3.7. Đề xuất một số giải pháp kinh tế chất thải
3.7.1. Phân tích sự Giảm thiểu chất thải và tái chế tự phát
Trong chương II, III, ta biết lượng chất thải có thể thu gom bán phế liệu để tái chế, tái sử dụng là khoảng 10% trong tổng lượng CTRSH tại các bãi xử lý. Có khoảng 12 loại nguyên liệu chính được thu mua, tái chế; trong đó các loại nguyên liệu được thu mua nhiều nhất là giấy, nhựa, thủy tinh, sắt và được tái chế nhiều nhất là cao su, nhựa, kim loại, giấy, thủy tinh. (Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ Môi trường, 2006). Tại Thủ Đức, tác giả chỉ thấy những người mua bán phế liệu chú trọng đến các loại phế liệu được nhiều cơ sở mua nhất: Giấy, nhựa, bao nylon, kim loại, thủy tinh công nghệ tái chế điển hình của các cơ sở tái chế đối với các loại nguyên liệu này với quy trình đơn giản như sau:
- Tái chế giấy: Giấy phế liệu -> Nghiền -> Lắng -> Lọc ->Xeo giấy ->Giấy cuộn thành phẩm -> Bế hộp ->Hộp giấy, thùng carton,…
- Tái chế kim loại:
Kim loại phế liệu ->Nấu ->Đổ vào khuôn ->Thành phẩm.
->Cắt ->Hàn, dập ->Thành phẩm.
- Tái chế thủy tinh: Thủy tinh phế liệu ->Phân loại ->Rửa ->Nấu ->Đổ khuôn/ thổi định hình -> Thành phẩm.
- Tái chế nhựa: Nhựa phế liệu ->Phân loại ->Xay ->Rửa và phơi ->Máy ó keo ->Hạt nhựa ->Xào và trộn màu ->Ép/ kéo thành sản phẩm.
Sản phẩm của các quá trình tái chế trên gồm nguyên liệu thô cho các cơ sở sản xuất khác và sản phẩm cung cấp cho người tiêu dùng cuối cùng với giá thấp hơn hàng chính phẩm từ 20-50%. Thị trường tiêu thụ các sản phẩm này một phần là TP.HCM và các tỉnh lân cận. Đây là một lợi thế cho phát triển kinh tế chất thải, vì nguồn nguyên liệu sau khi tái chế có giá trị thấp và gần thị trường tiêu thụ cũng như nơi sản xuất.
Ở tại quận Thủ Đức có 550 người nhặt rác tự do và 175 đường dây rác dân lập. Các thành viên này luôn luôn thực hiện việc lựa chọn rác để làm nguyên liệu sản xuất công nghiệp và nông nghiệp. Mặc dù là sự lựa chọn tự phát (chưa có tổ chức) nhưng sự lựa chọn tự phát như vậy có thể giải quyết khoảng 10% lượng rác của xã hội để đưa đi tái chế thông qua các vựa.
Các vựa phế liệu mua các loại chất thải phế liệu từ những người nhặt rác tự do và các đường dây rác dân lập với giá cả hợp lý mang đầy đủ tính chất thị trường, sau đó xếp thành từng loại và chuyên chở đến các cơ sở tái chế.
Các thành viên làm các công việc này đa phần là có quan hệ họ hàng, bà con, anh chị em, vợ chồng con cái với nhau. Nên công việc làm có trách nhiệm hết mình vì công việc, vì miếng cơm manh áo, vì cơ hội của riêng họ.
Trên địa bàn quận Thủ Đức hiện có 74 cơ sở mua bán phế liệu, trong đó có vốn từ 500.000 đến 1.000.000.000 đồng. Trong số người thu gom rác dân lập 100%
cho rằng họ đều có thu nhập thêm từ ve chai, phế liệu của CTRSH mà họ thu được khi làm công việc chính hàng ngày của mình. Họ đều cho rằng nguồn ve chai phế liệu là một nguồn lợi đáng kể trong sinh kế của họ, cần duy trì và bảo đảm nguồn lợi này từ nhiều phía. (Nguồn: Phòng Kinh tế - Quận Thủ Đức)
Tiếp đến cung cấp nguồn nguyên liệu cho 274 điểm tái chế trên địa bàn thành phố để tái sử dụng các loại phế liệu từ CTRSH và có trên 10 công ty mua bán tái chế giấy, kim loại, nhựa tập trung tại các khu công nghiệp. (Nguồn : Qũy tái chế chất thải)
Bảng 3.12: Số liệu phỏng vấn số người thu gom rác dân lập có thu nhập từ ve chai, phế liệu
Thu nhập (tháng)
1 triệu ->
1,5 triệu
1,5 triệu -> 2 triệu
2 triệu ->
2,5 triệu
2,5 triệu -> 3 triệu
3 triệu ->
3,5 triệu Trên 5 triệu Tỷ lệ 5,31 % 7,45 % 12,29% 18,64% 17,96% 38,35 %
( Nguồn: Theo số liệu khảo sát)
Tỷ lệ này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: quy mô của đường dây rác, chủ nguồn thải của đường dây rác, đường dây rác có nhiều người làm hay không (một người hay nhiều người), có sự phân công trong công việc hợp lý, tổ lấy rác có phụ nữ tham gia thu gom,...
Hai nhóm người được điều tra trong lúc khảo sát: Người thu gom rác và người mua bán phế liệu đều trả lời đây là công việc phù hợp với năng lực hay nghề truyền thống của gia đình (68,42%) và có khoảng 13,84% là cho rằng không có công việc nào khác kiếm sống mà ít đầu tư chuyên môn nghề nghiệp.
Xét các bảng đánh giá dự báo về CTRSH của 4 nhóm đối tượng có liên quan đến việc thu gom CTRSH trên địa bàn quận Thủ Đức bằng phương pháp điều tra phỏng vấn ngẫu nhiên bằng phiếu ta có bảng 3.13:
Bảng 3.13: Tỷ lệ phần trăm khảo sát về việc rác làm phế liệu tái chế, tái sử dụng Đơn vị tính (% số người khảo sát)
Phân loại rác tại nguồn là việc làm có lợi
Rác sinh hoạt là nguồn tài
nguyên, nguồn lợi
Phế liệu từ rác sinh hoạt làm tăng giá tri
thu nhập
Phế liệu từ rác sinh hoạt làm tăng phí nộp -VS và BVMT
Tăng phương tiện cho phù hợp công việc
Phát triển kinh tế chất thải để có đầu ra ổn định Người dân
đổ rác 52,8 46,3 82 67 66 48
Người thu
gom rác 87 58 87,5 59,6 54 74,2
Cán bộ quản lý về
QĐ 88
100 89,4 100 97,3 84,6 94,5
Người mua
phế liệu 100 73,2 90,8 81,4 96,1 90,6
( Nguồn: Theo số liệu khảo sát)
Tuy nhiên, khó khăn nhất vẫn là nguồn tiêu thụ, vì vậy là công đoạn cuối cùng cho công việc này. Một số cơ sở sẽ ép giá hay không mua hoặc mua giá thấp hơn công bỏ ra và phí vận chuyển nên các loại chất thải này cũng chỉ là rác và phải đem đi đổ bỏ, xử lý. Vì không được phân loại, dính bẩn, có mùi hôi mà không có được tẩy rửa và lưu giữ. Việc lưu kho bị hôi và tốn chi phí bốc xếp, kho bãi. Lực lượng rác dân lập được khảo sát có đến 66,49% là tạm trú, phải thuê mướn nhà để ở.
Hiện nay, tác giả đã có điều tra đơn giá một số loại chất thải hay được mua bán trên địa bàn quận Thủ Đức: giá nhựa giao động từ 5.000-6.000 đồng/kg, bình nhựa 6.000 đồng/kg, sắt 1.600 đồng/kg, lon nhôm giao động từ 18.000-20.000 đồng/kg, giấy vụn 2.000 đồng/kg, thùng giấy vụn 2.500 đồng/kg, hủ sữa chua 2.500 đồng/kg. Bọc nylon trắng, bọc nylon đen có lúc không ai mua. Tất cả những người thu gom rác được hỏi đều cho rằng có thu nhập từ các loại phế liệu. Hàng
tháng, mỗi người có thu nhập từ 2.500.000 - 3.000.000 đồng trở lên là thấp nhất, tùy theo số hộ có trong đường dây rác của họ hay nơi khu phố họ lấy rác.
Nhận xét chung: Đây là việc làm có ích cho xã hội, có thêm thu nhập cho một bộ phận người lao động. Nhưng chưa đồng bộ, lệ thuộc vào thời tiết, giá cả liên quan của một số mặt hàng cũng như các nhiên liệu liên quan nhập khẩu và cho sản phẩm rẻ hơn. Đây là một lực cản lớn cho sự hình thành nên hoạt động thu gom rác quy mô của một số quốc gia liên kết hợp tác với TP.HCM hay các mô hình hoạt động thu gom chất thải chưa đi vào nề nếp.
3.7.2. Phân tích sự Giảm thiểu chất thải theo 3R có quy mô và khoa học.