Phân tích sự Giảm thiểu chất thải theo 3R có quy mô và khoa học

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế chất thải làm giảm chi phí xử lý chất thải rắn sinh hoạt và tăng thêm ngân sách cho thành phố hồ chí minh (Trang 90 - 101)

3.7. Đề xuất một số giải pháp kinh tế chất thải

3.7.2. Phân tích sự Giảm thiểu chất thải theo 3R có quy mô và khoa học

Thử tính khối lượng CTRSH của quận Thủ Đức. Ta ước lượng được khối lượng trung bình thu gom vận chuyển rác trên địa bàn quận Thủ Đức đem đi xử lý năm 2013 là: 146.043,3 tấn/365 ngày = 400,12 tấn/ngày. Ta xét bình quân mỗi ngày lượng chất thải là: 390 tấn/ ngày.

Qua các kết quả phân tích cho thấy thành phần CTRSH trên địa bàn Quận Thủ Đức cũng tương tự như thành phần CTRSH chung của thành phố là có chất hữu cơ (thức ăn dư thừa, rau quả…) chiếm tỷ lệ cao, dao động từ 61,0 - 90,4%.

Trong đó bao gồm chất hữu cơ dễ phân hủy chiếm từ 55->65%. Chọn thông số tính toán là 60%.

Chất hữu cơ khó/không phân hủy chiếm từ 35->45%. Chọn thông số tính toán là 30%. Thành phần chất thải có thể tái chế, tái sử dụng có giá trị cao như giấy, thủy tinh, kim loại, nhựa chiếm tỷ lệ tương đối lớn từ 8-14 %. Chọn thông số tính toán là 8%.

Thành phần CTRSH ít/không có giá trị tái chế, tái sử dụng thấp là các chất vô cơ như: đất, cát, xỉ than đốt lò,..hay các chất hữu cơ có nhiệt lượng thấp và độ ẩm cao như : vải vụn, quần áo, tả, gỗ vụn,….chiếm tỷ lệ từ 3- 5%. Chọn thông số tính toán là 2%.

3.7.2.2. Phân tích chi phí xử lý CTRSH của quận năm 2013

Bảng 3.14: Tình hình nộp phí theo QĐ 88 của quận Thủ Đức năm 2013 Năm 2013

Số phí dự kiến thu được

Số hộ/đối tượng quản lý trên

địa bàn

Số hộ /đối tượng đăng ký

nộp phí

Tỷ lệ % tham gia đóng phí

Số hộ gia đình (A)*20.000 71.143 51.568 72,48

Phòng Trọ (B)*10.000 50.490 43.084 85,33

Ngoài hộ Gia Đình

(C) * {(I)*3+(II)*2

+(III)*1/2)}/6 1.279 1.012 79,12

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Thủ Đức) Nếu thu đúng và thu đủ số liệu trên theo QĐ 88 thì ít nhất ta có:

(71.143 x 20.000 +50.490 x 10.000 + 1.279 x 200.000) đồng x12 tháng = 26.202,72 triệu đồng/ năm.

Trong khi đó, thực tế cả năm 2013, tổng phí Phòng Tài Chính quận thu được tại nguồn là: 2.180.392.002 đồng.

Chi phí vận chuyển rác năm 2013 cho quận Thủ Đức do Công ty DVCI quận Thủ Đức được thanh toán là: 36.831,27 triệu đồng.

Chi phí quét thu gom rác năm 2013 cho quận Thủ Đức là: 163.226.000 m2 x 99.923 đồng/ 1.000 m2 = 16.310,03 triệu đồng.

Theo Thông tư số 17/2012/TT-BCT do Bộ Công thương ban hành, giá bán điện tại TP.HCM được quy định như sau:

Bảng 3.15: Biểu giá bán điện tại TP.HCM (áp dụng từ 22/12/2012) Giờ thấp điểm

(USD/kWh)

Giờ Cao điểm (USD/kWh)

Giờ bình thường (USD/kWh)

Dùng cho sản xuất 0,041 0,116 0,064

Dùng cho kinh doanh 0,065 0,178 0,105

Dùng cho sinh hoạt (hộ

nghèo cho 50kWh) 0.048

Dùng cho sinh hoạt 0,061 0,105 0,083

Bảng 3.16: Chi phí xử lý chất thải của một số đơn vị Năm Khối lượng

rác

Công ty VWS

Công ty Cổ phần Vietstar

Công ty MTĐT (tại bãi chôn lấp số 2)

Công ty Tâm Sinh Nghĩa (tấn) 21 USD/tấn 15USD/tấn 12 USD/tấn 10 USD/tấn 2013 390 x 365 2.989.350 2.135.250 1.708.200 1.423.500

142.350 62,776 tỷ 44,840 tỷ 35,8722 tỷ 29,893 tỷ (Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố)

(Tính một USD bằng 21.000 VND, Chọn giá trị xử lý trung bình do Công ty MTĐT thực hiện). Tổng phí mà ngân sách Nhà nước cần bù cho công tác quét, thu gom vận chuyển, xử lý rác của Quận Thủ Đức năm 2013 có thể xét là:

26.202,72 triệu đồng - 2.180,39 triệu đồng + 36.831,27 triệu đồng + 16.310,03 triệu đồng + 35.872,20 triệu đồng = 113.035,827 triệu đồng/năm.(Làm tròn)

3.7.2.3. Phân tích xử lý, tái chế-tái sinh CTRSH tạo ra kinh phí và tăng ngân sách từ nguồn tài nguyên tái tạo

A. Chất thải rắn sinh hoạt có thể tái sinh cho ra các sản phẩm sau:

a. Điện (Đ, Kwh/ năm)

Điện sản xuất từ chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học (biogas ký hiệu là Đb) Đb = 390 tấn CTR/ngày x 365 ngày/năm x 60% x 100 m 3 khí/ tấn CTR x 4.236,4 Kcal/m 3 x 30% x 0,00116222 Kwh/Kcal x 90% = 11.354.233 Kwh/năm.

Điện sản xuất từ chất hữu cơ khó/không phân hủy sinh học (đốt ký hiệu là Đđ) Đđ = 390 tấn CTR/ngày x 365 ngày/năm x 30% x 4.000 Kcal/kg x 1.000kg/

tấnx 30% x 0,00116222 Kwh/Kcal x 70% = 41.691.388 Kwh/năm.

Tổng lượng điện tái sinh: Đ = Đb + Đđ =53.045.621 Kwh/năm.

b. Nhiệt (N, Kcal/ năm)

Nhiệt sản xuất từ chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học (biogas ký hiệu là Nb) Nb = 390 tấn CTR/ngày x 365 ngày/năm x 60% x 100 m 3 khí/ tấn CTR x 4.236,4 Kcal/m 3 x 70% = 25.328.164.680 Kcal/năm.

Nhiệt sản xuất từ chất hữu cơ khó/không phân hủy sinh học (đốt ký hiệu là Nđ)

Nđ = 390 tấn CTR/ngày x 365 ngày/năm x 30% x 4.000 Kcal/kg x 1.000kg/

tấn= 170.820.000.000 Kcal/năm.

Tổng lượng nhiệt tái sinh: N = Nb + Nđ =196.148.164.680 Kcal/năm.

c. Tro (Tr, tấn /năm)

Tr = 390 tấn CTR/ ngày x 365 ngày/năm x 35% x 20% =9.965 tấn/ năm.

d. Compost (C, tấn /năm)

C = 390 tấn CTR/ngày x 365 ngày/năm x 60% x 30% = 25.623 tấn/năm.

e. Nguyên liệu có giá trị tái chế cao (kim loại màu, sắt thép,...) (NL, tấn/năm) NL = 390 tấn CTR/ ngày x 365 ngày/năm x 8% =11.388 tấn/ năm.

f. Các sản phẩm khác

Do chưa xác định tính ổn định của thị trường các loại sản phẩm (nhiệt, nước cất sản xuất từ việc tận dụng nguồn nhiệt thừa của máy phát điện, rau củ quả sản xuất từ mùn/phân hữu cơ), nên tính kinh tế của chúng được xem như phương án dự phòng.

g. JCM (J, tấn CO2 eq /năm)

J = [390 tấn CTR/ngày x 365 ngày/năm x 100 m 3 khí/tấn x 50% x 0,668 kg CH4 /m 3 x 1tấn/ 1.000kg x 21] +[53.045.621 Kwh x 0,5408 tấn CO2 / Mwh x 1Mwh/ 1.000 Kwh] = 99.844,29 tấn CO2 eq /năm + 28.687,07 tấn CO2 eq /năm = 128.531,36 tấn CO2 eq /năm.

B. Lợi ích kinh tế:

a. Lợi ích kinh tế từ điện, Tđ (VNĐ/năm).

Tiền bán điện sản xuất từ chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học (biogas ký hiệu là Đb) Tđb = Đbx 2.000 VNĐ/Kwh = 11.354.233 Kwh/năm x 2.000 VNĐ/Kwh

= 22.708,465 triệu VNĐ/năm.

Tiền bán điện sản xuất từ các chất hữu cơ khó/không phân hủy sinh học (đốt ký hiệu là Đđ)

Tđđ = Đđx 2.000 VNĐ/Kwh = 41.691.388 Kwh/năm x 2.000 VNĐ/Kwh

= 83.382,776 triệu VNĐ/năm.

- Lợi ích kinh tế tổng cộng từ bán điện:

Tđ = Tđb + Tđđ = 22.708.465.371 VNĐ/năm + 83.382.776.568 VNĐ/năm

= 106.091,241triệu VNĐ/năm.

Ghi chú: Điện có thể bán với giá 2.000 VNĐ/KWh là cho các nhà máy và các khu dân cư có thu nhập cao trong vùng xung quanh nhà máy điện. Vì hiện nay giá điện bán cho công nghiệp và sinh hoạt (quá định mức) đã trên 4.000 VNĐ/KWh.

Lợi ích kinh tế từ bán điện có thể được tính toán lại với 2 trường hợp điện được mua với giá thấp nhất hiện nay(phương án bất lợi nhất):

- Theo giá mua của EVN với điện sản xuất từ các nhà máy nhiệt điện và thủy điện (4 cent USD/KWh tương đương 840 VNĐ/KWh)

Tđđ = Đđx 840 VNĐ/Kwh = 53.045.621 Kwh/năm x 840 VNĐ/KWh

= 44.558,321 triệu VNĐ/năm.

- Theo giá mua của điện gió (7 cent USD/KWh tương đương 1.470 VNĐ/KWh)

Tđđ = Đđx 1.470 VNĐ/Kwh = 53.045.621 Kwh/năm x 1.470 VNĐ/KWh

= 77.977,063 triệu VNĐ/năm.

b. Lợi ích kinh tế từ tro lò đốt (Tr, VNĐ/năm).

Ttr = Tr x 1,0 triệu VNĐ/tấn = 9.965 tấn/ năm x 1,0 triệu VNĐ/tấn

= 9.965,000 triệu VNĐ/năm.

c. Lợi ích kinh tế từ compost,Tc (C, VNĐ/năm).

Tc = C x 0,3 triệu VNĐ/tấn = 25.623 tấn/năm x 0,3 triệu VNĐ/tấn

= 7.686,9 triệu VNĐ/năm.

d. Lợi ích kinh tế từ các chất có thể tái chế khác, Ttc (VNĐ/năm).

Ttc = NL x 2,0 triệu VNĐ/tấn = 11.388 tấn/năm x 2,0 triệu VNĐ/tấn

= 22.776,0 triệu VNĐ/năm.

e. Lợi ích kinh tế từ JCM, TJCM (VNĐ/năm).

Tjcm = 128.531,36 tấn CO2 eq /năm x 15 USD/tấn x 21.000 VNĐ/USD

= 40.487,379 triệu VNĐ/năm.

*Ghi chú: Lợi ích kinh tế từ JCM được tính theo thiết bị và công nghệ của Nhật Bản.

* Lợi ích kinh tế tổng cộng, Ttc (VNĐ) (1),(2),(3),và (4) Ttc = Tđ + Ttr +Tc +Ttc.

- Phương án 1: Lợi ích do các sản phẩm tái chế và tái sinh có thị trường ổn định.

+ Trường hợp giá mua điện thấp (4 cent USD/KWh tương đương 840 VNĐ/KWh)

Ttc = Tđ + Ttr +Tc +Ttc = 44.558,322 triệu + 9.965,0 triệu +7.686,90 triệu + 22.776,0 triệu = 84.985,722 triệu VNĐ/năm.(Làm tròn)

+ Trường hợp giá mua điện cao (7 cent USD/KWh tương đương 1.470 VNĐ/KWh)

Ttc = Tđ + Ttr +Tc +Ttc = 77.977,063 triệu + 9.965,0 triệu +7.686,90 triệu + 22.776,0 triệu = 118.404,463 triệu VNĐ/năm( Làm tròn)

+ Trường hợp giá mua (bán) điện thỏa thuận (10 cent USD/KWh tương đương 2.100 VNĐ/KWh)

Ttc = Tđ + Ttr +Tc +Ttc = 106.091,242 triệu + 9.965,0 triệu +7.686,90 triệu + 22.776,0 triệu = 146.518,642 triệu VNĐ/năm. (Làm tròn)

- Phương án 2: Lợi ích do các sản phẩm tái chế và tái sinh có thị trường mua bán ổn định và không ổn định. Ngoài lợi ích kinh tế do các sản phẩm tái chế (1),(2),(3),và (4), một số loại sản phẩm sau cũng có thể bán được trên thị trường:

f. Nước cất/nhiệt (Tnc/nh, VNĐ/năm)

Hiệu suất chưng cất nước n =10-20% lấy n=20%; nhiệt độ nước ban đầu 25 0 C; hệ số chuyển đổi 1KJ/kg = 0,23884Kcal/kg.

Lượng nhiệt cần để đun sôi 1 lít nước từ 25 0 C đến 100 0 C (QS, Kcal/kg):

QS = M x C x At = M x C x (t2 -t1) = 1kg x 4.186 J/kg.độ x (100-25)

= 313.950 J/kg =74,98 Kcal/kg.

Lượng nhiệt cần để bay hơi 1 lít nước ở nhiệt độ 100 0 C (Qhh, Kcal/kg):

Qhh = M x L = 1kg x 2.226 KJ/kg = 2.226 KJ/kg = 531,66 Kcal/kg.

Lượng nhiệt cần để sản xuất 1 kg nước cất (Qhh, Kcal/kg):

Qnc = QS + Qhh = 74,98 Kcal/kg + 531,66 Kcal/kg = 606,64 Kcal/kg.

Khối lượng nước cất có thể sản xuất được từ lượng nhiệt thừa của máy phát điện (Qhh, kg/năm):

Mnc = N x n/ Qnc = 25.328.164.680 Kcal/năm x 10%/606,66 Kcal/kg = 4.175.156kg = 4.175.156 (Lít)

Tnc = Mnc x 2.000 VNĐ/L= 4.175.156 (Lít) x 2.000 VNĐ/L = 8.350,312 triệu VNĐ/năm.

Hoặc tính theo nhiệt:

Tnc = N x 0,3VNĐ/Kcal = 25.328.164.680 Kcal/năm x 0,3VNĐ/Kcal = 7.598,449 triệu VNĐ/năm.

g. Chất thải rắn có giá trị tái chế thấp (Ttct, VNĐ/năm):

T tct = 390 tấn CTR/ ngày x 365 ngày/năm x 2% x 100.000 VNĐ/tấn = 284,7 triệu VNĐ/năm.

h. Đất sử dụng chôn lấp chất thải rắn và kinh phí duy trì giám sát bãi chôn lấp (Diện tích m2 /năm):

Chúng ta đã biết trong quy trình chôn lấp CTRSH hợp vệ sinh. Chiều cao có thể chôn rác để chôn rác đúng quy trình là: [(16+7)m - (1,3+0,5)m ] = 21,2 m (a)

Lượng rác được nén dao động từ 0,65 - 0,75 tấn/m3. Theo ý kiến của tác giả chọn 0,7 tấn/m3 thì với khối lượng đang được khảo sát là: 142.350 tấn ta có số m3 cần xử lý là: 142.350 tấn/ 0,7 tấn/m3 = 203.357,1m3 (b)

Lấy (b)/ (a) = 203.357,1 m3 / 21,2 m = 9.592,32 m2 Giảm được Diện tích chôn lấp: 9.592,32 m2

- Nếu chỉ xét chi phí giám sát, quan trắc lượng rác tại BCL theo định mức thì chi phí cho lượng rác vận chuyển rác của năm 2013:

Ta có số tiền là: 142.350 tấn x 0,0000273973 x 200,0 triệu VNĐ/tấn = 780,001 triệu VNĐ/năm.

Với kết quả tính toán lợi ích kinh tế kể trên, ta có thể thấy được khả năng xây dựng hệ thống quản lý và xử lý CTRSH/CTRĐT từ chi phí thấp đến không chi phí theo nghĩa doanh thu của hoạt động tái chế và tái sinh có thể từ thấp (84.985,722 triệu VNĐ/năm) không đủ chi trả chi phí hoạt động hàng năm (113.035,827 triệu VNĐ/năm) đến cao (146.518,642 triệu VNĐ/năm) hoạt động có khả năng chi trả đúng và trả đủ chi phí của hệ thống và có lời. Toàn bộ chi phí ngân sách của Nhà

nước chi ra trong năm 2013 là: 113.035,827 triệu VNĐ/năm. Sau mỗi năm, con số này có thể tăng thêm vì điều kiện sống ngày càng cao.

3.8.2.4. Phân tích sự giảm chi phí xử lý CTRSH và tăng ngân sách từ nguồn thu hồi tài nguyên và năng lượng plasma

Làm giảm đáng kể khối lượng rác sinh hoạt (khoảng 70-80%) và thể tích của lượng rác sinh hoạt này (80-90%)

Xử lý được nhiều chất thải khác mà không cần sửa hay nâng cấp quy trình hoạt động: chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp.

Tiết kiệm một lượng lớn quỹ đất để thành phố phát triển kinh tế xã hội

Làm phân hủy các chất hữu cơ gây ô nhiễm như là các hydrocarbon gốc halogen.

Làm kết tụ các chất vô cơ gây ô nhiễm để chúng có thể được sử dụng hoặc thải bỏ một cách an toàn.

Làm giảm sự phát thải khí nhà kính từ các quá trình phân hủy yếm khí của thành phần hữu cơ dễ phân hủy trong rác thải sinh hoạt.

Có thể tạo ra nguồn điện năng ít gây tác động xấu đến môi trường so với các nguồn điện năng khác.

Trong khi các nhà máy đốt hoàn toàn chất thải truyền thống vẫn sản sinh ra một lượng tro xỉ khá lớn cần phải chôn lấp.

Công nghệ khí hóa plasma với khả năng chuyển hóa thành phần hữu cơ trong chất thải rắn đô thị thành khí tổng hợp và thành phần vô cơ thành xỉ kim loại, thủy tinh. Hầu như không phát sinh tro chôn lấp.

Xử lý plasma chất thải là sinh thái sạch sẽ. Trong điều kiện thiếu ôxy ngăn ngừa sự hình thành của nhiều độc tố. Nhiệt độ cao trong lò phản ứng cũng ngăn chặn các thành phần chính của khí hình thành các hợp chất độc hại như furan, dioxin, NO X, SO2, dioxide. Qúa trình lọc nước loại bỏ tro và các chất ô nhiễm dạng khí.

Kim loại do nhiệt phân plasma có thể được phục hồi từ xỉ và cuối cùng được bán như một loại hàng hóa. Xỉ trơ hạt sau khi kết thúc quá trình đốt. Hạt xỉ này được sử dụng trong xây dựng. Tỷ lệ tro xỉ chiếm 10% khối lượng. Ngoài ra còn có

sản phẩm nhiên liệu lỏng và nhiệt.

Mỗi tấn CTRSH sẽ cho ra 0,69216MWh, khí hóa rác thải plasma có hiệu suất cao gấp 7 lần so với cách xử lý khí hóa rác thông thường.

Bảng 3.17: So sánh năng lượng phát sinh của hai dạng lò đốt.

Cách xử lý Năng lượng phát sinh

Đốt 439 -544 kWh/ Tấn

Khí hóa plasma 470 -816 kWh/ Tấn

(Theo PennWell Corporation )

Với giá trị năm 2013 của quận Thủ Đức ta tính được.

Công suất của nhà máy đốt CTRSH bằng phương pháp plasma đem lại nhiều lợi ích kinh tế và xã hội. Trong đó có giá trị tính JCM, xỉ, nước cất.

JCM = [2.000 tấn CTR/ngày x 365 ngày/năm x 100 m3 khí/tấn x 50% x 0,668 kg CH4 /m3 x 1tấn/ 1.000kg x 21] +[57.680 Kwh x 0,5408 tấn CO2 / Mwh x 1Mwh/ 1.000 Kwh] = 512.022 tấn CO2 eq /năm + 273.253,7 tấn CO2 eq /năm = 785.275,7 tấn CO2 eq /năm.

T JCM = 785.275,7 x14 USD = 10.993.859,71 USD.

Xỉ =200* 365*0,2 USD = 14.600 USD.

Nước cất, theo mục (f) phần B của 3.7.2.3 ta có :

Nhiệt sản xuất từ chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học (biogas ký hiệu là Nb) Nb = 2000 tấn CTR/ngày x 365 ngày/năm x 60% x 100 m3 khí/ tấn CTR x 4.236,4 Kcal/m3 x 70% = 129.888.024.000 Kcal/năm.

Khối lượng nước cất có thể sản xuất được từ lượng nhiệt thừa của máy phát điện (Qhh, kg/năm):

Mnc = N x n/ Qnc = 129.888.024.000 Kcal/năm x 10%/606,66 Kcal/kg = 21.410.349,12 kg = 21.410.349,12 (Lít)

Tnc = Mnc x 2.000 VNĐ/L = 21.410.349,124 (Lít) x 2.000 VNĐ/L = 42.820.698.249,4 VNĐ.= 2.039.080,87 USD

Tổng tiền = 11.008.459,71 + 2.039.080,87 =13.047.540,58 USD

3.8.2.5. Phân tích lợi ích - chi phí của quản lý CTRĐT

Qua nội dung các chương và các dẫn chứng cụ thể về hiệu quả của hoạt động kinh tế chất thải trong quản lý CTRSH/CTRĐT. Với các kết quả tính toán lợi ích kinh tế kể trên, ta có thể thấy được khả năng xây dựng và đưa vào sử dụng hệ thống quản lý và xử lý CTRSH/ CTRĐT.

Nên đầu tư xây dựng nhà máy khí hóa plasma hoạt động đốt CTRSH. (Phụ lục 4-1, 4-2, 4-3, 4-4). Đây là một vấn đề quan trọng trong quy trình chọn lựa nhà mỏy hoạt động. Nhà mỏy hoạt động 2.000 tấn/ ngày. Chỉ bằng ẳ khối lượng của cả thành phố và gấp 4 lần khối lượng rác của quận Thủ Đức năm 2018 (như bảng 3.7).

Lượng rác của quận Thủ Đức không đủ thì chúng ta có thể điều ở quận lân cận đủ khối lượng hoạt động. Công suất và quy mô của nhà máy cũng không lỗi thời hay bị tụt hậu sau 30 năm hoạt động.

Dự án trên có 100% vốn nước ngoài, đơn giá xử lý là 28,9 USD/Tấn rác vào năm đầu tiên và hàng năm tang theo chỉ số CPI nhưng không quá 3% / năm. Tạm tính mỗi năm tăng giá xử lý 2%. Ngoài xử lý CTRSH cò có xử lý các loại chất thải khác. Các loại chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại cũng có thể xử lý với công suất ban đầu là 50 tấn/ ngày và tăng dần lên 25 tấn/ ngày một năm.

Theo cách tính ở phần 3.8.2.4, chúng ta có số tiền là :13.047.540,58 USD từ xỉ, nước cất và cơ chế JCM.

Theo bảng 3.11 chi phí xử lý bình quân một tấn rác bình quân bao gồm cả phí chuyên chở và quét rác đường phố là 839.696 đồng (gần 40USD) và bảng 3.16, chi phí chôn lắp từ 10USD -> 21 USD. Chi phí xử lý của dự án đốt rác là 600.000 đồng/tấn (28,5 USD) Dự án khu xử lý rác huyện Cần Giờ: [ 73, tr3-tr44 ] thì chi phí lò đốt plasma với giá 28,9->31,8USD thì rất khả thi.

Theo biểu bảng 3.15, Thông tư số 17/2012/TT-BCT, với giá bán điện là 0,12USD/kWh hay 0,1 USD/kWh thực hiện được trong thời cao điểm hay kinh doanh, sản xuất. Đây là một đặc tính năng động trùng hợp đặc thù với hoạt động của TP.HCM.

Nhà máy hoạt động có khả năng xử lý chất thải nguy hại, tính đến năm thứ 16 là đã hoàn vốn và có lãi. ( Phụ lục 4-4 ) Chỉ tốn diện tích đất bằng diện tích đất

làm BCL rác cho quận Thủ Đức 10 năm (13 ha) mà có nhà máy hoạt động tới 40-50 năm.

Mỗi năm tiết kiệm được 5 ha đất và chi phí quan trắc môi trường so với phương pháp chôn lắp hay đốt thông thường.

Gía trị của dòng tiền quy về năm thứ 0 là 82.736.238 USD. Lãi suất chiết khấu của dự án IRR là 25%.

Gía trị của dòng tiền quy về năm thứ 0 NPV0 > 0, và lãi suất chiết khấu của dự án IRR là 25% > 10% , dự án có tính khả thi về kinh tế.

Trường hợp 1: Vốn đầu tư vay 520 triệu USD của nước ngoài trả dần trong 20 năm, đơn giá dự kiến là 28,9 USD/tấn và hàng năm sẽ tăng giá theo chỉ số CPI nhưng không quá 3%. Theo kế hoạch tạm tính trung bình mỗi năm đơn giá xử lý rác tăng 2%. Với giá bán điện là 0,12USD/kWh thông qua thỏa thuận với EVN hoặc bán trực tiếp cho các đối tác ở khu vực xung quanh.

Trường hợp 2: Trong trường hợp giá bán điện là 0,1 USD/kWh thì đơn giá xử lý CTR phải trả 31,8 USD/tấn để đảm bảo tính khả thi của dự án, khi đó IRR là 21%.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế chất thải làm giảm chi phí xử lý chất thải rắn sinh hoạt và tăng thêm ngân sách cho thành phố hồ chí minh (Trang 90 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)