2.4. Kinh nghiệm trên thế giới và trong nước
2.4.2. Kinh nghiệm tại Việt Nam
* Làng nghề tái chế giấy Dương Ổ, thuộc xã Phong Khê, Bắc Ninh. Hàng năm, làng nghề giấy Dương Ổ thu hút hơn 3.000 lao động, trong đó có khoảng 50%
số lao động từ nơi khác về. Sản phẩm chủ yếu của làng nghề tái chế giấy Dương Ổ là: Bìa giấy bao bì; giấy bìa hai mặt; giấy vàng mã; giấy dó; giấy viết; giấy vệ sinh.
Năm 2006 đạt khoảng 20.000 tấn giấy các loại và doanh thu đạt gần 42 tỷ đồng.
* Làng nghề nhựa Minh Khai, tỉnh Hưng Yên: nằm cách Hà Nội 18km theo Quốc lộ 5 Hà Nội – Hải Phòng. Toàn làng Minh Khai có hơn 3.000 lao động. Từ nguyên liệu ban đầu là phế thải nhựa thu gom từ các nguồn công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt ở khắp mọi nơi về đến làng nghề đã được tái chế thành: túi nylon các loại, áo đi mưa, dây buộc nylon, màng mỏng nylon,... Lượng nguyên liệu tiêu thụ tại làng nghề khoảng 4.000 tấn phế liệu/ năm và 5.000 tấn hạt nhựa/ năm.
Hoạt động tái chế mang lại lợi ích sau:
- Tiết kiệm tài nguyên bởi việc sử dụng vật liệu tái chế vật liệu gốc;
- Giảm lượng rác thông qua việc giảm chi phí xả thải, giảm tác động MT do rác thải gây ra, tiết kiệm diện tích chôn lấp;
- Hoạt động tái chế lúc này sẽ mang tính kinh doanh và các vật liệu có thể tái chế, có giá trị được thu gom ngay từ nguồn phát sinh cho tới khâu xử lý và tiêu huỷ.
2.4.2.2. Kinh nghiệm một số nhà máy do Nhà nước quản lý tại Việt Nam Một số nhà máy chế biến phân hữu cơ tại các tỉnh khu vực phía Bắc:
* Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt làm phân bón hữu cơ Cầu Diễn, Hà Nội.
Nhà máy thuộc Công ty Môi trường Hà Nội được xây dựng năm 1992 bằng vốn viện trợ của LHQ theo chương trình dự án VIE 86/023, với công suất 30.000 tấn CTRĐT/năm; sản xuất được 7.500 tấn phân vi sinh. Năm 2002, nhà máy tiếp tục được đầu tư bằng nguồn vốn ODA của chính phủ Tây Ban Nha với công suất xử lý là 50.000 tấn CTRĐT/năm, sản xuất 13.260 tấn phân vi sinh công nghệ ủ kỵ khí cưỡng bức. Nhưng do CTRĐT ở Hà Nội chưa được phân loại tại nguồn, lượng rác đầu vào có số lượng chất thải vô cơ cao nên tỷ lệ rác thải hữu cơ trong CTRĐT thấp hơn theo dự án. Do vậy tỷ lệ hữu cơ thu hồi chưa đạt theo thiết kế. Trước khi nhà máy ngừng hoạt động, mỗi ngày nhà máy xử lý khoảng 300 tấn CTRĐT, dịch vụ và cho ra khoảng 20% sản phẩm mùn hữu cơ, 10% CO2, nước và 70% chất thải chuyển lên chôn lấp tại BCL Nam Sơn.
Một số nhà máy chế biến phân hữu cơ, tái sinh hay thu hồi năng lượng tại các tỉnh khu vực phía Nam:
*Dự án làm phân compost từ CTRSH tại Khu liên hợp xử lý Tây Bắc Củ Chi huyện Củ Chi: [74, tr18 ]
Sở TN & MT TP.HCM là chủ đầu tư, đã có một số nhà máy hoạt động và đang xây dựng thêm. Công nghệ làm compost được TP.HCM đặt kỳ vọng sẽ xử lý 50% lượng CTRSH thành compost. Tuy nhiên cho đến nay, chỉ có nhà máy làm compost của Công ty Vietstar với công suất thiết kế 1200 tấn/ngày đang hoạt động.
CTR hầu như chưa được các chủ nguồn thải PLRTN gây khó khăn cho việc tạo ra nguồn sản phẩm compost chất lượng cao do CTRSH còn lẫn nhiều chất thải nguy hại cũng như góp phần nâng cao khả năng tái chế và tái sử dụng CTR. TP.HCM hiện nay cũng đang gặp khó khăn trong vấn đề thu gom và vận chuyển CTR đến BCL hay nhà máy làm compost như là việc quản lý lực lượng rác dân lập, chi phí cũng như phương tiện vận chuyển.
*Dự án khu xử lý rác huyện Cần Giờ: [ 73, tr3-tr44 ]
Công ty Môi trường Đô thị TP.HCM là chủ đầu tư, đang xây dựng Khu xử lý rác huyện Cần Giờ. Tổng diện tích đất sử dụng là 11,76 ha, nhà máy có công suất xử lý là 100 tấn CTRSH/ngày cho giai đoạn đầu. Xử lý bằng công nghệ cao kết hợp phát điện theo công nghệ Hoa Kỳ, sử dụng năng lượng sạch. Tổng chi phí xây dựng là 201.838.496.637 đồng. Sản phẩm từ nhiệt tạo ra điện giảm chi phí xử lý 01tấn CTRSH là 600.000 đồng.
Hiệu quả của kỹ thuật vận hành: Phương án đốt có thể xử lý nhiều loại chất thải khác nhau, phù hợp với điều kiện đặc thù của chất thải trên địa bàn thành phố, thành phần chất thải đa dạng, dẫn đến quá trình phân loại phức tạp là trở ngại lớn hiện nay cho việc áp dụng các phương án phân loại tái chế, sản xuất phân compost
….Bên cạnh đó nguồn năng lượng thu được từ chất thải sẽ sản sinh ra dòng điện đáp ứng yêu cầu phát triển xanh và bền vững.
*Dự án đầu tư xây dựng công trình nhà máy khí hóa chất thải bằng công nghệ plasma tại Khu liên hợp xử lý Tây Bắc Củ Chi huyện Củ Chi: [74, tr18-tr75 ] Sở TN và MT TP.HCM là chủ đầu tư, đang xây dựng công trình nhà máy khí hóa chất thải bằng công nghệ plasma tại Khu liên hợp xử lý Tây Bắc Củ Chi huyện Củ Chi. Tổng diện tớch đất sử dụng là 13 ha, nhà mỏy cú cụng suất xử lý ẳ khối lượng CTRSH mỗi ngày của TP.HCM hiện nay tức là khoảng 2.000 tấn/ ngày. Quy trình hoạt động từ 40-50 năm. Xử lý bằng công nghệ plasma của Úc. Tổng chi phí xây dựng là gần 520 triệu USD. Kết hợp phát điện và còn có các sản phẩm phụ khác nhiên liệu lỏng, đá xốp, nước cất. Điểm độc đáo của công nghệ plasma là không tạo ra duran hay dioxin. Không có chất thải nào cần xử lý sau khi đốt qua công nghệ plasma. Công nghệ này đã có từ năm 1975, đến nay có hơn 445 sáng chế tương tự nhưng ở Việt Nam còn công nghệ mới mẽ và xa lạ.
Lò đốt plasma còn có các tên gọi là PGM (Plasma Gasification Melting) hoặc PPGV (Plasma Pyrolysis Gasification Vitrification) là lò đốt dạng đứng. Chất thải được nạp từ phễu nạp kín liên trục có dạng trục vít từ bên trên của thân lò, chất thải sẽ rơi từ trên xuống qua thứ tự các vùng: Vùng sấy (Drying zone), Vùng nhiệt phân (Pyrolysis zone), Vùng khí hóa (Gasification zone), Vùng nóng chảy (Melting zone).
UBND TP.HCM
UBND Quận/Huyện
UBND Phường/Xã
Sở Tài nguyên và Môi Trường TP.HCM
Công ty MT - Đô Thị TP.HCM
Phòng Tài Nguyên và Môi trường
Công ty Dịch Vụ Công Ích Quận/Huyện
Hợp tác xã công nông
Lực lượng thu gom rác dân lập