối đổi mới, hội nhập của Đảng, Nhà nước và trong tổng thể thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; sự quan tâm hỗ trợ từ các cơ quan Trung ương; sự nỗ lực lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh; sự chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của chính quyền đã phát huy được các nguồn lực và những tiềm năng, lợi thế của tỉnh; sự lao động, sáng tạo, vươn lên trong sản xuất và đời sống của Nhân dân và các thành phần kinh tế.
Về những tồn tại, hạn chế trong phát triển kinh tế - xã hội, ngoài những nguyên nhân khách quan như tác động của bối cảnh quốc tế (suy thoái kinh tế thế giới, dịch bệnh lan rộng và kéo dài,…); tình hình khó khăn chung của đất nước (tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp; môi trường đầu tư vẫn còn những hạn chế nhất định; chính sách pháp luật chưa đồng bộ, hoàn thiện;…). Về chủ quan có những nguyên nhân chủ yếu sau:
36
Việc nắm bắt, vận dụng, cụ thể hóa một số chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước chưa kịp thời và đầy đủ, quá trình thực hiện còn lúng túng; công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách chưa sâu rộng đến với các đối tượng được thụ hưởng.
Phối hợp giữa các ngành, các cấp đôi khi còn chưa chặt chẽ, còn tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm; công tác dự báo và xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định.
Công tác cán bộ đôi lúc chưa theo kịp yêu cầu, nhiệm vụ mới, trình độ và năng lực đội ngũ cán bộ còn hạn chế, thiếu năng động, sáng tạo trong thực tiễn.
Bộ máy của hệ thống chính trị, nhất là ở cơ sở chưa đủ mạnh đáp ứng theo yêu cầu.