2.1. Hiện trạng môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội quận Thủ Đức
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Quận Thủ Đức có vị trí địa lý từ 10o41’86”- 10o46’97”vĩ Bắc và 106o49’20”- 106o53’81”kinh Đông, cửa ngõ phía Bắc-Đông Bắc của TP. HCM có diện tích 47,76 km2. Quận Thủ Đức nằm trên trục lộ giao thông quan trọng nối liền TP. HCM với khu vực miền Đông Nam Bộ, miền Trung và miền Bắc, được bao bọc bởi sông Sài Gòn và xa lộ Sài Gòn-Biên Hòa (Quốc lộ 52). Ranh giới địa lý của Quận giáp với:
- Phía Đông : giáp với Quận 9.
- Phía Tây : giáp với Quận 12.
- Phía Nam : giáp với sông Sài Gòn - Quận 2 – Quận Bình Thạnh.
- Phía Bắc : giáp với Huyện Thuận An, Tỉnh Bình Dương.
Hình 2.1: Bản đồ hành chính Quận Thủ Đức
2.1.1.2 Điều kiện khí hậu
Đặc điểm mưa: Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, được phân làm 2 mùa là: mùa khô và mùa mưa tương ứng với hướng gió Đông Bắc vào mùa khô và hướng gió Tây Nam vào mùa mưa. Do tính chất của gió mùa nhiệt đới nên mưa rào đến nhanh và kết thúc nhanh, mưa ngày thường là sự hình thành của 1 hoặc 2 trận mưa (phần lớn là 1 trận trong ngày). Mùa khô, từ tháng 7 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa hầu như không đáng kể. Có những tháng hầu như không mưa, từ tháng 5 đến tháng 11. Với hệ quả của tình hình BĐKH chung, các đặc trưng lượng mưa theo thời điểm có xu thế gia tăng và đây cũng là một nhân tố góp phần làm gia tăng lượng dòng chảy, gây nên sự lạc hậu của các hệ thống thoát nước vốn được xây dựng đã lâu. Việc ô nhiễm không khí đã đến mức báo động. Khi triều cường hay có mưa lớn gây ra ngập úng kéo dài có khi đến 2,3 ngày mới rút hẳn. Mức triều cường đã tăng liên tiếp và đạt tới mức 1,57m (năm 2011).
Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình 270C, tháng 4 có nhiệt độ cao nhất 29oC, tháng 12 có nhiệt độ thấp nhất 25,5oC. Biên độ nhiệt thấp nhất 3,5oC. Đặc điểm về nhiệt độ không khí ở thành phố khá ổn định, phù hợp với quy luật biến thiên trong năm của nhiệt độ vùng nhiệt đới.
Bức xạ: quận Thủ Đức ở vào vĩ độ thấp, vị trí mặt trời luôn cao và ít thay đổi qua các tháng trong năm, do đó chế độ bức xạ rất phong phú và ổn định. Thời gian chiếu sáng trong ngày giữa các tháng thay đổi rất nhỏ. Tháng 6 có thời gian chiếu sáng dài nhất, tháng 7 có thời gian chiếu sáng ngắn nhất. Tháng 4 và tháng 8 là 2 tháng có độ cao mặt trời cao nhất và tháng 6 là tháng có thời gian chếu sáng dài nhất trong năm.
Độ ẩm không khí: Các tháng mùa mưa có độ ẩm trung bình từ 80% trở lên, các tháng mùa khô từ 70 – 75%. Độ ẩm tương đối thấp nhất vào các tháng giữa mùa khô. Độ ẩm tương đối nghịch biến với nhiệt độ cho nên trong ngày khi nhiệt độ đạt tới cực tiểu cũng là lúc độ ẩm tương đối đạt lớn nhất và ngược lại. Thông thường, lúc 13 – 14 giờ độ ẩm không khí xuống thấp nhất, sau 15 giờ tăng dần đến 7 giờ sáng hôm sau và đạt đến mức cao nhất, từ 8 giờ bắt đầu giảm cho tới 3 giờ.
Bảng 2.1: Độ ẩm trung bình theo các tháng tại các trạm.
TT Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
1 Tân Sơn Nhất 72,9 71,2 71,0 72,7 78,9 83,0 83,4 84,2 85,7 84,9 81,0 75,9 78,7
2 Biên Hòa 72,4 67,9 68,8 71,3 78,8 83,2 85,1 85,8 80,4 86,0 83,0 77,7 78,4 (Nguồn: Viện kỹ thuật nhiệt đới và bảo vệ môi trường, 2005)
Chế độ gió: Hướng gió thịnh hành thay đổi rõ rệt theo mùa. Mùa đông: gió Đông Bắc, mùa hè: gió Tây và Tây Nam. Các đặc trưng được thống kê như sau:
Từ tháng 10 đến tháng 1: chủ yếu gió Bắc, từ tháng 2 đến tháng 4 gió Đông và lệch Đông Nam.
Từ tháng 5 đến tháng 10: gió Tây Nam và gió Tây, thịnh hành nhất từ tháng 6 đến tháng 9, tháng 10 tuy còn gió Tây Nam những đã suy yếu nhiều.
Tốc độ gió trung bình lớn nhất xảy ra trong các tháng 6 - 9. Từ tháng 11 - 5 năm sau, tốc độ gió trung bình nhỏ nhất.
Bảng 2.2: Tầng suất và tốc độ gió trung bình theo 16 hướng trạm Tân Sơn Nhất
Tháng
Hướng gió I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Lặng % 4,4 4,4 1,6 2,3 4,8 6,6 6,0 5,9 8,6 8,7 6,7 5,6 5,5 N % 15,3 7,4 3,7 1,8 4,0 2,9 2,0 2,3 3,3 9,3 19,5 19,6 7,6 m/s 2,4 2,3 2,4 2,2 2,1 2,2 2,4 2,3 2,2 2,0 2,4 2,6 2,3 NNE % 8,1 5,4 2,6 2,0 3,3 1,4 1,3 1,9 1,8 6,8 9,3 11,3 4,6 m/s 2,4 2,2 2,4 2,5 2,1 1,8 2,1 2,0 2,2 2,0 2,4 2,2 2,2 NE % 9,2 7,0 4,5 3,2 5,5 2,9 1,5 2,5 3,7 7,9 9,7 10,2 5,7 m/s 2,4 2,3 2,5 2,6 2,2 1,8 1,7 2,0 1,9 2,2 2,4 2,4 2,2 ENE % 5,1 3,5 3,5 2,3 4,9 2,6 1,3 1,7 2,5 5,4 5,4 6,3 3,7 m/s 2,2 2,4 2,6 2,6 2,2 1,8 1,8 2,0 2,0 2,2 2,4 2,2 2,2 E % 11,4 12,8 11,4 13,5 10,6 3,2 2,3 2,8 4,8 7,1 8,3 8,4 8,1 m/s 2,6 2,7 2,9 3,2 2,6 1,9 1,9 2,0 2,2 2,4 2,5 2,6 2,5 ESE % 7,3 11,3 14,0 11,3 3,7 1,3 0,8 1,7 2,6 4,9 4,5 4,2 5,6 m/s 2,9 3,2 3,4 3,3 2,6 2,0 1,9 2,2 2,2 2,8 3,1 2,6 2,7 SE % 10,1 18,7 20,3 22,7 9,0 2,0 1,3 2,0 2,9 6,2 4,1 5,0 8,7 m/s 3,2 3,6 3,7 3,8 3,4 2,3 2,4 2,5 2,3 2,8 2,8 2,8 3,0 SSE % 8,3 11,7 16,0 20,2 9,2 2,8 1,7 1,9 2,4 5,9 4,4 4,6 7,4 m/s 3,2 3,8 4,2 4,4 3,6 2,4 2,3 2,6 2,4 2,8 2,6 2,7 3,1 S % 6,6 10,9 15,2 13,0 11,3 6,5 5,1 3,9 4,7 6,1 3,2 3,8 7,5 m/s 3,0 3,9 4,0 3,9 3,2 2,6 2,6 2,6 2,6 2,7 2,7 2,6 3,0 SSW % 1,5 1,6 1,8 2,9 7,5 9,4 8,9 7,4 7,7 3,6 1,8 1,3 4,6 m/s 2,6 3,2 3,2 3,2 3,0 3,1 3,1 3,2 3,0 2,6 2,6 2,4 2,9 SW % 1,4 1,3 1,5 2,5 8,7 18,4 20,8 20,7 17,5 5,0 2,1 1,7 8,5 m/s 2,5 2,6 2,7 2,2 3,4 3,6 3,8 3,8 3,4 2,8 2,4 2,3 3,0 WSW % 1,2 0,7 0,6 1,0 6,5 16,5 21,9 22,1 15,8 4,5 2,0 1,8 7,9 m/s 2,3 2,4 2,6 2,4 3,5 4,0 4,2 4,4 3,6 3,2 2,4 2,2 3,1 W % 2,2 1,4 1,1 1,5 8,1 20,0 20,9 20,8 17,8 10,8 5,7 3,1 9,5 m/s 2,1 2,1 2,2 2,5 3,4 3,8 4,3 4,5 3,8 3,0 2,4 2,2 3,0 WNW % 2,0 1,3 0,6 0,5 3,2 4,2 5,2 4,2 5,3 4,7 4,2 3,4 3,2 m/s 1,9 1,9 2,0 1,8 2,8 3,5 3,9 3,5 3,3 2,7 2,2 2,0 2,6 NW % 4,2 2,5 1,1 0,9 2,4 3,3 3,4 2,1 4,6 6,3 6,8 6,1 3,6 m/s 2,2 2,2 2,0 1,9 2,4 2,9 3,0 3,0 2,8 2,6 2,4 2,2 2,5 NNW % 6,1 2,5 2,1 0,9 2,1 2,4 1,8 2,0 2,5 5,4 8,8 8,9 3,8 m/s 2,3 2,2 2,3 2,2 2,4 2,2 2,6 2,4 2,4 2,4 2,6 2,4 2,4
(Nguồn: Viện kỹ thuật nhiệt đới và bảo vệ môi trường, 2005)
Bảng 2.3: Xác suất theo các cấp vận tốc gió ở TP. HCM
Tháng
Cấp (m/s) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
0 -1.9 28,5 21,2 14,0 14,3 23,4 23,9 19,0 18,9 27,1 33,4 33,8 31,7 24,1 2,0-2,9 49,0 43,4 39,6 35,4 41,8 39,6 33,9 33,0 38,6 43,8 45,9 50,0 41,2 3,0-4,9 20,2 29,3 35,5 37,6 24,5 26,6 31,4 31,7 25,6 18,8 18,0 16,2 26,3
≥0,5 2,3 6,1 10,9 12,7 10,3 9,9 15,7 16,4 8,7 4,0 2,3 2,1 8,5 (Nguồn: Viện kỹ thuật nhiệt đới và bảo vệ môi trường, 2005)
Địa hình: Địa hình tương đối bằng phẳng, trải dài trên miền đất cao lượn sóng của khu vực Đông Nam Bộ. Phía Bắc là những đồi thấp, theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, kéo dài từ Thuận An (Bình Dương) về hướng Nam. Vùng địa hình thấp, trũng, khá bằng phẳng kéo dài đến bờ sông Đồng Nai và sông Sài Gòn. Sự phân bố các cấp địa hình quận Thủ Đức thể hiện ở hình 2.2.
- Ở vùng địa hình trũng (có nơi có cao trình <0,0m), chịu tác động thường xuyên của thủy triều nên vùng địa hình này khá bằng phẳng và hình thành nên mạng lưới sông rạch khá dày.
Hình 2.2: Phân bố các cấp địa hình Quận Thủ Đức