Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM (2021 – 2025) CỦA TỈNH AN GIANG (Trang 67 - 76)

III. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ TRƯỚC

1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất

Kết quả chung, nhóm đất nông nghiệp có diện tích cao hơn chỉ tiêu được duyệt 6.590 ha (102,3%); nhóm đất phi nông nghiệp thực hiện thấp hơn chỉ tiêu được duyệt 6.757 ha (89,2%) và khai thác đất chưa sử dụng đạt thấp hơn chỉ tiêu 183 ha (10,6%).

Bảng 11. Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2020

STT Chỉ tiêu sử dụng đất

Diện tích quy hoạch được duyệt

(ha)

Kết quả thực hiện

Diện tích (ha)

So sánh Tăng (+),

giảm (-) (ha)

Tỷ lệ (%)

(1) (2) (3) (4) (5) (6)=(5)-(4) (7)=(5)/(4)

*100%

1 Đất nông nghiệp NNP 290.035 296.625 6.590 102,3

Trong đó

1.1 Đất trồng lúa LUA 249.106 242.228 -6.878 97,2

Trong đó: Đất chuyên trồng

lúa nước LUC 243.810 237.921 -5.889 97,6

1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 8.232 11.628 3.396 141,3 1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 15.136 25.322 10.186 167,3

59 STT Chỉ tiêu sử dụng đất

Diện tích quy hoạch được duyệt

(ha)

Kết quả thực hiện

Diện tích (ha)

So sánh Tăng (+),

giảm (-) (ha)

Tỷ lệ (%)

(1) (2) (3) (4) (5) (6)=(5)-(4) (7)=(5)/(4)

*100%

1.4 Đất rừng phòng hộ RPH 121 8.012 7.891 6621,5

1.5 Đất rừng đặc dụng RDD 9.765 1.286 -8.479 13,2

1.6 Đất rừng sản xuất RSX 1.527 2.298 771 150,5

1.7 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 4.917 5.531 614 112,5

2 Đất phi nông nghiệp PNN 62.691 55.934 -6.757 89,2

Trong đó

2.1 Đất quốc phòng CQP 3.554 690 -2.864 19,4

2.2 Đất an ninh CAN 99 47 -52 47,8

2.3 Đất khu công nghiệp SKK 646 234 -412 36,2

2.4 Đất cụm công nghiệp SKN 866 108 -758 12,5

2.5 Đất thương mại, dịch vụ TMD 756 310 -446 41,0

2.6 Đất cơ sở sản xuất phi nông

nghiệp SKC 1.082 710 -372 65,6

2.7 Đất sử dụng cho hoạt động

khoáng sản SKS 43 102 59 237,8

2.8 Đất phát triển hạ tầng, trong

đó: DHT 25.184 22.281 -2.903 88,5

+ Đất xây dựng cơ sở văn hóa DVH 495 51 -444 10,3

+ Đất xây dựng cơ sở y tế DYT 115 78 -37 68,2

+ Đất xây dựng cơ sở giáo dục

và đào tạo DGD 755 680 -75 90,1

+ Đất xây dựng cơ sở thể dục

thể thao DTT 450 131 -319 29,1

2.9 Đất có di tích lịch sử, văn hóa DDT 176 45 -131 25,7

2.10 Đất danh lam thắng cảnh DDL 246 0 -246 0,0

2.11 Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA 176 83 -93 47,4

2.12 Đất ở tại nông thôn ONT 11.619 10.870 -749 93,6

2.13 Đất ở tại đô thị ODT 3.733 3.142 -591 84,2

2.14 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 354 236 -118 66,6

2.15 Đất xây dựng trụ sở của tổ

chức sự nghiệp DTS 7 8 1 109,1

60 STT Chỉ tiêu sử dụng đất

Diện tích quy hoạch được duyệt

(ha)

Kết quả thực hiện

Diện tích (ha)

So sánh Tăng (+),

giảm (-) (ha)

Tỷ lệ (%)

(1) (2) (3) (4) (5) (6)=(5)-(4) (7)=(5)/(4)

*100%

2.16 Đất cơ sở tôn giáo TON 366 384 18 104,9

2.17 Đất làm nghĩa trang, nghĩa

địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng NTD 411 336 -75 81,7

3 Đất chưa sử dụng CSD 941 1.124 183 119,4

4 Đất khu công nghệ cao* KCN 0 0 0 -

5 Đất khu kinh tế* KKT 30.729 30.730 1 100,0

6 Đất đô thị * KDT 54.641 33.196 -21.445 60,8

7 Các khu chức năng*

- Khu sản xuất nông nghiệp* KNN 208.664 251.411 42.747 120,5

- Khu lâm nghiệp* KLN 12.957 11.643 -1.314 89,9

- Khu bảo tồn thiên nhiên và đa

dạng sinh học* KBT 2.279 10.973 8.694 481,5

- Khu phát triển công nghiệp* KPC 2.405 1.456 -949 60,5

- Khu đô thị* DTC 39.793 33.197 -6.596 83,4

- Khu thương mại - dịch vụ* KTM 11.962 11.328 -634 94,7

- Khu dân cư nông thôn* DNT 43.709 42.725 -984 97,7

(*: Không tính vào diện tích tự nhiên) 1.1. Nhóm đất nông nghiệp

Theo Nghị quyết được Chính phủ phê duyệt, đến năm 2020 diện tích đất nông nghiệp còn 290.035 ha, giảm 8.481 ha so với hiện trạng năm 2015. Đến hết năm 2020 diện tích đất nông nghiệp thực tế giảm 1.891 ha, còn 296.625 ha. Diện tích đất nông nghiệp giảm chủ yếu để chuyển sang xây dựng hạ tầng giao thông, công trình năng lượng, nâng cấp các đô thị Long Xuyên, Châu Đốc, Tân Châu, Tịnh Biên, xây dựng cơ sở y tế, giáo dục, văn hóa, thể dục thể thao, hình thành các khu đô thị mới, khu dân cư, khu thương mại - dịch vụ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư và đảm bảo đất ở cho hộ gia đình, cá nhân.

Nguyên nhân đất nông nghiệp còn lớn hơn so với chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được duyệt là do tình hình kinh tế trong những năm qua bị suy giảm đã ảnh hưởng đến khả năng triển khai thực hiện các dự án, đến khả năng thu hút vốn đầu tư vào các công trình theo kế hoạch. Vì vậy một số công trình chưa có khả năng thực hiện trong giai đoạn này và phải chuyển sang giai đoạn tiếp theo

61

hoặc hủy bỏ. Các công trình này chủ yếu sử dụng từ đất nông nghiệp. Kết quả thực hiện từng loại đất cụ thể trong nhóm đất nông nghiệp như sau:

- Đất trồng lúa: Theo quy hoạch được duyệt đến năm 2020 diện tích đất trồng lúa còn 249.106 ha, giảm 5.326 ha so với năm 2015. Đến hết năm 2020 diện tích đất trồng lúa giảm 12.204 ha, giảm vượt 6.878 ha so với chỉ tiêu được duyệt, còn 242.228 ha. Như vậy, tỷ lệ diện tích đất lúa còn lại thực tế thực hiện và theo quy hoạch là 97,2%. Trong đó đất chuyên trồng lúa nước được quy hoạch đến năm 2020 còn 243.810 ha, thực tế thực hiện đến năm 2020 còn 237.921 ha, đạt 97,6%.

Tổng diện tích đất trồng lúa giảm 12.204 ha chủ yếu là do chuyển sang đất trồng cây lâu năm, một phần để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, khu dân cư, thương mại, sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà ở của hộ gia đình, cá nhân, chuyển sang đất nuôi trồng thủy sản, và một phần do chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong nội bộ đất nông nghiệp, cụ thể:

+ Để thực hiện các dự án đầu tư và đáp ứng nhu cầu nhà ở của hộ gia đình, cá nhân: 672 ha;

+ Chuyển đổi cơ cấu trong nội bộ nhóm đất nông nghiệp theo chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng của tỉnh, gồm: chuyển sang đất trồng cây lâu năm 9.047 ha; chuyển sang đất trồng cây hàng năm khác 1.123 ha; chuyển sang đất nuôi trồng thủy sản 921 ha.

+ Ngoài ra, có 335 ha đất trồng lúa được xác định lại là đất rừng phòng hộ và rừng sản xuất theo đúng loại đất được giao quản lý theo Thông tư số 27/2018/TT- BTNMT ngày 14/12/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

* Phân tích tác động của việc giảm diện tích đất trồng lúa đến tình hình thực hiện Nghị quyết số 58/NQ-CP của Chính phủ

Diện tích đất trồng lúa giảm chủ yếu là chu chuyển trong nội bộ nhóm đất nông nghiệp (11.440 ha); diện tích chuyển sang đất phi nông nghiệp, không còn khả năng chuyển ngược lại sang đất trồng lúa chỉ là 724 ha.

Đối với việc chuyển đất trồng lúa trong nội bộ nhóm đất nông nghiệp là phù hợp với chủ trương của UBND tỉnh tại Quyết định số 3410/QĐ-UBND ngày 14/11/2017 phê duyệt kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất trồng lúa sang đất rau, màu và cây ăn trái giai đoạn 2017 - 2020. Theo đó UBND tỉnh phê duyệt cho phép chuyển 31.130 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng khác. Việc chuyển đổi này về bản chất không làm mất đi đất trồng lúa theo Nghị định 01/2017/NĐ-CP của Chính phủ và vẫn được thống kê là đất trồng lúa.

Đối với diện tích đất trồng lúa chuyển sang đất phi nông nghiệp 724 ha là phù hợp theo tinh thần Nghị quyết số 58/NQ-CP của Chính phủ (khoản 2, Điều 1) cho phép chuyển 4.077 ha đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp trong giai đoạn 2016 - 2020.

Bình quân diện tích đất nông nghiệp đạt 0,19 ha/người (0,93 ha/hộ), hệ số sử

62

dụng đất đạt 2,4 lần (bình quân cả nước 1,82 lần), năng suất bình quân đạt 6,4 tấn/ha, sản lượng bình quân đạt 3,93 triệu tấn/năm. Như vậy mặc dù diện tích đất trồng lúa có giảm, nhưng nhờ vào tăng năng suất, sản lượng lúa vẫn được duy trì so với năm 2015.

Nhìn chung, chính sách bảo vệ, hạn chế sử dụng vào đất trồng lúa theo chủ trương của tỉnh và Chính phủ gặp khó khăn do đặc thù của tỉnh phần lớn diện tích tự nhiên là đất trồng lúa, việc chuyển mục đích sử dụng đất để xây dựng các công trình, xây dựng hạ tầng đã và đang lấy chủ yếu vào loại đất này. Bên cạnh đó, tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, chênh lệch giữa giá trị đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp, giữa đất trồng lúa và đất trồng cây lâu năm lớn, hiệu quả kinh tế từ sản xuất lúa thấp so với các loại cây trồng khác, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng (sang cây màu, cây ăn trái xoài, cam, bưởi, chuối...) để nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp diễn ra ở nhiều địa phương, đây là thách thức không nhỏ trong việc quản lý, sử dụng đất trồng lúa.

- Đất trồng cây hằng năm khác: Theo quy hoạch được duyệt diện tích vào năm 2020 là 8.232 ha, giảm 3.459 ha so với hiện trạng năm 2015. Tuy nhiên thực tế thực hiện vào năm 2020, diện tích đất trồng cây hằng năm là 11.628 ha, vẫn còn 3.396 ha chưa thực hiện so với chỉ tiêu quy hoạch được phê duyệt. Diện tích đất trồng cây hằng năm không giảm theo quy hoạch do trong giai đoạn này được chuyển từ diện tích đất trồng lúa sang phù hợp theo chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng của tỉnh.

- Đất trồng cây lâu năm: Theo quy hoạch được duyệt diện tích vào năm 2020 là 15.136 ha, giảm 1.454 ha so với hiện trạng năm 2015. Tuy nhiên thực tế thực hiện vào năm 2020, diện tích đất trồng cây lâu không những không giảm theo quy hoạch mà còn tăng lên 25.322 ha, vượt 10.186 ha so với chỉ tiêu quy hoạch được phê duyệt. Nguyên nhân tăng không theo quy hoạch là do chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất lúa và đất trồng cây hàng năm chuyển sang.

- Đất lâm nghiệp: Theo quy hoạch được duyệt đến năm 2020 tỉnh An Giang còn khoảng 11.413 ha, giảm 223 ha so với năm 2015. Kết quả thực hiện đến năm 2020, diện tích đất rừng cả tỉnh là 11.596 ha, giảm 41 ha so với năm 2015 và lớn hơn diện tích quy hoạch 183 ha. Trong đó đất rừng phòng hộ tăng vượt 7.891 ha và rừng đặc dụng giảm vượt 8.479 ha, đất rừng sản xuất tăng vượt 771 ha so với chỉ tiêu quy hoạch được duyệt. Xét về tổng diện tích rừng thì thực tế thực hiện không chênh lệch nhiều do với chỉ tiêu quy hoạch. Tuy nhiên nếu xét riêng về từng loại đất rừng thì đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng có kết quả thực hiện thấp. Nguyên nhân do thời điểm lập quy hoạch dự định chuyển phần lớn diện tích đất rừng phòng hộ sang đặc dụng nhưng thực tế chưa thực hiện hết được.

Diện tích đất rừng chủ yếu tập trung tại huyện Tri Tôn (6.437 ha), Tịnh Biên (4.752 ha), và số ít tại Thoại Sơn (182 ha), Châu Đốc (222 ha).

Diện tích đất rừng tăng là do trong giai đoạn này Tỉnh triển khai thực hiện

63

đồng thời hai dự án bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ, đặc dụng giai đoạn 2017 - 2020 và dự án trồng cây lâm nghiệp phân tán tỉnh An Giang giai đoạn 2017 - 2020.

- Đất nuôi trồng thủy sản: Theo quy hoạch phê duyệt đến năm 2020 tăng 912 ha, đạt 4.917 ha. Kết quả thực hiện thực tế đến năm 2020, diện tích đất nuôi trồng thủy sản tăng 1.526 ha so với năm 2015 (tăng vượt 614 ha so với chỉ tiêu được duyệt), đạt 5.531 ha.

Nguyên nhân đất nuôi trồng thủy sản tăng nhanh là do phát huy tiềm năng của tỉnh đầu nguồn sông Mê kông, cộng với nhu cầu thị trường tiêu thụ tốt, giá thủy sản ổn định, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản cũng được xác định là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh theo Quyết định số 801/QĐ-TTg ngày 27/6/2012 của Thủ tướng Chính Phủ. Bên cạnh việc đào ao quy mô nhỏ lẻ ở cấp độ nông hộ, nhiều dự án nuôi trồng thủy sản lớn đã được UBND tỉnh chấp thuận gồm: Vùng nuôi cá nước ngọt của DNTN Sang Cường (Châu Phú), vùng nuôi thủy sản của Công ty TNHH một thành viên thương mại Thu Trang (Châu Thành), Khu sản xuất giống thủy sản công nghệ cao của Công ty cổ phần cá tra Việt - Úc (Tân Châu), Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nuôi trồng thủy sản Bình Phú (Châu Phú), Khu sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao Nam Việt Bình Phú (Châu Phú).

1.2. Nhóm đất phi nông nghiệp

Theo quy hoạch được phê duyệt đến năm 2020 đất phi nông nghiệp của tỉnh đạt diện tích là 62.691 ha, tăng 8.685 ha so với năm 2015. Thực tế đến năm 2020 diện tích đất phi nông nghiệp đạt 55.934 ha, tăng 1.928 ha so với năm 2015 (còn thiếu 6.757 ha so với chỉ tiêu phê duyệt). Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của các loại đất phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh cụ thể như sau:

- Đất quốc phòng: Theo chỉ tiêu quy hoạch được phê duyệt đến năm 2020 đạt 3.554 ha, tăng 2.776 ha so với hiện trạng năm 2015. Tuy nhiên thực tế thực hiện đến năm 2020, diện tích đất quốc phòng đạt 690 ha, giảm 88 ha so với hiện trạng 2015.

- Đất an ninh: Theo chỉ tiêu quy hoạch được phê duyệt đến năm 2020 đạt 99 ha, tăng 57 ha so với hiện trạng năm 2015. Thực tế thực hiện đến năm 2020, diện tích đất an ninh đạt 47 ha, tăng 5 ha so với hiện trạng 2015 và chưa thực hiện 52 ha so với quy hoạch.

- Đất khu công nghiệp: Theo chỉ tiêu được phê duyệt đến năm 2020 tỉnh có 05 khu công nghiệp với diện tích 646 ha, bao gồm 05 khu: Bình Long (114 ha), Bình Hòa (232 ha), Vàm Cống (200 ha), Hội An (100 ha), Xuân Tô (58 ha), tăng 416 ha so với hiện trạng năm 2015.

Kết quả thực hiện đến năm 2020, diện tích đất khu công nghiệp cả tỉnh là 234 ha, tăng 04 ha so với năm 2015, gồm Khu công nghiệp Bình Hòa: 132 ha, khu

64

công nghiệp Bình Long: 30 ha, khu công nghiệp Xuân Tô: 56 ha, khu siêu thị miễn thuế cũ: 16 ha.

Tiến độ triển khai các khu công nghiệp đã quy hoạch như sau:

+ Các khu công nghiệp mới: Vàm Cống (đang kêu gọi đầu tư, hiện đã có Tập đoàn T&T đăng ký thực hiện), Hội An (đang kêu gọi đầu tư).

+ Các khu công nghiệp dự kiến mở rộng nhưng chưa triển khai: Khu công nghiệp Bình Long (tăng từ 30 ha thành 114 ha). Hiện nay Ban Quản lý Khu kinh tế đã có văn bản gửi lấy ý kiến Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn thủ tục điều chỉnh vị trí quy hoạch đối với quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 mở rộng Khu công nghiệp Bình Long. Khu công nghiệp Bình Hòa (tăng từ 136 ha thành 232 ha). Do việc mở rộng phải chuyển mục đích đất trồng lúa trên 10 ha, nên phải xin ý kiến và chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ. Hiện nay UBND tỉnh đã trình Bộ Tài nguyên Môi trường xem xét, hỗ trợ trình Thủ tướng chấp thuận.

Như vậy, Tỉnh đã xác định đầy đủ quỹ đất dành cho phát triển các khu công nghiệp nhưng do thiếu vốn, quy trình đầu tư phức tạp phải xin ý kiến Bộ, ngành TW và khó khăn trong công tác kêu gọi đầu tư nên việc phát triển và mở rộng các khu công nghiệp chưa đạt theo quy hoạch.

- Đất cụm công nghiệp: Theo chỉ tiêu quy hoạch được phê duyệt đến năm 2020 đạt 866 ha, tăng 736 ha so với hiện trạng năm 2015. Thực tế thực hiện đến năm 2020, diện tích đất cụm công nghiệp đạt 108 ha, chưa thực hiện 758 ha so với quy hoạch.

- Đất thương mại, dịch vụ: Theo chỉ tiêu quy hoạch được phê duyệt đến năm 2020 đạt 756 ha, tăng 444 ha so với hiện trạng năm 2015. Thực tế thực hiện đến năm 2020, diện tích đất thương mại, dịch vụ đạt 310 ha, chưa thực hiện 446 ha so với quy hoạch.

- Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp: Theo chỉ tiêu quy hoạch được phê duyệt đến năm 2020 đạt 1.082 ha, tăng 487 ha so với hiện trạng năm 2015. Thực tế thực hiện đến năm 2020, diện tích đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp đạt 710 ha, tăng 115 ha so với hiện trạng 2015 nhưng chưa thực hiện 372 ha so với chỉ tiêu quy hoạch.

- Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản: Theo chỉ tiêu quy hoạch được phê duyệt đến năm 2020 đạt 43 ha, tăng 40 ha so với hiện trạng năm 2015. Thực tế thực hiện đến năm 2020, diện tích đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản đạt 102 ha, tăng 99 ha so với hiện trạng 2015 và thực hiện vượt 59 ha so với chỉ tiêu quy hoạch. Nguyên nhân tăng cao là do thực hiện các bãi khai thác đá ở huyện Tri Tôn.

- Đất phát triển hạ tầng: Theo chỉ tiêu được phê duyệt đến năm 2020 tăng 3.981 ha, đạt 25.184 ha. Đến năm 2020 diện tích đất hạ tầng thực tế tăng thêm 1.078 ha, đạt 22.281 ha, so với chỉ tiêu được duyệt đạt 88,5%, còn thiếu 2.903 ha.

65

Diện tích tăng chủ yếu là đất giao thông, giáo dục, công trình năng lượng, các loại đất khác tăng không đáng kể, cụ thể như sau:

+ Đất giao thông: Tăng 898 ha so với năm 2015, đạt 9.956 ha, chủ yếu để thực hiện mở rộng các tuyến đường tuần tra biên giới, Quốc lộ, Tỉnh lộ, cầu và đường giao thông nông thôn.

+ Đất thủy lợi: Diện tích đất thủy lợi tăng 8 ha so với năm 2015 đạt 11.094 ha. Trong giai đoạn này nhiều công trình nâng cấp hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản, chuyên canh cây ăn quả, trạm bơm điện, cống thủy lợi được đầu tư xây dựng nhưng chủ yếu là nạo vét, khơi thông và xây dựng trên nền đất thủy lợi có sẵn.

+ Đất xây dựng cơ sở văn hóa: Theo chỉ tiêu quy hoạch được phê duyệt đến năm 2020 đạt 495 ha, tăng 415 ha so với hiện trạng năm 2015. Thực tế thực hiện đến năm 2020, diện tích đất xây dựng cơ sở văn hóa đạt 51 ha, giảm 29 ha so với hiện trạng 2015.

+ Đất xây dựng cơ sở y tế: Theo chỉ tiêu quy hoạch được phê duyệt đến năm 2020 đạt 115 ha, tăng 36 ha so với hiện trạng năm 2015. Thực tế thực hiện đến năm 2020, diện tích đất xây dựng cơ sở y tế đạt 78 ha, giảm 1 ha so với hiện trạng 2015.

+ Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo: Theo chỉ tiêu quy hoạch được phê duyệt đến năm 2020 đạt 755 ha, tăng 117 ha so với hiện trạng năm 2015. Thực tế thực hiện đến năm 2020, diện tích đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo đạt 680 ha, tăng 42 ha so với hiện trạng 2015, chưa thực hiện 75 ha so với quy hoạch.

Trong kỳ diện tích đất giáo dục tăng để thực hiện đề án kiên cố hóa trường học, mở rộng quy mô diện tích các điểm trường để đạt chuẩn quốc gia.

+ Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao: Theo chỉ tiêu quy hoạch được phê duyệt đến năm 2020 đạt 450 ha, tăng 320 ha so với hiện trạng năm 2015. Thực tế thực hiện đến năm 2020, diện tích đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao đạt 131 ha, tăng 1 ha so với hiện trạng 2015, chưa thực hiện 319 ha so với quy hoạch. Diện tích tăng chủ yếu là thực hiện các công trình hồ bơi tại các huyện.

+ Đất công trình năng lượng: Đạt diện tích 280 ha vào năm 2020, chủ yếu để triển khai các dự án điện mặt trời trên địa bàn tỉnh.

+ Đất công trình bưu chính, viễn thông: Đạt diện tích 11 ha chủ yếu là các trụ sở bưu chính viễn thông ở các cấp xã, huyện, tỉnh.

- Đất có di tích lịch sử, văn hóa: Theo chỉ tiêu quy hoạch được phê duyệt đến năm 2020 đạt 176 ha, tăng 143 ha so với hiện trạng năm 2015. Thực tế thực hiện đến năm 2020, diện tích đất có di tích lịch sử, văn hóa đạt 45 ha, tăng 12 ha so với hiện trạng 2015, chưa thực hiện 131 ha so với quy hoạch.

- Đất danh lam thắng cảnh: Theo chỉ tiêu quy hoạch được phê duyệt đến năm 2020 đạt 246 ha. Thực tế thực hiện đến năm 2020, diện tích đất danh lam thắng

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM (2021 – 2025) CỦA TỈNH AN GIANG (Trang 67 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)