Phân tích thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM (2021 – 2025) CỦA TỈNH AN GIANG (Trang 37 - 40)

II. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

4. Phân tích thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

a) Hệ thống giao thông đường bộ

Qua điều tra và khảo sát, tổng chiều dài của hệ thống đường bộ trên địa bàn tỉnh là 5.615,8 km, tỷ lệ nhựa hóa toàn tỉnh đạt 54,1%, bao gồm:

- Quốc lộ có 4 tuyến với tổng chiều dài 153,2 km, tỷ lệ nhựa hóa đạt 100%.

+ Quốc lộ 80: Đoạn đi qua tỉnh An Giang dài 1,2 km thuộc địa phận xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn, mặt nhựa 7-9m, nền rộng 9-12m, chất lượng trung bình.

+ Quốc lộ 91: Dài 93,2 km, bắt đầu từ cầu Cái Sắn Lớn và kết thúc tại cửa khẩu Quốc tế Tịnh Biên. Đây là trục giao thông huyết mạch của tỉnh An Giang, kết nối Cần Thơ - An Giang - Campuchia, đi qua khu vực đông dân cư, lưu lượng xe đông.

+ Quốc lộ 91C: Dài 35,5 km, điểm đầu giao QL.91 tại thành phố Châu Đốc, điểm cuối tại cửa khẩu Khánh Bình. Tuyến chạy dọc theo sông Hậu và nhánh sông Hậu (Vĩnh Trường). Hiện tại đây là trục đường chính của huyện An Phú, kết nối Châu Đốc - An Phú - Campuchia qua cửa khẩu chính Khánh Bình.

+ Quốc lộ N1: Dài 23,3 km, điểm đầu giao QL.91 tại TT.Tịnh Biên, điểm cuối tại ranh tỉnh Kiên Giang, mặt nhựa 6m, nền rộng 9m, chất lượng tuyến trung bình.

29

Tuyến chạy dọc kênh Vĩnh Tế, kết nối tỉnh An Giang và Kiên Giang tạo điều kiện thuận lợi để người dân đi lại, giao lưu phát triển kinh tế.

- Đường tỉnh có 19 tuyến với tổng chiều dài 529,9 km, tỷ lệ nhựa hóa đạt 100%, bao gồm các tuyến: ĐT 941, 942, 943, 944, 945, 946, 947, 948, 949, 951, 952, 953, 954, 955A, 955A, 957, 958, 959, 960.

- Đường huyện có 3 tuyến với tổng chiều dài 1.020,8 km, tỷ lệ nhựa - cứng hóa đạt 75,7%.

- Đường xã có 1.093 tuyến với tổng chiều dài 3.211,5 km, tỷ lệ nhựa - cứng hóa đạt 30,3%.

- Đường đô thị có 1.324 tuyến với tổng chiều dài 692,5 km, tỷ lệ nhựa - cứng hóa đạt 87,1%.

- Đường chuyên dụng có 3 tuyến với tổng chiều dài 8,0 km, tỷ lệ nhựa - cứng hóa đạt 76,6%.

Bảng 4. Hiện trạng mạng lưới đường bộ tỉnh An Giang Stt Loại đường Số

tuyến C.dài (km) Kết cấu mặt Nhựa hóa (%) Nhựa BTXM CP+Đất

1 Quốc lộ 4 153,1 153,2 100,0%

2 Đường tỉnh 19 529,9 529,9 0,0 100,0%

3 Đường huyện 83 1.020,8 703,4 69,6 247,8 75,7%

4 Đường xã 1.09

3

3.211,5 684,9 289,6 2.237,0 30,3%

5 Đường đô thị 1.324 692,5 482,5 120,6 89,4 87,1%

6 Đường chuyên

dụng 3 8,0 6,1 1,9 76,6%

Tổng 2.526 5.615,8 2.560,0 479,8 2.576,0 54,1%

(Nguồn: Sở Giao thông vận tải tỉnh An Giang) b) Hệ thống giao thông đường thủy:

Giao thông đường thủy là thế mạnh của An Giang do có hệ thống sông, kênh rạch chằng chịt. Vận tải hàng hóa bằng đường thủy chiếm tỷ trọng lớn so với đường bộ. Trên địa bàn tỉnh hiện có 318 tuyến giao thông đường thủy với tổng chiều dài 2.719,9 km, trong đó: 18 tuyến do Trung ương quản lý với tổng chiều dài 384,6 km; 22 tuyến do tỉnh quản lý với tổng chiều dài 512,3 km; 278 tuyến do huyện quản lý với tổng chiều dài 1.822,9 km.

Giai đoạn vừa qua hệ thống đường thủy không có sự thay đổi nhiều, chi phí nạo vét các tuyến đường thủy hầu như không có, chủ yếu kết hợp với các công trình thủy lợi và nông nghiệp.

30

c) Công trình phục vụ vận tải:

- Toàn tỉnh có 15 bến xe khách tại các huyện, thị xã và thành phố; 06 bến xe tải; 02 trạm dừng nghỉ và các điểm, bãi đỗ taxi. Các b ến xe khách được chú tr ọ ng phát triển để phụ c vụ nhu cầu đ i lại của người dân.

- Cảng thủy cũng được đầu tư phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa:

+ Cảng biển: An Giang có 01 cảng biển là cảng Mỹ Thới, nằm trên sông Hậu, thuộc phường Mỹ Thạnh, TP Long Xuyên, có diện tích 4,26 ha.

+ Mở thêm cảng Gavi và cảng bốc xếp hàng hóa An Giang (đây là 2 cảng chuyên dùng).

+ Cảng nội địa có 04 cảng là cảng Bình Long thuộc thị trấn Cái Dầu, huyện Châu Phú có diện tích 2,1 ha; cảng nhà máy xi măng An Giang nằm trên sông Hậu thuộc phường Mỹ Thạnh, TP Long Xuyên có khả năng tiếp nhận tàu 1.500 tấn; cảng Công ty bê tông ly tâm An Giang nằm trên sông Hậu thuộc phường Mỹ Thới, TP Long Xuyên; cảng thủy nội địa hành khách Châu Đốc diện tích là 0,36 ha, được phép tiếp nhận các phương tiện thủy có sức chở 100 hành khách. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có hệ thống bến thủy nội địa, bến phà và bến khách ngang sông, phục vụ nhu cầu đi lại, giao lưu trao đổi hàng hóa của người dân trong khu vực.

4.2. Thủy lợi

Phát triển hệ thống thuỷ lợi đảm bảo cung cấp nước tưới, tiêu nước, chống lũ kết hợp giao thông nông thôn, cấp nước sinh hoạt, cải tạo đất và bố trí dân cư.

a) Hệ thống Kênh:

- Kênh cấp I: Có 25 kênh dài 582 km, năng lực phục vụ 194.600 ha, chiều rộng đáy bình quân 10 - 20 m (cá biệt kênh Xáng Tân Châu đáy rộng đến 80 m) và cao trình đáy từ -2.00 đến -3.00 m.

- Kênh cấp II: Có 286 kênh dài 1.065 km, năng lực phục vụ 228.350 ha, chiều rộng đáy bình quân 6 - 8m và cao trình đáy từ -1.50 đến -2.00m.

- Kênh cấp III: Có 2.120 kênh dài 4.005 km, năng lực phục vụ 174.219 ha, chiều rộng đáy bình quân 2 - 4m và cao trình đáy từ 0.00 đến 1.50 m.

b) Trạm bơm điện có hơn 1 nghìn trạm bơm điện với khoảng 2,2 nghìn máy bơm phục vụ tưới, tiêu cho khoảng 122 nghìn ha đất sản xuất nông nghiệp.

c) Hệ thống cống có khoảng hơn 3 nghìn cống các loại có năng lực phục vụ khoảng 205 nghìn ha.

d) Hồ chứa nước toàn tỉnh có 12 hồ phục vụ tưới tiêu cho gần 1,4 nghìn ha đất nông nghiệp và phục vụ nước sinh hoạt cho khoảng 12 nghìn dân.

31

Ngoài ra, toàn tỉnh còn có hơn 500 tiểu vùng đê bao kiểm soát lũ với tổng diện tích 205 nghìn ha. Nhiều vùng đã thực hiện thuỷ lợi hoá nội đồng, chủ động cấp thoát nước phục vụ sản xuất.

Bảng 5. Hiện trạng hệ thống sông, kênh do cấp huyện quản lý

Stt Huyện/ Thị Số tuyến Chiều dài (km)

Chiều dài (km)

Cấp IV Cấp V Cấp VI

1 TP.Long Xuyên 26 108,0 7,5 2,3 98,3

2 H.Chợ Mới 38 197,3 197,3

3 H.Phú Tân 14 140,7 9,4 131,4

4 H.An Phú 18 61,3 5,2 56,1

5 H.Tri Tôn 19 160,6 17,1 143,5

6 H.Tịnh Biên 28 102,6 7,9 94,6

7 H.Châu Thành 57 313,4 37,6 275,8

8 H.Thoại Sơn 36 279,8 2,0 277,8

9 TP.Châu Đốc 4 29,2 29,2

10 H.Châu Phú 34 401,9 401,9

11 TX.Tân Châu 4 28,1 11,4 16,7

Tổng 278 1.822,9 7,5 92,9 1.722,6

(Nguồn: Sở Giao thông vận tải tỉnh An Giang) 4.3. Thực trạng phát triển đất năng lượng

- Điện mặt trời: Có 04 dự án Nhà máy điện mặt trời đã vận hành và phát điện thương phẩm với tổng công suất 320 MWp và 11 dự án Nhà máy điện mặt trời đã được UBND tỉnh có văn bản gửi Bộ Công Thương thẩm định bổ sung vào quy hoạch phát triển điện lực với tổng công suất 2.179 MWp. Riêng hệ thống điện mặt trời áp với tổng công suất lắp đặt khoảng 183 MWp hòa vào lưới điện quốc gia.

- Điện gió: Có 05 dự án Nhà máy điện gió được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương khảo sát, nghiên cứu lắp trụ đo gió với tổng công suất 620 MW. Đến nay có 01 dự án đã lắp trụ đo gió và báo cáo kết quả về Sở Công Thương, 04 dự án còn lại trong quá trình nghiên cứu, khảo sát.

- Điện sinh khối: Có 04 dự án Nhà máy điện sinh khối đã được UBND tỉnh có văn bản gửi Bộ Công Thương thẩm định bổ sung vào quy hoạch phát triển điện lực với tổng công suất 410 MW.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM (2021 – 2025) CỦA TỈNH AN GIANG (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)