Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM (2021 – 2025) CỦA TỈNH AN GIANG (Trang 142 - 145)

IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

4. Các giải pháp khác

4.1. Giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu

- Hoàn thiện cơ sở dữ liệu đất đai, cập nhật các kịch bản biến đổi khí hậu và nâng cao chất lượng dự báo phát triển KT-XH. Đây là việc hết sức quan trọng để nâng cao hiệu quả QLNN về đất đai nói chung và hoàn thiện QHSDĐ nói riêng. Việc cập nhật các kịch bản BĐKH và nâng cao chất lượng dự báo phát triển KT-XH khi được thực hiện tốt trong thực tế sẽ tạo thuận lợi cho việc tích hợp thích ứng BĐKH vào QHSDĐ, phân bổ các chỉ tiêu sử dụng đất, tính toán sát nhu cầu sử dụng đất của các địa phương, các ngành.

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của tổ chức bộ máy và kiện toàn đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ QLNN về đất đai nói chung và về QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH nói riêng theo hướng tinh gọn, tránh chồng chéo, phân cấp

134

rõ ràng giữa trung ương và địa phương. Chất lượng đội ngũ cán bộ cần phải được đặc biệt chú trọng cả về kiến thức, kỹ năng và thái độ.

- Nâng cao hiệu quả lấy ý kiến của nhân dân, các nhà khoa học, các chuyên gia am hiểu về QHSDĐ đóng góp ý kiến, kiến nghị về hoạt động QHSDĐ. Đây là giải pháp hết sức quan trọng để tập hợp, phát huy trí tuệ của nhân dân, của các chuyên gia, các nhà khoa học trong quá trình QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng với BĐKH.

4.2. Giải pháp về tăng cường nhân sự và đào tạo nguồn nhân lực

Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cần thực hiện đồng bộ về khung pháp lý, đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, sử dụng, trọng dụng, đề bạt bổ nhiểm, có chính sách tạo động lực làm việc cho đội ngũ cán bộ về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đồng thời phải có chế tài giám sát việc lợi dụng các lỗ hổng của pháp luật đất đai trong việc lập, thẩm định, xét duyệt, phê duyệt, điều chỉnh, công bố và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Bổ sung nhân lực, chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm cho cán bộ địa chính, nhất là trong công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng.

- Tổ chức đào tạo: Đào tạo lại bao gồm cả nâng cao kỹ năng tác nghiệp theo tiêu chuẩn quốc gia đối với cán bộ của các doanh nghiệp và đào tạo kỹ thuật, trình độ quản lý cho các chủ trang trại hay chủ hộ gia đình.

- Mở rộng hệ thống, loại hình đào tạo nghề, đổi mới công tác hướng nghiệp và tập trung đào tạo nghề gắn với các khu công nghiệp, chế biến nông - thủy sản, may mặc... để đáp ứng yêu cầu của sản xuất.

4.3. Giải pháp về thực hiện các chính sách

- Công khai, tuyên truyền kê hoạch sử dụng đất và pháp luật về đất đai, thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện theo kế hoạch.

- Chỉ đạo thực hiện đồng bộ, thường xuyên những nội dung quản lý của Nhà nước về đất đai trong toàn huyện. Đảm bảo theo đúng phương án kế hoạch sử dụng đất được duyệt phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.

- Đối với các trường hợp vi phạm Luật đất đai, sử dụng không đúng mục đích, không xây dựng đúng tiến độ dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đề nghị xử lý nghiêm minh.

- Tiếp tục cụ thể hóa các điều khoản của Luật Đất đai, các văn bản của Trung ương phục vụ cho quá trình quản lý và sử dụng đất.

- Chính sách ưu tiên phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

135

- Chính sách đầu tư đồng bộ giữa giao thông và thủy lợi bố trí với việc kết hợp các tuyến dân cư để tiết kiệm đất.

- Chính sách phát triển các điểm dân cư nông thôn theo hướng đô thị hóa tại chỗ, tránh tình trạng tập trung dân cư vào các đô thị.

- Chính sách về khuyến khích sử dụng tiết kiệm diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa bằng cách quy tập nghĩa trang, nghĩa địa.

4.4. Giải pháp về khoa học, công nghệ

- Bố trí đủ cơ sở vật chất, từng bước ứng dụng khoa học công nghệ trong việc lập, giám sát và thực hiện quy hoạch.

- Cần có sự tham gia tích cực của các nhà khoa học, các nhà quản lý trong và ngoài ngành để nâng cao chất lượng của công tác lập quy hoạch.

- Ứng dụng công nghệ tiên tiến vào phát triển sản xuất công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp, dịch vụ... nhằm sản xuất ra hàng hóa có số lượng nhiều và chất lượng tốt, giá thành rẻ đối với hàng hóa chủ lực, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh và yêu cầu thị trường trong và ngoài nước.

- Tập trung xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ, chú trọng phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ có trình độ cao ở các ngành mũi nhọn của huyện.

Thực hiện xã hội hóa hoạt động khoa học và công nghệ theo Luật khoa học và công nghệ.

- Tăng cường đổi mới cơ chế và hoàn thiện chính sách pháp luật trong lĩnh vực khoa học công nghệ và môi trường phù hợp với địa phương, tạo môi trường cho hoạt động khoa học và công nghệ, trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội.

136

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM (2021 – 2025) CỦA TỈNH AN GIANG (Trang 142 - 145)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)