Kinh tế chất thải

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế chất thải làm giảm chi phí xử lý chất thải rắn sinh hoạt và tăng thêm ngân sách cho thành phố hồ chí minh (Trang 37 - 41)

2.3.1. Khái niệm kinh tế chất thải

Hàng ngày con người thải ra ngoài MT các loại chất thải bỏ, dư thừa, đi kèm của các quá trình hoạt động sinh hoạt, trao đổi sản xuất, hay dịch vụ chế tạo, sản xuất các sản phẩm theo yêu cầu. Sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật và nhu cầu của con người đã khai thác tài nguyên và tạo ra nhiều loại sản phẩm và chất thải đa dạng khó tiêu hủy hay bền bĩ với thời gian trong tự nhiên. Con

người phải đối mặt với nhiều loại chất thải và phải biết cách sử dụng và xử lý chất thải theo phương pháp mới. Chất thải được thu gom, tái chế tạo ra những loại sản phẩm có công dụng mới, có ý nghĩa thực tế và bán trên thị trường. Qua một quy trình khác, chất thải này trở thành hàng hóa hay sản phẩm được chấp nhận trên thị trường tùy theo mức độ khan hiếm của nó hay khả năng tác động về mặt kinh tế, sức khỏe, vệ sinh hay cả hai. Nhưng nó không gây ra thiệt hại.

Phân bố dịch vụ Chất thải tối ưu dựa vào thị trường cạnh tranh. Tái chế, phân bố lợi ích tốt nhất và mở rộng dịch vụ quản lý CTR. Nghiên cứu về sự lựa chọn của con người trong việc giảm lượng chất thải và xử lý chất thải nhằm phục vụ lợi ích của con người và giảm thiểu tác động tiêu cực đối với MT của con người.

2.3.2. Một số hoạt động kinh tế chất thải

Kinh tế chất thải là một phạm trù đề cập đến những khía cạnh kinh tế trong quá trình xử lý chất thải, từ khâu phát sinh, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, chôn lấp chất thải cũng như áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý chất thải. Dân chúng trong cộng đồng đều trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến các khâu này với tư cách hoặc là chủ thể của hoạt động , hoặc/ và đối tượng thụ hưởng hay đối tượng chịu tác động của các hoạt động đó về mặt kinh tế hay vệ sinh, sức khỏe hay cả hai. Các hoạt động kinh tế từ chất thải ở nước ta chủ yếu được tiến hành với quy mô nhỏ, gắn với kinh tế cá thể hay phi hình thức như : hoạt động mua bán đồng nát (ve chai) chủ yếu là cá thể mà số đông là phụ nữ thực hiện; phân loại rác tại nhà cũng là phần việc gắn với phụ nữ hoặc trẻ em,……

Các hoạt động xử lý CTRSH có thể tạo ra lợi ích kinh tế vì thu hồi các loại giấy, kim loại, thủy tinh, nhựa,…làm nguyên liệu cho một số quá trình sản xuất bằng tay hoặc bằng dây chuyền cơ khí. Thu hồi năng lượng bằng phương pháp đốt CTRSH, mỗi chất rắn có trong CTRSH có một giá trị nhiệt trị khác nhau, nên khi đốt chúng tỏa ra một nhiệt lượng nhất định. Nhiệt lượng này có thể được sử dụng sản xuất điện năng hay cung cấp cho các quy trình sản xuất công nghiệp khác. Ngoài ra, trong thành phần CTRSH có thành phần hữu cơ có thể sản xuất phân compost. Quá trình chế biến phân compost là quá trình phân

hủy sinh học hiếu khí các chất hữu cơ. (Theo Nguyễn Đình Hương, 2007, Giáo trình Kinh tế chất thải, tr 63-tr74-75-tr 154-tr 155-tr 292)

2.3.3. Cơ chế phát triển sạch, nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực thực hiện CDM, JCM ở Việt Nam [13, tr. 57],[39,tr. 14]

Với mục tiêu tạo sự hiểu biết rộng rãi về cơ hội do CDM mang lại và tăng cường năng lực cán bộ và tổ chức tạo điều kiện cho xây dựng và thực hiện các dự án CDM, MONRE đã thành lập Ban chủ nhiệm dự án và Đội chuyên gia kỹ thuật để thực hiện các nhiệm vụ như sau trong giai đoạn 3 năm (2003-2005):

* Nâng cao năng lực nhằm: định rõ khung pháp lý hỗ trợ các hoạt động CDM; xác định các dự án CDM có triển vọng; xây dựng các kế hoạch đầu tư; phê duyệt các dự án CDM; và giám sát báo cáo kết quả các hoạt động CDM;

* Chia sẻ kinh nghiệm về tăng cường năng lực thực hiện CDM và đường hướng tổ chức liên quan với các nước khác, tạo cơ sở cho các hoạt động sau này.

Văn phòng Quốc gia về Bảo vệ tầng Ô zôn và BĐKH (NÔCCOP) là cơ quan trong nước chịu trách nhiệm thực hiện dự án với sự hỗ trợ và tư vấn kỹ thuật của Trung tâm hợp tác về Năng lượng và môi trường của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (URC) và Viện Công nghệ Châu Á (AIT).

Hoạt động của dự án được đánh giá là có kết quả tốt. Bên cạnh việc thúc đẩy nhanh thành lập và hoàn thiện các chức năng nhiệm vụ của các tổ chức chỉ đạo hoạt động CDM ở Việt Nam, thúc đẩy việc xây dựng các dự án CDM và tham gia thị trường CDM quốc tế, dự án đã phổ biến rộng rãi thông tin và tài liệu nghiệp vụ góp phần nâng cao nhận thức về CDM cho cán bộ và công chúng cụ thể như:

* Sách, tờ rơi, trang tin điện tử,… tuyên truyền về dự án và về CDM;

* Phát hành thường kỳ (2 số/năm) tạp chí “Thông tin về Biến Đổi Khí hậu”

từ Ban Chỉ đạo thực hiện UNFCCC và NĐT Kyoto;

* Bài viết trên các tờ báo và tạp chí như Báo Thanh niên, Báo Hà Nội mới, Tạp chí Bảo vệ Môi trường…

* Chương trình phổ biến kiến thức CDM và BĐKH (thời lượng khoảng 35 phút) phát sóng nhiều lần trên truyền hình;

Tài liệu hướng dẫn các nhà đầu tư trong nước về CDM, phân tích điểm mạnh/ yếu của thể chế chính sách đối với các hoạt động CDM ở Việt Nam;

Áp dụng và nghiên cứu đường cơ sở (baseline) cho một số dự án điển hình về CDM như sử dụng năng lượng tái tạo, trồng rừng, tận dụng khí bãi rác,…

Gần hai năm nay, CDM gần như đã ngưng hoạt động và giảm phổ biến ở nhiều nước. Một số nước phát triển, đi đầu là Nhật Bản đã triển khai chương trình JCM thay thế CDM bằng các chính sách phù hợp năng động hơn cho các nước. Cụ thể tại Việt Nam, có thể nhận được sử dụng nguồn vốn công nghệ và thiết bị từ chương trình JCM lên tới 745,05 tỷ đồng/năm cho dự án xử lý CTRSH tại TP.HCM. Cho toàn bộ hệ thống quản lý xử lý theo hướng tái sinh-tái chế các sản phẩm từ CTRSH hay CTRĐT.

2.3.4. Các hình thức thu hồi, tái chế, tái sử dụng phế liệu (kinh tế chất thải) hiện nay ở Việt Nam [14, tr.95]

Ở tại nước ta, các vật liệu tái chế do những người mua bán ve chai (hay đồng nát) thu gom, người thu gom rác (người đổ rác) hay các người nhặt rác thu gom sau đó đem bán lại cho các chủ thu mua ve chai, phế liệu. Mạng lưới thu gom, mua bán phế liệu ở Việt Nam có thể được chia làm 3 cấp.

2.3.4.1. Cấp thứ nhất

Gồm người thu mua ve chai, người thu gom rác và người nhặt rác. Ba nhóm người này, có cùng tính chất trong hệ thống thu gom, nhưng khác nhau về địa điểm hoạt động, công cụ làm việc, giờ giấc làm việc, cơ hội thu gom phế liệu và nhu cầu vốn lưu động.

2.3.4.2. Cấp thứ hai

Chủ vựa phế liệu tầm trung (những người thu mua bán phế liệu từ nhóm người cấp thứ nhất), có địa điểm cố định và có mức vốn tương đối lớn. Có chủ phế liệu có giấy phép kinh doanh do quận cấp.

2.3.4.3. Cấp thứ ba

Chủ vựa phế liệu lớn, như nhóm người cấp hai có mức vốn đầu tư lớn. Đây là những người hoạt động buôn bán kinh doanh với quy mô lớn, ở nhiều địa điểm

cố định và các đại lý thu mua. Đây cũng chính là cầu nối trung gian quan trọng giữa các ngành công nghiệp và người bán lại.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế chất thải làm giảm chi phí xử lý chất thải rắn sinh hoạt và tăng thêm ngân sách cho thành phố hồ chí minh (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)