Tình hình phát triển KT-XH

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế chất thải làm giảm chi phí xử lý chất thải rắn sinh hoạt và tăng thêm ngân sách cho thành phố hồ chí minh (Trang 30 - 35)

2.1. Hiện trạng môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội quận Thủ Đức

2.1.2. Tình hình phát triển KT-XH

Theo số liệu thống kê 5 năm liên tiếp từ năm 2009 đến 2014. Tổng giá trị sản xuất các ngành năm 2009 là 3.760.894 triệu đồng tăng 9,63% so với năm 2008.

Năm 2010 có giá trị là 4.515.215 triệu đồng, tăng 20,06% với năm 2009, năm 2011 có giá trị là 4.769.593 triệu đồng, tăng 5,64% với năm 2010 và năm 2012 có giá trị là 5.401.444 triệu đồng, tăng 13,25% với năm 2011. Năm 2013 có giá trị là 5.872.453 triệu đồng, năm 2014 có giá trị 6.401.342 triệu đồng.

Bảng 2.4: Tình hình sản xuất cơ cấu kinh tế của quận Thủ Đức

(Đơn vị: Triệu đồng)

Ngành 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

CN – XD 2.703.878 2.902.722 3.058.997 3.344.583 3.777.278 4.010.902 4.526.853 TM – DV 6.996.777 8.295.791 10.651.527 11.915.955 15.456.879 19.762.130 17.758.987

NNghiệp 27.011,703 29.443,967 23.076,678 20.743,381 18.945,016 16.869,161 15.509,877

(Nguồn: Niên giám thống kê từ năm 2008 – 2014) a. Giá trị sản xuất nông nghiệp

Do quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh nên diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm để làm đất ở và cho quá trình công nghiệp hóa. Năm 2011, diện tích đất nông nghiệp còn khoảng 60,6 ha giảm 42,71 ha so với năm 2008 và giảm 3,62 ha so với năm 2010. Chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp ở Thủ Đức mang lại hiệu quả KT-XH rõ rệt. Hàng loạt sản phẩm chuyển thành hàng hóa có giá trị như mai vàng, bonsai, hoa lan, cây cảnh, xoài, thanh long và các loại rau, củ, quả. Thủ Đức cũng thành công lớn trong “chương trình bò sữa”.

b. Sản xuất Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp

Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2009 đạt 2.902.722 triệu đồng tăng 7,35 % so với cùng kỳ năm 2008. Năm 2010 tăng 5,38% so với năm 2009. Các năm sau đều tăng trên 10% trở lên, năm 2013 tăng so với năm 2012 là 6,18% đạt 4.101.902 triệu đồng, năm 2014 tăng so với năm 2013 là 12,86% đạt 4.526.853 triệu đồng. Giá trị sản xuất công nghiệp của Quận tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp chế biến. Bên cạnh đó, một số ngành sản xuất như chế biến gỗ và sản xuất các sản phẩm

từ gỗ gặp khó khăn về nguồn nguyên liệu, thị trường cạnh tranh gay gắt, sản xuất gây ô nhiễm MT nên phải thu hẹp sản xuất.

c. Thương mại và dịch vụ

TM - DV có chiều hướng gia tăng nhưng chỉ chiếm 36,07% trong cơ cấu giá trị sản xuất theo ngành kinh tế của Quận. Tổng doanh thu năm 2013 đạt giá trị 19.762.130 triệu đồng tăng hơn 4.305.251 triệu đồng so với năm 2012, tăng hơn 7.846.175 triệu đồng so với năm 2011 và gấp 2,38 lần doanh thu năm 2009. Toàn quận (năm 2014) có 2.496 cơ sở hoạt động trong lĩnh vực TM - DV với các hình thức cho thuê biệt thự, nhà hàng, dịch vụ du lịch, ăn uống,…so với năm 2013 là 2.154 cơ sở, lực lượng lao động có số nhân công lên đến 58.174 người, tăng 13,18%

so với năm 2012 và tăng 44,18% so với năm 2009. Các ngành thương nghiệp bán lẻ, ăn uống phát triển và đã trở thành một thế mạnh của quận. Toàn quận có 17 chợ theo nhiều quy mô quản lý khác nhau, 19 siêu thị lớn nhỏ hay khu mua sắm,..

2.1.2.2. Đặc điểm xã hội a. Dân số

Quận Thủ Đức có diện tích 47,7 km2 với dân số đạt 523.429 người (tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2014). Trong đó, tỷ lệ nữ chiếm đưới 49,8% tổng dân số. Từ năm 1999, tức là sau khi tách quận xuất hiện tình trạng nữ thấp hơn nam, đây chỉ xuất hiện tại các khu công nghiệp, bến cảng,...

Hình 2.3: Bản đồ Phân Bố Dân Cư Quận Thủ Đức

Việc gia tăng dân số ngoài nguồn lực lao động, nguồn tiêu thụ sản phẩm,..mà nó còn làm phát sinh nhiều vấn đề như giải quyết nhà ở, việc làm, tệ nạn xã hội, an ninh trật tự, MT sống đô thị và điều cốt lõi là khối lượng CTR ngày càng tăng gây ảnh hưởng đến MT sống, nhất là các khu công nghiệp đã tạo áp lực lớn cho Quận về các dịch vụ hỗ trợ an sinh xã hội, các vấn đề quản lý trong công tác thu gom và vận chuyển CTR. Theo dự báo và ý kiến của các chuyên gia, xu hướng dân số quận Thủ Đức vẫn còn tăng, chủ yếu là do cơ học.

b. Y tế

Quận Thủ Đức từng bước hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, mỗi trạm y tế đều có từ 1- 2 bác sĩ, các nữ hộ sinh hoặc y sĩ nhi theo qui định. Bên cạnh đó, Quận đã tập trung thực hiện các chương trình quốc gia về tiêm mở rộng, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, kế hoạch hóa gia đình, quản lý các bệnh xã hội, công tác phòng chống dịch bệnh, phòng chống HIV/AIDS, tăng cường vận động hiến máu nhân đạo.

Tổng số cơ sở y tế trên địa bàn quận Thủ Đức là 15 cơ sở, trong đó có 2 bệnh viện Đa Khoa, 12 trạm y tế phường và 1 đội vệ sinh phòng dịch. Hệ thống y tế quận Thủ Đức còn có 03 tổ chăm sóc và khám bệnh lao miễn phí, nhằm hạn chế căn bệnh này ở mức thấp nhất và xóa sổ căn bệnh này theo đúng chủ trương, kế hoạch của chính phủ đề ra. Ngoài ra còn có các chi hội chữ thập đỏ cấp quận đến phường với tổng số hội viên là 5.717 người và 33 điểm sơ cấp cứu bố trí khắp địa bàn Quận. Về hoạt động của các cơ sở y tế tư nhân: có 5 phòng khám đa khoa tư nhân, 120 phòng mạch tư, 28 cơ sở khám chữa bệnh Đông y và trên 200 nhà thuốc.

Bảng 2.5: Quy mô cơ sở, cán bộ và nhân sự của ngành y tế trên địa bàn Quận NỘI DUNG CÁC

HẠNG MỤC Y TẾ

Đơn vị

tính 2010 2011 2012 2013 2014 1. CƠ SỞ Y TẾ Cơ sở

Trung tâm y tế ” 1 1 1 1 1

Phòng khám khu vực và

Phòng khám trung tâm Phòng

Trạm Y tế phường “ 12 12 12 12 12

Đội vệ sinh phòng dịch “ 1 1 1 1 1

NỘI DUNG CÁC HẠNG MỤC Y TẾ

Đơn vị

tính 2010 2011 2012 2013 2014 2. Giường bệnh Giường 512 512 512 512 512

Trung tâm y tế “ 500 500 500 500 500

Trạm Y tế phường “ 12 12 12 12 12

3. Tổng số cán bộ y tế Người 687 704 878 1.171 1277

Ngành Y “ 509 517 612 808 819

Ngành Y

Bác sỹ “ 180 185 262 394 396

Y sỹ “ 19 20 20 26 27

Y tá “ 278 279 284 332 336

Hộ sinh “ 32 33 46 56 60

Ngành Dược “ 39 45 50 56 83

Ngành Dược

Dược Cao “ 4 5 5 7 7

Dược

Trung “ 35 40 45 50 76

Cán bộ Đông y “ 6 6 6 6 8

Nhân viên khác 134 136 210 301 367

4. Kết quả khám chữa

Bệnh

Tổng số lượt khám bệnh Lần 886.122 921.213 984.894 1.063.686 1.073.297 Bệnh nhân lưu trú Người 30.055 30.471 42.606 41.948 41.956

(Nguồn: Niên giám thống kê các năm 2008 – 2014) c. Giáo dục – Đào tạo

Quận Thủ Đức không ngừng tiếp tục nâng cao chất lượng dạy và học trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo thực hiện theo chủ trương mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo chống tiêu cực trong thi cử, không chạy theo thành tích.

d. Văn hóa – Thể thao

- Về hoạt động văn hóa: Có bước chuyển biến tích cực trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của Quận, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” được tập trung thực hiện. Năm 2010, quyết tâm thực hiện nét đẹp văn minh đô thị.

- Về hoạt động thể thao: Quận tham gia tất cả các giải thi đấu cấp thành phố và cấp toàn quốc, tổ chức các giải cấp quận. Ngoài ra, Quận thường xuyên phát

động phong trào thể dục, thể thao theo hình thức đội, nhóm. Hoạt động thể dục thể thao ngày càng phong phú và đa dạng, chủ trương xã hội hóa trong lĩnh vực thể thao phát triển mạnh, nhiều cơ sở thể dục thể thao được đầu tư xây dựng mới, đã có 35 sân bóng đá, 7 hồ bơi, 15 câu lạc bộ thể hình...

e. Giao thông đô thị

Hình 2.4: Bản đồ Giao Thông Quận Thủ Đức

Thủ Đức là một quận có nhiều nhà máy, xí nghiệp, các khu công nghiệp quy mô của cả nước. Cửa ngỏ Đông Bắc của thành phố, hàng ngày có đến vài ngàn lượt xe chở hàng chuyên dùng đi qua. Mạng lưới giao thông chính của quận được bố trí theo hướng Tây Bắc – Đông Nam và Đông Bắc – Tây Nam, tạo ra mối giao lưu thuận lợi với các quận khác, với nội thành cũ, với Thành phố Biên Hòa và các Khu công nghiệp phía Nam tỉnh Bình Dương. Có 4 tuyến quốc lộ huyết mạch chạy qua, Quốc lộ 52 (Xa lộ Hà Nội), Quốc lộ 1A, Quốc lộ 1K, Quốc lộ 13 và được nối với Xa lộ Xuyên Á đến các quận liền kề, các tỉnh thành trong khu kinh tế trọng điểm phía Nam cùng các tuyến giao thông bắc nam, Đông Nam Bộ với Tây Nam Bộ hay đến khu vực Tây Nguyên. Tuyến đường Tân Sơn Nhất- Bình Lợi –Vành Đai Ngoài là một tuyến giao thông quan trọng nối sân bay Tân Sơn Nhất với quận Thủ Đức và các tuyến ra Quốc lộ 1A, Quốc lộ 1K.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế chất thải làm giảm chi phí xử lý chất thải rắn sinh hoạt và tăng thêm ngân sách cho thành phố hồ chí minh (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)