Chỉ tiêu sử dụng đất theo mục đích sử dụng đất

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM (2021 – 2025) CỦA TỈNH AN GIANG (Trang 94 - 130)

III. KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

1. Chỉ tiêu sử dụng đất theo mục đích sử dụng đất

1.1. Xác định diện tích các loại đất được phân bổ trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia trên địa bàn tỉnh.

Quy hoạch sử dụng đất Quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021-2025 được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 39/2021/QH15 ngày 13/11/2021 và được Thủ tướng Chính phủ phân bổ cho các tỉnh, thành phố tại Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 09/3/2022.

Trong đó chi tiêu phân bổ cho tinh An Giang được thể hiện tại Phụ lục 57 đính kèm Quyết định số 326/QĐ-TTg, kết quả cụ thể hóa các chi tiêu sử dụng đất đến năm 2025 được Quốc gia phân bổ trên địa bàn tỉnh An Giang như sau:

1.1.1. Đất nông nghiệp

Phát huy lợi thế của từng địa bàn gắn với nâng cao hiệu quả phát triển sản xuất nông nghiệp, thủy sản theo hướng tạo giá trị gia tăng cao và phát triển bền vững; đa dạng hóa các loại hình sử dụng đất theo hướng ứng dụng công nghệ cao, phát triển nông nghiệp hữu cơ, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh cho nông thủy sản. Bảo vệ có hiệu quả rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, các công trình trọng điểm ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp, bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản và đất lâm nghiệp có chiều hướng ổn định về địa bàn. Cơ cấu sử dụng đất trong từng nhóm mục đích sử dụng sẽ tiếp tục chuyển đổi theo hướng sau:

- Đất sản xuất nông nghiệp: Sẽ hình thành các vùng chuyên canh tập trung (vùng chuyên trồng lúa chất lượng cao, vùng lúa - tôm hữu cơ, vùng trồng rau - màu, vùng cây ăn trái) theo hướng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ nhằm nâng cao chất lượng nông sản và giá trị hàng hóa.

86

Thực hiện chủ trương bảo vệ diện tích đất lúa nước, đặc biệt là diện tích đất chuyên trồng lúa nước nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Trong thời gian tới cây lúa vẫn giữ vai trò hết sức quan trọng của nền kinh tế Tỉnh, ngoài việc sản xuất đủ lương thực cho tiêu dùng tại chỗ, còn phục vụ cho xuất khẩu gạo.

- Đất lâm nghiệp: Sẽ ổn định đất rừng đặc dụng, mở rộng rừng phòng hộ, rừng sản xuất để ứng phó ngày càng tốt hơn với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và mực nước dâng.

- Đất nuôi trồng thuỷ sản: trên quan điểm kết hợp hợp lý giữa khai thác, nuôi trồng và chế biến, tạo ra khối lượng hàng hoá lớn; đưa ngành thuỷ sản thành ngành mũi nhọn của tỉnh. Diện tích mặt nước nuôi thuỷ sản chủ yếu là nuôi cá ao, hầm…

Các khu vực nuôi chủ yếu: ngã ba sông Châu Đốc, đoạn sông Hậu thuộc xã Mỹ Hoà Hưng, đoạn sông Tiền khu vực thuộc xã Vĩnh Xương thị xã Tân Châu, đoạn sông Cái Vừng thuộc huyện Phú Tân, đoạn sông Tiền thuộc xã Mỹ Hiệp. Chú trọng bảo vệ nguồn nước, kiểm soát chất thải..

Căn cứ Quyết định số 2989/QĐ-UBND ngày 23/12/2020 của UBND tỉnh An Giang về mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh An Giang giai đoạn 2021- 202; Nghị quyết đại hội đại biểu tỉnh đảng bộ An Giang nhiệm kỳ 2020- 2025;

nhu cầu sử dụng đất của các ngành, địa phương, đến năm 2025 đất nông nghiệp của tỉnh có diện tích 290.989 ha, chiếm 82,27% DTTN, bằng với chỉ tiêu do Quốc gia phân bổ tại Quyết định số 326/QĐ- TTg, giảm 5.636 ha so với hiện trạng năm 2020, do chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp để xây dựng các công trình phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đất nông nghiệp sẽ được cụ thể hóa trên địa bàn từng huyện, thị xã, thành phố đến năm 2025 như bảng sau:

Bảng 13. Kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp (2021-2025) tỉnh An Giang

STT Hạng mục Hiện trạng

năm 2020

Kế hoạch năm 2025

Tăng, giảm (-)

(1) (2) (3) (4) (5)=(4)-(3)

I Chỉ tiêu Quốc gia phân

bổ tại QĐ 326/QĐ-TTg 290.989

II Chỉ tiêu tỉnh xác định 296.625 290.989 -5.636

* Chênh lệch (II-I) 0

* Phân bổ các huyện, thị xã,

thành phố

1 TP. Long Xuyên 7.155 6.554 -601

2 TP. Châu Đốc 8.192 7.864 -328

3 TX. Tân Châu 13.945 13.652 -293

4 Huyện An Phú 18.723 18.580 -143

5 Huyện Châu Phú 39.626 39.305 -321

6 Huyện Châu Thành 29.789 29.534 -255

87

STT Hạng mục Hiện trạng

năm 2020

Kế hoạch năm 2025

Tăng, giảm (-)

7 Huyện Tri Tôn 53.372 51.412 -1.961

8 Huyện Tịnh Biên 30.773 29.743 -1.030

9 Huyện Phú Tân 25.998 25.924 -73

10 Huyện Chợ Mới 27.683 27.271 -412

11 Huyện Thoại Sơn 41.370 41.150 -220

Trong đất nông nghiệp, Quốc gia phân bổ các chỉ tiêu sử dụng đất sau:

a) Đất trồng lúa

Với mục tiêu đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài; đảm bảo đời sống, việc làm cho nông dân và tăng giá trị xuất khẩu gạo;… đến năm 2025 đất trồng lúa của tỉnh là 238.982 ha, chiếm 82,13% đất nông nghiệp; bằng với chỉ tiêu phân bổ tại Quyết định số 326/QĐ- TTg của Thủ tướng chính phủ và giảm 3.247 ha so với hiện trạng năm 2020.

- Đất chuyên trồng lúa nước: Cân đối nhu cầu sử dụng đất chuyên trồng lúa nước và chuyển đổi sang các loại đất khác trong kỳ kế hoạch, dự kiến đến năm 2025 đất trồng lúa có diện tích là 236.828 ha, bằng với chỉ tiêu phân bổ tại Quyết định số 326/QĐ- TTg của Thủ tướng chính phủ và giảm 1.093 ha so với hiện trạng năm 2020.

Bảng 14. Kế hoạch sử dụng đất trồng lúa (2021-2025) tỉnh An Giang

STT Hạng mục

Hiện trạng năm 2020

Kế hoạch năm

2025 Tăng, giảm (-) Đất

trồng lúa

Tr đó:

Đất chuyên

trồng lúa nước

Đất trồng

lúa

Tr đó:

Đất chuyên trồng lúa

nước

Đất trồng lúa

Tr đó:

Đất chuyên trồng lúa

nước

(1) (2) (3) (4) (5) (6)

(7)=(5)- (3)

(8)=(6)- (4) I Chỉ tiêu Quốc gia phân

bổ tại QĐ 326/QĐ-TTg 238.982 236.828

II Chỉ tiêu tỉnh xác định 242.229 237.921 238.982 236.828 -3.247 -1.093

* Chênh lệch (II-I) 0 0

* Phân bổ các huyện, thị

xã, thành phố

1 TP. Long Xuyên 5.211 5.211 4.718 4.718 -493 -493

2 TP. Châu Đốc 6.897 6.897 6.739 6.739 -158 -158

88

STT Hạng mục

Hiện trạng năm 2020

Kế hoạch năm

2025 Tăng, giảm (-) Đất

trồng lúa

Tr đó:

Đất chuyên

trồng lúa nước

Đất trồng

lúa

Tr đó:

Đất chuyên trồng lúa

nước

Đất trồng lúa

Tr đó:

Đất chuyên trồng lúa

nước

3 TX. Tân Châu 9.940 9.940 9.767 9.767 -173 -173

4 Huyện An Phú 14.476 14.476 14.380 14.380 -97 -97

5 Huyện Châu Phú 35.444 35.444 35.258 35.258 -185 -185 6 Huyện Châu Thành 27.763 27.763 27.582 27.582 -180 -180 7 Huyện Tri Tôn 44.038 43.809 43.450 43.347 -588 -463 8 Huyện Tịnh Biên 21.079 17.000 20.109 18.058 -970 1.058

9 Huyện Phú Tân 23.522 23.522 23.436 23.436 -86 -86

10 Huyện Chợ Mới 14.979 14.979 14.699 14.699 -280 -280 11 Huyện Thoại Sơn 38.880 38.880 38.844 38.844 -36 -36

Giảm dần diện tích trồng lúa ở những nơi, những mùa vụ canh tác có năng suất thấp. Thực hiện chuyển đổi linh hoạt đất lúa hiệu quả thấp sang cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn hoặc nuôi trồng thủy sản và tăng diện tích lúa chất lượng cao, lúa luân canh với thủy sản (lúa - tôm, lúa - cá) hoặc lúa - rau màu.

Hình thành các vùng chuyên canh sản xuất lúa hàng hóa với quy mô lớn đáp ứng với tiêu chuẩn của từng thị trường xuất khẩu (lúa nếp, lúa jasmine, lúa Nhật...), tăng tỷ lệ sử dụng cấp giống lúa xác nhận, lúa chất lượng cao gắn với cụm ngành công nghiệp chế biến sản phẩm giá trị gia tăng cao từ lúa - gạo, đồng thời ổn định và nâng chất các vùng sản xuất lúa giống đáp ứng theo nhu cầu đặt hàng của DN. Xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu hàng hóa lúa gạo đặc trưng của tỉnh, quản lý theo mã vùng, mã code sản phẩm.

Từng bước phục hồi và bảo tồn các vùng sản xuất lúa truyền thống của địa phương “lúa mùa nổi” và phát triển các vùng sản xuất lúa hữu cơ, lúa đặc sản (lúa Nàng Nhen) để góp phần vừa bảo tồn nền văn hóa lúa nước, kết hợp với phát triển du lịch.

Một số dự án trọng tâm thuộc lĩnh vực đất trồng lúa giai đoạn 2021 – 2025 trên địa bàn tỉnh như Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Chợ Mới 1.114 ha, Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Châu Phú 960 ha, Vùng phức hợp sản xuất lúa hữu cơ Tri Tôn 605 ha,….(Chi tiết được thể hiện tại mục A.1 - Biểu 09/CT).

b) Đất rừng phòng hộ

Cân đối nhu cầu sử dụng đất rừng phòng hộ và chuyển đổi sang các loại đất khác trong kỳ kế hoạch, dự kiến đến năm 2025 đất rừng phòng hộ có diện tích là

89

8.012 ha, bằng với chỉ tiêu phân bổ tại Quyết định số 326/QĐ- TTg của Thủ tướng chính phủ và không thay đổi so với hiện trạng năm 2020. Đất rừng phòng hộ phân bố ở Tri Tôn, Tịnh Biên, Châu Đốc và Thoại Sơn.

Bảng 15. Kế hoạch sử dụng đất trồng rừng phòng hộ (2021-2025) tỉnh An Giang

STT Hạng mục Hiện trạng

năm 2020

Kế hoạch năm 2025

Tăng, giảm (-)

(1) (2) (3) (4) (5)=(4)-(3)

I Chỉ tiêu Quốc gia phân bổ

tại QĐ 326/QĐ-TTg 8.012

II Chỉ tiêu tỉnh xác định 8.012 8.012 0

* Chênh lệch (II-I) 0

* Phân bổ các huyện, thị xã,

thành phố

1 TP. Châu Đốc 98 98 0

2 Huyện Tri Tôn 3.986 3.986 0

3 Huyện Tịnh Biên 3.876 3.876 0

4 Huyện Thoại Sơn 52 52 0

c) Đất rừng đặc dụng

Cân đối nhu cầu sử dụng đất rừng đặc dụng và chuyển đổi sang các loại đất khác trong kỳ kế hoạch, dự kiến đến năm 2025 đất rừng đặc dụng có diện tích là 1.286 ha, bằng với chỉ tiêu phân bổ tại Quyết định số 326/QĐ- TTg của Thủ tướng chính phủ và không thay đổi so với hiện trạng năm 2020 (lệch với phân khai 1 ha là do sai số trong phương pháp tính toán số lẻ thập phân). Đất rừng đặc dụng phân bố ở Tri Tôn, Tịnh Biên, Châu Đốc và Thoại Sơn.

Bảng 16. Kế hoạch sử dụng đất trồng rừng đặc dụng (2021-2025) tỉnh An Giang

STT Hạng mục Hiện trạng

năm 2020

Kế hoạch năm 2025

Tăng, giảm (-)

(1) (2) (3) (4) (5)=(4)-(3)

I Chỉ tiêu Quốc gia phân bổ

tại QĐ 326/QĐ-TTg 1.285

II Chỉ tiêu tỉnh xác định 1.286 1.286 0

* Chênh lệch (II-I) 1

* Phân bổ các huyện, thị xã,

thành phố

1 TP. Châu Đốc 41 41 0

2 Huyện Tri Tôn 402 402 0

90

STT Hạng mục Hiện trạng

năm 2020

Kế hoạch năm 2025

Tăng, giảm (-)

3 Huyện Tịnh Biên 711 711 0

4 Huyện Thoại Sơn 131 131 0

d) Đất rừng sản xuất

Cân đối nhu cầu sử dụng đất rừng sản xuất và chuyển đổi sang các loại đất khác trong kỳ kế hoạch, dự kiến đến năm 2025 đất rừng sản xuất có diện tích là 1.681 ha, bằng với chỉ tiêu phân bổ tại Quyết định số 326/QĐ- TTg của Thủ tướng chính phủ và giảm 617 so với hiện trạng năm 2020. Đất rừng sản xuất phân bố ở Tri Tôn, Tịnh Biên và Châu Đốc.

Bảng 17. Kế hoạch sử dụng đất trồng rừng sản xuất (2021-2025) tỉnh An Giang

STT Hạng mục Hiện trạng

năm 2020

Kế hoạch năm 2025

Tăng, giảm (-)

(1) (2) (3) (4) (5)=(4)-(3)

I Chỉ tiêu Quốc gia phân bổ

tại QĐ 326/QĐ-TTg 1.681

II Chỉ tiêu tỉnh xác định 2.298 1.681 -617

* Chênh lệch (II-I) 0

* Phân bổ các huyện, thị xã,

thành phố

1 TP. Châu Đốc 83 83 0

2 Huyện Tri Tôn 2.049 1.433 -617

3 Huyện Tịnh Biên 165 165 0

1.1.2. Đất phi nông nghiệp

Xác lập cơ cấu sử dụng đất hợp lý trong các khu đô thị, nhất là các khu đô thị ở Long Xuyên, Châu Đốc, Tân Châu; nâng cao hiệu quả sử dụng đất các khu - cụm công nghiệp. Ưu tiên sử dụng đất cho xây dựng các trung tâm dịch vụ chất lượng cao về thương mại, đào tạo, tài chính, chuyển giao khoa học công nghệ.

Ưu tiên đất cho xây dựng các công trình trọng điểm có vai trò tạo đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, bảo vệ môi trường, bao gồm các khu du lịch - dịch vụ gắn với phát triển đô thị ở Châu Đốc, Tịnh Biên, Tri Tôn, Chợ Mới, An Phú, Thoại Sơn; các khu - cụm công nghiệp gắn với phát triển dân cư đô thị hoá ở khu vực Long Xuyên, Chợ Mới, Châu Thành, Châu Phú, Tịnh Biên…. Các công trình hạ tầng có vai trò nối kết An Giang với bên ngoài và các khu vực kinh tế trọng điểm trong tỉnh, gồm: Cao tốc Châu Đốc- Cần Thơ – Sóc Trăng, Quốc lộ 91, N1,...

91

Tiếp tục thực hiện Chương trình phát triển đô thị nhằm đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, mở rộng các khu dân cư đô thị; xây dựng cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật trên địa bàn tỉnh vốn còn rất thiếu.

Căn cứ định hướng phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu của các Sở, ngành, địa phương, dự kiến đến năm 2025, đất phi nông nghiệp của tỉnh có diện tích 61.705 ha, tăng 5.771 ha so với năm 2020, bằng so với Quyết định 326/QĐ-TTg ngày 09/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Đất phi đất nông nghiệp sẽ được cụ thể hóa đến từng huyện, thành phố như bảng sau:

Bảng 18. Kế hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp (2021-2025) tỉnh An Giang

STT Hạng mục Hiện trạng

năm 2020

Kế hoạch năm 2025

Tăng, giảm (-)

(1) (2) (3) (4) (5)=(4)-(3)

I Chỉ tiêu Quốc gia phân

bổ tại QĐ 326/QĐ-TTg 61.705

II Chỉ tiêu tỉnh xác định 55.934 61.705 5.771

* Chênh lệch (II-I) 0

* Phân bổ các huyện, thị xã,

thành phố

1 TP. Long Xuyên 4.219 4.819 601

2 TP. Châu Đốc 2.079 2.407 328

3 TX. Tân Châu 3.728 4.021 293

4 Huyện An Phú 3.907 4.050 143

5 Huyện Châu Phú 6.036 6.365 329

6 Huyện Châu Thành 5.084 5.339 255

7 Huyện Tri Tôn 6.081 8.168 2.087

8 Huyện Tịnh Biên 4.686 5.717 1.031

9 Huyện Phú Tân 5.259 5.333 73

10 Huyện Chợ Mới 9.158 9.569 412

11 Huyện Thoại Sơn 5.698 5.917 220

Trong đất phi nông nghiệp, Quốc gia phân bổ các chỉ tiêu sử dụng đất sau:

a) Đất quốc phòng

An Giang là tỉnh biên giới giáp với Campuchia nên quốc phòng có vai trò, vị trí rất quan trọng để duy trì đảm bảo an ninh, an toàn khu vực. Do đó, trong kế hoạch sử dụng đất phải ưu tiên bố trí không gian đủ để các đơn vị quốc phòng hoạt động không những trong ngắn hạn đến năm 2025 mà còn gắn với tầm nhìn chiến lược quốc phòng lâu dài.

Theo chỉ tiêu phân bổ tại Quyết định 326/QĐ-TTg ngày 09/3/2022 của Thủ tướng chính phủ, chỉ tiêu sử dụng đất quốc phòng đến năm 2025 ở An Giang là

92

3.300 ha, tăng đến 2.609 ha so với hiện trạng sử dụng đất quốc phòng được thống kê đất đai năm 2020. Qua rà soát, nhu cầu đất quốc phòng được bố trí như trên bao gồm đất cho xây dựng các công trình, dự án phục vụ quốc phòng và toàn bộ không gian đất quốc phòng. Do đó, để đảm bảo hài hòa các mục tiêu sử dụng đất, trong kế hoạch sử dụng đất 2021-2025 vẫn bố trí đất quốc phòng là 3.300 ha, bằng với chỉ tiêu phân bổ của cấp quốc gia.

Các dự án trọng tâm thuộc lĩnh vực quốc phòng giai đoạn 2021 – 2025 được đầu tư trên địa bàn tỉnh như Thao trường huấn luyện Thoại Sơn 4 ha, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh ở Tri Tôn 7,37 ha, mở rộng Thao trường huấn luyện dân quân tự vệ huyện Châu Thành 0,81 ha,….(Chi tiết được thể hiện tại mục B.4-Biểu 09/CT).

Bảng 19. Kế hoạch sử dụng đất quốc phòng (2021-2025) tỉnh An Giang

STT Hạng mục Hiện trạng

năm 2020

Kế hoạch năm 2025

Tăng, giảm (-)

(1) (2) (3) (4) (5)=(4)-(3)

I Chỉ tiêu Quốc gia phân

bổ tại QĐ 326/QĐ-TTg 3.300

II Chỉ tiêu tỉnh xác định 690 3.300 2.609

* Chênh lệch (II-I) 0

* Phân bổ các huyện, thị xã,

thành phố

1 TP. Long Xuyên 65 68 2

2 TP. Châu Đốc 14 126 112

3 TX. Tân Châu 5 32 26

4 Huyện An Phú 25 69 44

5 Huyện Châu Phú 41 55 14

6 Huyện Châu Thành 4 18 14

7 Huyện Tri Tôn 21 1.450 1.429

8 Huyện Tịnh Biên 468 1.137 669

9 Huyện Phú Tân 1 32 31

10 Huyện Chợ Mới 23 76 53

11 Huyện Thoại Sơn 22 237 215

b) Đất an ninh

Kế hoạch sử dụng đất an ninh đến năm 2025 phải đáp ứng yêu cầu về đất đai cho an ninh trong tình hình mới, cùng với các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, thích ứng với biến đổi khí hậu,... để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Đảm bảo diện tích đất xây dựng các công trình phục vụ cho mục đích an ninh quốc gia, tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật, bảo đảm cho các lực lượng công

93

an từng bước được trang bị hiện đại, trước hết là cho lực lượng an ninh, cảnh sát cơ động, làm căn cứ cho việc xây dựng các công trình an ninh như: trụ sở làm việc, trung tâm huấn luyện, hệ thống trại giam, trại tạm giam, trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục cải tạo phạm nhân,... đồng thời hạn chế việc sử dụng tài nguyên đất lãng phí, bất hợp lý, kém hiệu quả.

Diện tích đất an ninh đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh An Giang được phân bổ tại Quyết định 326/QĐ-TTg ngày 09/3/2022 của Thủ tướng chính phủ là 265 ha, tăng 218 ha so với hiện trạng năm 2020.

Qua rà soát, nhu cầu đất an ninh được bố trí như trên bao gồm đất cho xây dựng các công trình, dự án phục vụ an ninh là 135 ha; còn 130 là đất rừng sản xuất, đất trồng lúa do các cơ quan an ninh quản lý, sử dụng ở địa bàn các huyện như Tịnh Biên, Tri Tôn, Thoại Sơn, An Phú,…

Do đó, để đảm bảo hài hòa các mục tiêu sử dụng đất và hạn chế tình trạng thực hiện đạt tỷ lệ thấp so với điều chỉnh quy hoạch được duyệt như trong thời kỳ 2016 - 2020 vừa qua, trong kế hoạch sử dụng đất 2021-2025 của tỉnh bố đất an ninh là 135 ha, bằng với phương án phân bổ và phân vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện trong Dự thảo quy hoạch tỉnh, thấp hơn phân bổ tại Quyết định 326/QĐ-TTg ngày 09/3/2022 của Thủ tướng chính phủ là 130 ha, tăng 88 ha so với hiện trạng năm 2020.

Các dự án trọng tâm thuộc lĩnh vực an ninh giai đoạn 2021 – 2025 được đầu tư trên địa bàn tỉnh như Trại tạm giam công an tỉnh – Long Xuyên 9 ha, Trụ sở công an huyện Phú Tân 2,5 ha, Trạm quản lý xuất nhập cảnh cửa khẩu Long Bình – An Phú 0,30 ha,….(Chi tiết được thể hiện tại mục B.5-Biểu 09/CT).

Bảng 20. Kế hoạch sử dụng đất an ninh (2021-2025) tỉnh An Giang

STT Hạng mục Hiện trạng

năm 2020

Kế hoạch năm 2025

Tăng, giảm (-)

(1) (2) (3) (4) (5)=(4)-(3)

I Chỉ tiêu Quốc gia phân

bổ tại QĐ 326/QĐ-TTg 265

II Chỉ tiêu tỉnh xác định 47 135 88

* Chênh lệch (II-I) -130

* Phân bổ các huyện, thị xã,

thành phố

1 TP. Long Xuyên 8 26 18

2 TP. Châu Đốc 3 8 5

3 TX. Tân Châu 2 8 6

4 Huyện An Phú 1 9 8

5 Huyện Châu Phú 5 21 16

6 Huyện Châu Thành 6 6 0

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM (2021 – 2025) CỦA TỈNH AN GIANG (Trang 94 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)