Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển các lĩnh vực xã hội

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM (2021 – 2025) CỦA TỈNH AN GIANG (Trang 31 - 37)

II. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

3. Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển các lĩnh vực xã hội

3.1. Giáo dục - đào tạo

An Giang hiện có lên 272/706 trường học công lập các cấp đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 38,53% tổng số trường công lập toàn tỉnh. Trong đó, mầm non có 74/180 trường, đạt tỷ lệ 41,11%; tiểu học 109/321 trường, đạt tỷ lệ 33,96%; THCS 69/156 trường, đạt tỷ lệ 44,23%; THPT 20/49 trường, đạt tỷ lệ 40,82%. Ngoài ra, có 534 trường học đạt được 4 chuẩn ngoài chuẩn cơ sở vật chất, chiếm 75,64%

trên tổng số trường.

Giáo dục thường xuyên có 07 trung tâm giáo dục thường xuyên (Trong đó có một trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh và 6 trung tâm giáo dục thường xuyên ở các huyện, thị); 156/156 xã có trung tâm văn hóa và học tập cộng đồng. Các trung tâm giáo dục thường xuyên đã tổ chức các lớp dạy ngoại ngữ, tin học, liên kết đào tạo hệ trung cấp, dạy nghề phổ thông, dạy bổ túc văn hóa cho các học viên.

Hệ thống giáo dục đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề: Toàn tỉnh hiện có 01 trường đại học, 02 trường cao đẳng, 01 trường trung học chuyên nghiệp, 02 trường nghiệp vụ và 05 trường dạy nghề của tỉnh.

Đánh giá chung, An Giang có tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia thấp trong khu vực ĐBSCL phản ánh sự chênh lệch về điều kiện thụ hưởng chất lượng giáo dục, môi trường giáo dục và sự thiệt thòi của phần lớn học sinh trên địa bàn tỉnh.

3.2. Thực trạng cơ sở y tế và chăm sóc sức khỏe

Năm 2020, toàn tỉnh có 21 cơ sở khám chữa bệnh công lập với quy mô 6.583 giường bệnh, trong đó tuyến tỉnh có 06 bệnh viện (1 Bệnh viện đa khoa trung tâm,

23

2 Bệnh viện đa khoa khu vực, 1 Bệnh viện Sản Nhi, 1 bệnh viện Tim mạch, 1 bệnh viện Mắt - Tai mũi họng - Răng hàm mặt) với 2.015 giường bệnh; tuyến huyện có 10 bệnh viện với 1.120 giường bệnh, 11 phòng khám đa khoa khu vực với 250 giường bệnh và 156 trạm y tế xã với gần 1.600 giường lưu tạm thời.

Hệ thống y tế ngoài công lập: An Giang là một trong số các tỉnh phát triển bệnh viện ngoài công lập khá tốt, hiện có 4 bệnh viện tư nhân với 430 giường bệnh, ngoài ra còn có các phòng khám bệnh tư nhân hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Hệ thống y tế dự phòng: Tuyến tỉnh có 3 trung tâm thuộc hệ y tế dự phòng (Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế, Trung tâm Phòng chống HIV/AISD), 5 trung tâm y tế chuyên ngành và 2 Chi cục; tuyến huyện có 11 trung tâm y tế huyện. Nhìn chung, hệ thống y tế dự phòng trên địa bàn tỉnh được quan tâm đầu tư phát triển, công tác y tế dự phòng được triển khai chủ động, thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia, phòng chống dịch bệnh khá tốt.

Số giường bệnh trên vạn dân trên địa bàn tỉnh năm 2020 là 26,2 so chỉ tiêu Quốc hội giao tại Nghị quyết 85/2019/QH13 là 28,0, thiếu 1,8.

3.3. Văn hóa, thể dục thể thao

Việc bảo tồn phát huy các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trong nhân dân đã được nâng lên, một số di tích lịch sử, văn hóa trong tỉnh được trùng tu, tôn tạo, các lễ hội văn hóa được bảo tồn và từng bước nâng cao về chất lượng, bỏ dần những nghi lễ, nghi thức không còn phù hợp với đời sống hiện đại, đồng thời đưa vào những nội dung mới, thiết thực làm phong phú đời sống tinh thần của người dân. Công tác nghiên cứu khoa học, khảo cổ được quan tâm đầu tư, việc xây dựng các thiết chế văn hóa được chú trọng, đặc biệt đối với các địa phương vùng dân tộc, vùng sâu, vùng biên giới. Toàn tỉnh hiện có 1.287 di tích lịch sử - văn hóa, đình, chùa, miếu,... trong đó, có 2 di tích cấp quốc gia đặc biệt (Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng, Khu di tích văn hóa Óc Eo); có 27 di tích cấp quốc gia, 52 di tích cấp tỉnh và có 1.208 danh lam thắng cảnh, đình, chùa, miếu, nhà thờ, kiến trúc nghệ thuật, di tích lịch sử truyền thống nằm rải rác khắp trong tỉnh.

Số người tập luyện thể dục thể thao liên tục tăng trưởng, góp phần nâng cao sức khỏe, tuổi thọ, làm phong phú đời sống văn hóa của người dân, hạn chế các tệ nạn xã hội. Tỷ lệ người luyện tập thể dục thể thao thường xuyên tăng từ 28,9%

năm 2010, tăng lên 36% năm 2020. Đồng thời tỷ lệ hộ gia đình tập thể dục thể thao thường xuyên cũng tăng từ 26% năm 2010, tăng lên 34% năm 2020.

3.4. Thực trạng bưu chính viễn thông, phát thanh truyền hình

Hạ tầng bưu chính, viễn thông được đầu tư xây dựng hiện đại với mạng lưới rộng khắp, phát triển dịch vụ nhanh chóng, tiện lợi và đa dạng. Hiện tại trên địa bàn tỉnh có 1 bưu cục trung tâm, 11 bưu cục cấp huyện và 154 bưu cục ở các xã, phường, thị trấn.

24

Có 17 doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực bưu chính, chuyển phát và 156 điểm phục vụ bưu chính, trong đó có 94 điểm bưu điện văn hóa xã, đạt tỷ lệ 85,3%

số xã; còn 23 xã chưa có điểm bưu điện văn hóa xã. Tăng trưởng dịch vụ và doanh thu từ logistics và thương mại điện tử trên 30%/năm.

Lĩnh vực viễn thông đạt mức tăng trưởng bình quân 7%/năm. Hiện có 06 doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực viễn thông, cung cấp dịch vụ điện thoại và tốc độ Internet. Đã đầu tư 2.750 trạm thu phát sóng thông tin di động, phủ sóng mạng 3G, 4G 100% địa bàn dân cư, cáp quang đến 100% khóm, ấp trong toàn Tỉnh. Có 2,453 triệu thuê bao điện thoại, mật độ sử dụng điện thoại 129 thuê bao/100 dân.

Có 1,33 triệu thuê bao Internet, tỉ lệ 70%/dân số; trên 60% dân số sử dụng thiết bị thông minh.

Hệ thống phát thanh truyền hình đã được quan tâm đầu tư phát triển. Tỉnh An Giang hiện có Đài phát thanh truyền hình An Giang, 03 đài truyền hình cáp. Về truyền thanh cơ sở, đã có 156 đài xã, cơ bản đã phát triển về cơ sở vật chất, thực hiện tốt chức năng tuyên truyền tại địa phương.

3.5. Thực trạng về năng lượng

Thực hiện chủ trương đưa lưới điện quốc gia đến tận huyện và các xã vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới. Đến nay, toàn tỉnh đã phủ 100% lưới điện quốc gia và lưới truyền tải điện tỉnh An Giang gồm có 11 dây trung thế (22KV và 15KV) dài 2.134,4 km và tổng đường dây hạ thế dài 2.534 KV dài 70 km và đường dây 35 KV dài 132,6 km.

3.6. Dân số, lao động, việc làm a) Dân số

An Giang là tỉnh có dân số đông nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và là tỉnh đông dân thứ 8 trong cả nước chỉ sau thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đồng Nai, Bình Dương và Hải Phòng. Tổng số dân số của tỉnh An Giang là 1.908.352 người; trong đó dân số nam là 847.570 người, chiếm 49,65% và dân số nữ là 960.782 người, chiếm 50,35%. Huyện có dân số đông nhất là Chợ Mới, với 307.981 người, chiếm 16,1% dân số toàn tỉnh; kế đến là thành phố Long Xuyên với 272.365 người, chiếm 14,3% dân số toàn tỉnh. Dân số ít nhất tỉnh huyện Tịnh Biên với 108.562 người, chiếm 5,7% và thành phố Châu Đốc với 101.765 người, chiếm 5,3% dân số toàn tỉnh.

Quy mô dân số của An Giang giảm khá nhiều so với trước khi thực hiện Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, hơn 234 ngàn người. An Giang là tỉnh có mức độ di dân đi khỏi địa phương làm ăn xa nhiều nhất trong 63 tỉnh, thành trong cả nước. Tỷ lệ tăng dân số bình quân hàng năm giai đoạn 2009-2019 của tỉnh An Giang là -1,16%/năm (cả nước là +1,14%) và giai đoạn 1999-2009 tăng 0,47%.

Tuy dân số giảm, nhưng An Giang vẫn là một trong các tỉnh đông dân và có mật độ dân số tương đối cao so với các tỉnh, thành trong khu vực Đồng bằng sông

25

Cửu Long, cũng như cả nước. Theo đó, mật độ dân số của tỉnh An Giang là 540 người/km2 (cả nước là 290 người/km2). Với kết quả này, An Giang là tỉnh có mật độ dân số đứng thứ 4 trong khi vực Đồng bằng sông Cửu Long, sau thành phố Cần Thơ (858 người/km2), Vĩnh Long (670 người/km2) và Tiền Giang (703 người/km2)... Thành phố Long Xuyên là đơn vị cấp huyện có mật độ dân số cao nhất trong tỉnh bình quân là 2.369 người/km2; tiếp theo là Châu Đốc với 964 người/km2; Chợ Mới 835 người/km2; Tân Châu 795 người/km2; Phú Tân 642 người/km2; thấp nhất là huyện Tri Tôn chỉ có 236 người/km2 và huyện Tịnh Biên là 306 người/km2...

Công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình thực hiện đạt mục tiêu giảm sinh, hạn chế chênh lệch giới tính khi sinh. Duy trì tốt xu thế giảm sinh, mức giảm tỷ lệ sinh hằng năm thực hiện là 0,05‰, hạn chế tỷ lệ giới tính khi sinh (số trẻ trai/100 trẻ gái) đạt dưới 109%, tỷ lệ phụ nữ sinh tại cơ sở y tế đạt gần 100%.

Bảng 3. Dân số tỉnh An Giang năm 2020.

STT Địa bàn Dân số

(người)

Mật độ dân số (người/km2)

Đơn vị hành chính 1 Thành phố Long Xuyên 272.365 2.369 11 phường, 2 xã 2 Thành phố Châu Đốc 101.765 964 5 phường, 2 xã

3 Thị xã Tân Châu 140.540 795 5 phường, 9 xã

4 Huyện An Phú 151.328 669 2 thị trấn, 12 xã

5 Huyện Châu Phú 150.567 330 2 thị trấn, 11 xã 6 Huyện Châu Thành 171.480 492 1 thị trấn, 12 xã 7 Huyện Chợ Mới 307.981 835 2 thị trấn, 16 xã 8 Huyện Phú Tân 200.813 642 2 thị trấn, 16 xã 9 Huyện Thoại Sơn 160.951 342 3 thị trấn, 14 xã 10 Huyện Tịnh Biên 108.562 306 3 thị trấn, 11 xã 11 Huyện Tri Tôn 142.000 236 3 thị trấn, 12 xã

Tổng cộng 1.908.352 540

b) Lao động, việc làm

Quy mô lao động từ 15 tuổi trở lên của tỉnh An Giang có xu hướng suy giảm qua các năm trong giai đoạn 2010-2020. Cụ thể, lực lượng lao động trên 15 tuổi giảm từ 1.255,0 nghìn người (2010) xuống còn 985,6 nghìn người. Cùng với đó, tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên so với dân số cũng có xu hướng giảm dần từ 59,1%

(năm 2010) còn 51,7% (năm 2020). Nguyên nhân giảm là do những người trong độ tuổi lao động di cư đến làm việc ở các tỉnh vùng Đông Nam bộ. Hệ quả là số lượng lao động trên 15 tuổi đang làm việc trong các ngành kinh tế cũng giảm từ 1.192,9 nghìn người (2010) xuống còn 962,4 nghìn người. Trong đó, giảm liên tục qua các năm là việc làm trong khu vực nông nghiệp; việc làm khu vực sản xuất công nghiệp có xu hướng tăng dần nhưng với tốc độ chậm; việc làm khu vực thương mại dịch vụ cũng biến động (tăng/giảm) thường xuyên, nhưng cơ bản vẫn là các công việc bán lẻ truyền thống, dịch vụ cá nhân và cộng đồng.

26

Lao động phần lớn làm việc ở khu vực phi chính thức, thường có năng suất và tiền lương thấp, khoảng 681,7 ngàn người (2020) - chiếm 71% tổng số lao động đang làm việc; khu vực chính thức (làm việc trong các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở kinh tế cá thể phi nông, lâm, nghiệp và thủy sản) chỉ chiếm 29%, khoảng 280,6 ngàn người.

Xét theo vị thế việc làm, tính đến năm 2020 đa phần lao động trên địa bàn tỉnh thuộc nhóm làm công ăn lương (46,92%), tiếp đến là tự làm (41,39%) và lao động hộ gia đình 9,91%. Nhóm lao động làm chủ cơ sở sản xuất kinh doanh còn khá thấp (1,78%). Đặc biệt trong giai đoạn 2016-2020 nhóm lao động làm công ăn lương có xu hướng tăng khá mạnh từ 36,67% (2015) tăng lên chiếm 46,92%

(2020). Ngược lại, nhóm tự làm, nhóm làm chủ cơ sở sản xuất kinh doanh và nhóm lao động hộ gia đình có xu hướng giảm. Do trên địa bàn tỉnh An Giang ngày càng nhiều khu, cụm công nghiệp và nhiều doanh nghiệp đầu tư phát triển trên địa bàn nên tạo thêm cơ hội làm công ăn lương cho người dân. Mặt khác do tính cạnh tranh trên thị trường ngày càng mạnh nên việc làm chủ sản xuất kinh doanh và lao động cá thể theo hộ gia đình, tự làm cũng ngày một khó khăn hơn nên người dân có xu hướng chuyển sang làm công ăn lương nhiều hơn.

3.7. Phân tích thực trạng phát triển đô thị và nông thôn a) Thực trạng phát triển đô thị

Trong giai đoạn vừa qua, quá trình đô thị hóa trên địa bàn tỉnh được đẩy mạnh, phát triển cả về chiều rộng và nâng chất về chiều sâu. Hệ thống đô thị được hình thành, phát triển và phân bố tương đối đồng đều, hợp lý, tạo thế phát triển cân đối về kinh tế - xã hội giữa các vùng trong tỉnh.

Hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh gồm có 2 thành phố, 1 thị xã, 16 thị trấn (có 8 thị trấn huyện lỵ), trong đó: có 1 đô thị đạt tiêu chuẩn đô thị loại I (Long Xuyên), 1 đô thị đạt tiêu chuẩn đô thị loại II (Châu Đốc), 01 đô thị đạt tiêu chuẩn đô thị loại III (TX Tân Châu) và 19 đô thị đạt tiêu chuẩn đô thị loại V.

Toàn tỉnh hiện có 33.196 ha đất đô thị, chiếm 9,39% diện tích tự nhiên của tỉnh. Dân số đô thị có khoảng 603 nghìn người (chiếm 31,59%), bình quân diện tích đất đô thị khoảng 550 m2/người. Nhìn chung, hệ thống đô thị của tỉnh có xu hướng bố trí theo dạng tuyến trải dài theo bờ sông, bờ kênh hoặc tập trung theo các trục giao thông chính để thuận lợi về giao thông và chống lũ:

- Trục đô thị theo Quốc lộ 91: TP Long Xuyên - Thị trấn An Châu (Châu Thành) - Thị trấn Cái Dầu (Châu Phú) - TP Châu Đốc, là trục phát triển trọng điểm mạnh nhất của tỉnh với các khu công nghiệp lớn tập trung đang trong quá trình hoạt động và phát triển như Bình Hoà và Bình Long.

- Trục thương mại du lịch vòng cung theo Đường tỉnh 943: TP Long Xuyên - Phú Hoà - Núi Sập - Óc Eo (Thoại Sơn) - Cô Tô - Tri Tôn (Tri Tôn) - Núi Cấm - Chi Lăng - Nhà Bàng (Tịnh Biên), là trục đô thị có tiềm năng nhưng cần phải đầu tư nhiều để tạo sức thu hút và hấp dẫn về loại hình du lịch kết hợp mua sắm, đầu

27

tư các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp.

- Trục đô thị theo Đường tỉnh 941: Ngã ba Lộ Tẻ - Cần Đăng - Vĩnh Bình (Châu Thành) - Tri Tôn.

- Trục đô thị ven sông Tiền: Hội An - Mỹ Luông - Chợ Mới (Chợ Mới) - Phú Mỹ - Chợ Vàm (Phú Tân) - Vĩnh Xương (Tân Châu), là khu vực có lợi thế về nguồn nguyên liệu nông, thủy sản, giao thông đường thuỷ tiện lợi, nhưng giao thông đường bộ chưa thông suốt do phải qua phà và cầu yếu nên chỉ phát triển trung bình.

- Các đô thị ở khu vực cửa khẩu giữa Việt Nam và Campuchia như Thị trấn Tịnh Biên (Tịnh Biên), Thị trấn Long Bình (An Phú) và đô thị cửa khẩu Vĩnh Xương (Tân Châu).

Một cách tổng quan, các đô thị trong tỉnh phát triển tương đồng với các chức năng mà đô thị đảm nhận, nhưng sự phân bố cũng đang tập trung chủ yếu ở thành phố Long Xuyên, thành phố Châu Đốc và thị xã Tân Châu, đòi hỏi thúc đẩy sự hình thành thêm các đô thị mới ở các khu vực còn lại của tỉnh để khai thác phát triển kinh tế - xã hội cho các vùng huyện và đặc biệt tạo các trung tâm hạt nhân cho các khu vực dân cư nông thôn. Đối với các đô thị hiện hữu, cần tiếp tục bổ sung và hoàn thiện các chức năng sản xuất, dịch vụ, thương mại, nâng cao chất lượng đô thị.

Hình 3. Phân cấp đô thị tỉnh An Giang năm 2020

28

b. Thực trạng phát triển các khu vực nông thôn

Khu vực nông thôn chiếm 90,61% diện tích và 68,41% dân số toàn tỉnh; mật độ dân số khu vực nông thôn 407 người/km2.

Quá trình hình thành các điểm dân cư nông thôn gắn liền với quá trình sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp là chủ yếu; dân cư phân bố thành các điểm, cụm dân cư (ấp, tổ), được bao quanh bởi đồng ruộng hoặc phân bố dọc theo các tuyến đường giao thông. Các công trình phúc lợi xã hội được bố trí hầu hết ở trung tâm các xã. Các điểm dân cư được liên hệ với nhau bởi hệ thống đường giao thông liên xã, liên ấp.

Trong các khu dân cư phần lớn nhà ở được xây dựng theo kiểu nông hộ cấp IV có diện tích khuôn viên lớn với vườn, ao, có nơi có sân phơi và hệ thống chuồng trại gia súc gia cầm.

Trong giai đoạn vừa qua, cùng với việc đẩy mạnh chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, bộ mặt nông thôn của tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực, nhất là hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn (đường giao thông, cấp nước, trường học, các thiết chế văn hóa, thể thao,…); đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên đáng kể; sinh kế, cơ hội kinh tế của người dân nông thôn được đảm bảo và ngày càng rộng mở. Đến năm 2020, toàn tỉnh đã có huyện Thoại Sơn đạt chuẩn nông thôn mới và 61/119 xã được công nhận đạt chuẩn “xã nông thôn mới (NTM)” (đạt 51,2% tổng số xã).

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM (2021 – 2025) CỦA TỈNH AN GIANG (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)