Một số công cụ kinh tế được sử dụng trong quản lý MT

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế chất thải làm giảm chi phí xử lý chất thải rắn sinh hoạt và tăng thêm ngân sách cho thành phố hồ chí minh (Trang 55 - 59)

2.6 Cơ sở lý thuyết Quản lý bằng các công cụ MT

2.6.2. Một số công cụ kinh tế được sử dụng trong quản lý MT

2.6.2.1. Phí môi trường [Hoàng Xuân Cơ, 2005, Giáo trình Kinh tế Môi trường, tr.109, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội]

Thuế: là khoản thu cho ngân sách, dùng để chi cho mọi hoạt động của Nhà nước. Thuế MT nói chung hay thuế ô nhiễm MT nói riêng đều do Nhà nước đặt ra, thu về cho ngân sách, dùng để chi chung, không chỉ chi riêng cho công tác BVMT.

Phí: là khoản thu của Nhà nước nhằm bù đắp một phần chi phí thường xuyên và không thường xuyên đối với công tác quản lý, điều phối hoạt động của người nộp phí.

Lệ phí: là khoản thu có tổ chức, bắt buộc với những người được hưởng lợi hoặc sử dụng một dịch vụ nào đó do Nhà nước hoặc cơ quan được Nhà nước cho phép cung cấp. Khác với phí MT, muốn thu lệ phí MT phải chỉ rõ lợi ích của dịch vụ mà người trả lệ phí được hưởng, còn đối với phí MT, đôi khi lợi ích này chưa được rõ ràng.

Ngoài ra còn có Phí phát thải, phí sản phẩm, phí sử dụng, Giấy phép mua bán cô ta, hệ thống ký thác-hoàn trả, thuế ô nhiễm nhằm hỗ trợ, BVMT trong các hoạt động kinh tế, xã hội.

2.6.2.2. Kinh nghiệm sử dụng các công cụ kinh tế của các nước phát triển trong quản lý MT.

Hiện nay ở nhiều nước trên thế giới đã sử dụng công cụ kinh tế nhằm khuyến khích hành vi tích cực với MT. Trong các công cụ chỉ ra ở mục 2.7.1 và 2.7.2.1, thu phí dưới hình thức này hay hình thức khác hiện đang áp dụng nhiều tại các nước OECD. Những khuyến khích kinh tế mà các công cụ này tạo ra dưới các dạng sau:

- Thay đổi trực tiếp các mức giá cả hoặc chi phí.

- Thay đổi gián tiếp các mức giá cả hoặc chi phí thông qua những biện pháp tài chính hoặc thuế khóa, ngân sách.

- Tạo lập thị trường và hỗ trợ thị trường.

Việc lựa chọn công cụ hay nhóm các công cụ phụ thuộc vào nhiều điều kiện, không chỉ có hiệu quả kinh tế mà cả những điều mà nhiều khi các nhà phân tích chính sách bỏ qua. Nhóm các công cụ được chọn vừa phải có hiệu quả kinh tế vừa phải có tính công bằng, khả thi về mặt quản lý, tin cậy được và thực hiện góp phần vào việc cải thiện MT.

Bảng 2.4: Lĩnh vực Công cụ khuyến khích kinh tế áp dụng tại các nước OECD

Quốc gia

Lệ phí ô nhiễm

Lệ phí

sử dụng

Lệ phí sản phẩm

Lệ phí cấp giấy phép và kiểm

soát

Đánh thuế phân biệt

Trợ giá (trợ cấp, vay ưu đãi)

Ký thác hoàn

trả

Tạo ra thị trường T

Ổ N Không G

Khí Nước Rác Tiếng Ồn

Mua bán giấy phép

Can thiệp

thị trường

Úc x x x x 4

Bỉ x x x 3

Canađa x x x 3

Đan Mạch x x x x x 5

Phần Lan x x x x x x 6

Pháp x x x x x x x 7

Đức x x x x x x x 7

Ý x x x x 4

Nhật x x x 3

Hà Lan x x x x x x x x 8

Quốc gia

Lệ phí ô nhiễm

Lệ phí

sử dụng

Lệ phí sản phẩm

Lệ phí cấp giấy phép và kiểm

soát

Đánh thuế phân biệt

Trợ giá (trợ cấp, vay ưu đãi)

Ký thác hoàn

trả

Tạo ra thị trường T

Ổ N Không G

Khí Nước Rác Tiếng Ồn

Mua bán giấy phép

Can thiệp

thị trường

Na Uy x x x x x 5

Thụy Điển x x x x x x 6

Thụy Sỹ x x x 3

Anh x x x x 4

Mỹ x x x x x x 6

Tổng cộng 2 4 4 7 15 7 11 6 9 6 1 2 74

(Nguồn: OECD. Final report Paris 2002)

Ta thấy, hơn 50% là các công cụ khuyến khích kinh tế là thuế/phí, chỉ có khoảng 30% là trợ giá và số còn lại là các công cụ ký thác hoàn trả và các chương trình chuyển nhượng khác. Các công cụ này được áp dụng không những quản lý MT, điều tiết kinh tế vĩ mô cho mỗi quốc gia mà còn tăng thêm nguồn ngân sách cho quốc gia đó.

Nhận xét chung: Tại các nước phát triển, khái niệm một xã hội tuần hoàn tái chế rác thải dựa trên 3Rs (Reduce: giảm phát thải, Reuse: tái sử dụng, Recycle: tái chế) đã và đang được tiếp cận nhằm mục đích khai thác và tận dụng lại những giá trị có thể sử dụng được của tài nguyên, với các mục tiêu BVMT và nâng cao chất lượng sống của người dân hướng tới mục tiêu PTBV. Những thành tựu của khoa học và công nghệ MT đã cung cấp nhiều giải pháp, quy trình để xử lý CTR khi chúng tạo ra, các phương thức chế biến CTRSH thành tài nguyên tái tạo (dưới dạng nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng) ngày càng được xã hội và công chúng chấp nhận, ưa chuộng cao.

Các quốc gia trên thế giới đều có chung xu hướng nhắm đến CTRĐT, CTRSH, đến các phế liệu hàng hóa tiêu dùng sinh hoạt hàng ngày. Cần có sự tham gia của thành phần kinh tế tư nhân, tư nhân hóa hay xã hội hóa một phần hoạt động

2.6.2.3. Ý nghĩa kinh tế của phí tái chế và trợ cấp tái chế a. Kinh tế học của phí/thuế

Các loại phí tượng tự như thuế về bản chất là một biện pháp kinh tế can thiệp vào thị trường của Chính phủ đối tượng can thiệp có thể là người tiêu dùng hoặc nhà sản xuất một hàng hóa nào đó nhằm khuyến khích phát triển (khi giảm thuế) hoặc hạn chế một hàng hóa nào đó (Annne C. Steinemann et.al., 2005).

b. Kinh tế học của trợ cấp

Ngược lại với phí/thuế, khi Chính phủ trợ cấp. Như vậy khi có trợ cấp cho hàng hóa nào đó, làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp tăng thêm, khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng sản xuất và thu hút các doanh nghiệp khác tham gia vào thị trường hàng hóa này. Giúp đạt mục tiêu khuyến khích tham gia và mở rộng sản xuất ngành của Chính phủ.

Tóm lại, cho dù tác động gây tổn thất vô ích đối với hiệu quả kinh tế của phí/thuế hay trợ cấp, việc cân nhắc sử dụng công cụ này của Chính phủ còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như vấn đề MT, vấn đề lao động việc làm hay phúc lợi xã hội khác…

c. Thuế ô nhiễm tối ưu (thuế Pigou)

Thuế ô nhiễm và mục tiêu tối đa hoá phúc lợi xã hội

Theo cách tiếp cận ô nhiễm tối ưu thứ nhất vừa nêu ở trên, người gây ô nhiễm cần phải giảm sản lượng về mức tối ưu xã hội. Để tạo được một động cơ kinh tế cho người gây ô nhiễm thay đổi mức sản lượng của mình, cần phải buộc họ chịu đầy đủ chi phí xã hội của việc sản xuất, bao gồm cả chi phí cá nhân (nguyên vật liệu, nhà xưởng, vốn, lao động…) và chi phí ngoại ứng MT. Pigou đã đưa ra ý tưởng về việc đánh thuế đối với những người gây ô nhiễm.

Nguyên tắc đánh thuế do Pigou nêu ra là: “Mức thuế ô nhiễm tính cho mỗi Đơn vị sản phẩm gây ô nhiễm có giá trị bằng chi phí ngoại ứng do Đơn vị sản phẩm gây ô nhiễm gây ra tại mức sản lượng tối ưu xã hội Q*".

Nếu ký hiệu mức thuế là t*, ta có t* = MEC(Q*)

Hình 2.7: So sánh hiệu quả của việc sử dụng thuế và tiêu chuẩn khi độ dốc của đường MNPB nhỏ hơn so với đường MEC.(Nguồn: Hoàng Xuân Cơ , 2005, Giáo trình Kinh tế Môi trường, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội)

Loại thuế này nhằm mục đích buộc nhà sản xuất phải “nội hoá các ngoại ứng” và điều chỉnh mức hoạt động của mình về sản lượng tối ưu xã hội, vì thế người ta gọi là “thuế ô nhiễm tối ưu”. Người ta cũng gọi là thuế Pigou để kỷ niệm người đã có công đầu tiên đề xuất ra loại thuế này.

d. Phí xả thải

Phí xả thải là một loại phí đánh vào lượng chất thải thực tế của người sản xuất. Đây cũng là một dạng thuế Pigou, chúng ta có thể gọi là phí Pigou. Để xác định mức phí tính trên mỗi Đơn vị chất thải, người ta cần căn cứ vào chi phí cần thiết để làm giảm Đơn vị ô nhiễm đó. Khi áp dụng phí xả thải, người gây ô nhiễm sẽ có phản ứng phù hợp để nhằm tối thiểu hoá chi phí của mình.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế chất thải làm giảm chi phí xử lý chất thải rắn sinh hoạt và tăng thêm ngân sách cho thành phố hồ chí minh (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)