3.2.1. Thực trạng quản lý CTRSH 3.2.1.1. Nguồn phát sinh
Theo thống kê và nhận xét của các chuyên gia, CTRSH trên địa bàn Quận Thủ Đức phát sinh từ các nguồn cũng như của TP.HCM. Tuy nhiên là quận ngoại thành, nên tỷ lệ thực phẩm có phần cao hơn các quận trong nội thành.
3.2.1.2. Thành phần CTRSH trên địa bàn Quận:
Bảng 3.8: Thành phần CTRSH ở Quận Thủ Đức
Phân loại
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3
Khối lượng (kg)
Tỷ lệ (%)
Khối lượng (kg)
Tỷ lệ (%)
Khối lượng (kg)
Tỷ lệ (%)
Giấy 0,06 2,4 0,07 4,0 0,04 2,4
Thủy tinh 0,005 0,2 0,003 0,1 - -
Kim loại 0,035 1,4 0,02 1,1 0,03 1,8
Nhựa 0,3 12,2 0,2 11,4 0,2 11,9
Chất hữu cơ 2,01 81,4 1,38 78,8 1,3 77,4
Chất độc hại - - - -
Sành, sứ, vỏ sò ốc 0,01 0,4 0,01 0,6 0,02 1,2
Các hợp chất khó phân hủy 0,01 0,4 0,01 0,6 - - Chất có thể đốt cháy 0,04 1,6 0,06 3,4 0,09 5,3
Tổng cộng 2,47 100 1,75 100 1,68 100
(Nguồn: Viện kỹ thuật nhiệt đới và bảo vệ môi trường, 2005) Trong đó:
- Nhóm 1: Nhóm hộ có thu nhập cao, tính bình quân trên dầu người >
1.200.000 đồng/ tháng
- Nhóm 2: Nhóm hộ có thu nhập trung bình, tính bình quân trên dầu người từ 600.000 - 1.200.000 đồng/ tháng
- Nhóm 3: nhóm hộ có thu nhập thấp, tính bình quân trên dầu người <
600.000 đồng/ tháng
Nhận xét:
Kết quả phân tích cho thấy thành phần CTRSH trên địa bàn Quận Thủ Đức cũng tương tự như thành phần CTRSH chung của thành phố là có chất hữu cơ (thức ăn dư thừa, rau quả…) chiếm tỷ lệ cao, dao động từ 77,4 - 81,4%. Thành phần có thể tái sử dụng như giấy, thủy tinh, kim loại, nhựa chiếm tỷ lệ tương đối lớn từ 16,1 - 16,6%. Các thành phần khác như sành sứ, vỏ sò, ốc, chất hữu cơ khó phân hủy, chất có thể đốt cháy chiếm tỷ lệ không đáng kể.
3.2.1.3. Khối lượng CTRSH trên địa bàn Quận (Xem bảng 3.4 và bảng 3.5) Theo số liệu từ nguồn nghiên cứu hàng năm của trường Đại Học Bách Khoa, thể hiện trong kỷ yếu tháng 02 năm 2012 trong cuộc hội thảo chuyên đề về các giải pháp xử lý CTRSH tại TP.HCM, nguồn CTRSH tại các hộ gia đình của TP.HCM có thành phần thực phẩm dư thừa cao (từ 60 - 86 %).
Bảng 3.9: Thành phần CTR tại Thành phố Hồ Chí Minh
STT Thể loại Thành phần (%)
Hộ gia đình Trạm trung chuyển Bãi chôn lắp 1 Thức ăn thừa 61,0 - 96,6 72,0 - 94,0 65,0 - 84,5
2 Plastic 0,0 - 10,0 0,5 - 5,8 5,0 - 13,4
3 Vải sợi 0,0 - 14,2 0,0 - 13 1,0 - 5,4
4 Gỗ 0,0 - 7,2 0,0 - 5,8 0,0
5 Giấy 0,0 - 14,2 0,0 - 5,5 3,6 - 8,0
6 Thủy tinh 0,0 - 4,25 0,0 - 5,6 Trace - 1,6
7 Kim loại 0,9 - 3,3 0,0 - 0,5 0,0 - 1,0
8 Da 0,0 - 0,2 0,0 - 1,9 0,0 - 0,2
9 Sành, sứ 0,0 - 0,2 0,0 - 0,8 0,0 - 11
10 Chai, lon, … 0,0 - 10,2 0,0 - 4,3 0,0 - 6,7
11 Pin, Ắc quy 0,0 - 0,1 0,0 - 0,1 0,0 - Trace
12 Cotton thấm nước 0,0 0,0 - 2 0,0 - 36,3
Trace: có dấu hiệu không đáng kể.(Nguồn: Trường Đại học Bách khoa-2012)
Nhận xét:
Từ năm 2006-2014, khối lượng CTRSH trên địa bàn quận Thủ Đức có chiều hướng gia tăng. Năm 2010, khối lượng CTRSH tăng 1,2 lần so với năm 2006, năm 2012 so với năm 2006 thì tăng hơn 35,38%, nguyên nhân là do dân số ngày càng tăng và quận Thủ Đức đang trong giai đoạn phát triển đô thị hóa, công nghiệp hóa. Những năm gần đây, lượng CTRSH trung bình tăng lên khoảng 6% /năm. Với số lượng CTRSH và tỷ lệ các thành phần có thể tái chế, tiết kiệm lại khoảng 10% của nhóm phế liệu. Ứớc tính lượng tái chế có giá trị là 8%, tái chế ít có giá trị là 2%, chất hữu cơ dễ phân hủy là 60%, khó phân hủy là 30%,...
3.2.2. Hiện trạng tồn trữ CTRĐT trên địa bàn Quận Thủ Đức 3.2.2.1. Tồn trữ CTR tại hộ gia đình (Phụ lục 3-1-1)
Hiện tại, các gia đình thường sử dụng những thùng nhựa có nắp đậy, xô, thùng sơn không có nắp đậy, sọt, cần xé bằng tre nứa. Các thiết bị lưu chứa này thường được đặt phổ biến ở trong nhà hoặc đưa ra trước cửa do đó thường phát sinh mùi hôi.
Ngoài ra, phương thức chứa CTR trong bao nylon cũng được sử dụng khá phổ biến. Do thói quen không muốn để CTR trong nhà nên CTR thường được cho vào bịch nylon, đem ra để trước nhà vào buổi sáng chờ xe thu gom, do đó làm mất mỹ quan khu phố, cũng như góp phần tạo điều kiện lan truyền dịch bệnh.
3.2.2.2. Tồn trữ CTR tại cơ quan, công sở, trường học (Phụ lục 3-1-2)
CTR tại các cơ quan, công sở thường được lưu chứa trong các thùng chứa có nắp đậy và đảm bảo vệ sinh. Tại các phòng ban, phòng học đều có các thùng rác riêng, thường là các thùng nhựa có nắp đậy với dung tích từ 10-15 lít. Hầu hết trong mỗi thùng rác đều có bịch nylon bằng nhựa PVC. Chất thải rắn sau khi được chứa trong các thùng nhỏ tại mỗi phòng ban, phòng học cuối ngày sẽ được nhân viên tạp vụ của cơ quan đưa ra các thùng rác 240 - 660 lít để cho đơn vị thu gom đến nhận.
3.2.2.3. Tồn trữ CTR tại chợ
Phần lớn các sạp hàng không có thiết bị lưu trữ CTR. CTR thường được lưu trữ trong bao (bịch) nylon (thường là bằng chất liệu PVC) hoặc đổ thành đống trước sạp. MT tại khu vực buôn bán hàng tươi sống (rau, cá…) không đảm bảo vệ sinh.
CTR và nước rửa thực phẩm hoà lẫn vào nhau gây khó khăn cho việc thu gom, mặt khác gây cảm giác dơ bẩn, không thoải mái cho người đi chợ.
Đối với những chợ tự phát (thường là ở các hẻm, các khu phố…), do không có đủ diện tích để làm nơi tập trung CTR, nên điểm tập trung CTR thường là đường phố, sau đó mới được công nhân thu gom và chuyển thẳng lên xe vận chuyển. Điều này vừa làm mất mỹ quan, vừa gây ô nhiễm khu vực lân cận do điểm tập trung rác lộ thiên, không được che chắn.
3.2.2.4. Tồn trữ CTR tại các siêu thị và khu thương mại (Phụ lục 3-1-3)
Thiết bị tồn trữ thường là các thùng 20 lít có nắp đậy và có bịch nylon bên trong (bịch PVC là phổ biến) đặt trong siêu thị, khu thương mại để người mua hàng bỏ CTR. CTR từ các thùng nhỏ này sẽ được đưa đến điểm tập trung phía sau siêu thị hay khu thương mại đổ vào các thùng 660 lít. Chất lượng vệ sinh tại các điểm tập trung này khá tốt ít khi để xảy ra tình trạng nước rỉ rác tràn ra.
3.2.2.5. Tồn trữ CTR tại bệnh viện và các cơ sở y tế (Phụ lục 3-1-4)
Công tác tồn trữ tại các bệnh viện được thực hiện khá tốt. CTR y tế và CTRSH được lưu chứa vào những nơi khác nhau ở những thùng chứa khác nhau.
CTR tại các phòng khám bệnh được đưa vào hai loại thùng có màu sắc và ghi chữ lên từng thùng để phân biệt. Dung tích thùng thường là 10 - 15 lít trong có các bịch bằng PVC.
CTR từ các phòng bệnh sẽ được đưa xuống điểm tập trung CTR của bệnh viện. Điểm tập trung này thường cách xa các phòng bệnh. CTR y tế được đưa vào các thùng 240 lít màu vàng, có ký hiệu nguy hại sinh học và chứa trong các phòng lạnh đúng tiêu chuẩn hoặc lưu chứa cách xa các thùng 240 lít màu xanh chứa CTRSH.
Công tác vệ sinh sau khi thu gom cũng được các bệnh viện chú ý và thực hiện khá tốt: thùng chứa CTR được làm sạch sẽ, nơi tồn trữ được cọ rửa sau khi thu gom, nước từ khu chứa CTR được đưa đến hệ thống xử lý nước thải chung của bệnh viện.
3.2.2.6. Tồn trữ CTRSH tại các cơ sở sản xuất công nghiệp (Phụ lục 3-1-5) Tại các nhà máy lớn nằm trong khu công nghiệp - khu chế xuất thường có nơi lưu chứa CTR riêng, thường quy định khu vực CTRSH riêng với chất thải nguy hại. Thiết bị lưu chứa thường là thùng 240 lít. Công tác vệ sinh nơi lưu chứa trước
và sau thu gom thường được các doanh nghiệp thực hiện tốt về vệ sinh môi trường vì ảnh hưởng đến bộ mặt kinh doanh của nhà máy. Đối với các cơ sở doanh nghiệp vừa và nhỏ thì công tác lưu trữ chưa được quan tâm. Hầu hết không có nơi lưu chứa riêng chất thải nguy hại và CTRSH.
3.2.3. Hệ thống quản lý CTR trên địa bàn Quận Thủ Đức
3.2.3.1. Hiện trạng thu gom, vận chuyển trên địa bàn Quận Thủ Đức
Trên địa bàn Quận Thủ Đức có 03 đơn vị chịu trách nhiệm thu gom và vận chuyển CTRSH là: Công ty MTĐT, Công ty DVCI quận Thủ Đức và đội ngũ thu gom rác dân lập.
Đội thu gom rác dân lập
Xuất phát từ nếp sống đô thị và nhu cầu của đại bộ phận người dân, từ rất lâu trên địa bàn các phường đô thị hóa của Quận đã tự phát hình thành một bộ phận lao động tự do làm dịch vụ thu gom CTR tại từng hộ dân để được trả công theo thỏa thuận. Đặc điểm của những người làm dịch vụ này là hoạt động phân tán, tùy tiện không thống nhất giờ giấc, thậm chí tự tìm nơi đổ CTR, CTR thu gom được không theo một quy trình, quy phạm nào. Do đó, trong một thời gian dài tình hình ô nhiễm trên địa bàn dân cư vẫn chậm được cải thiện và không thể kiểm soát.
Hiện nay, toàn Quận có tất cả 175 đường dây thu gom rác dân lập, trong đó có 152 đoàn viên Nghiệp đoàn rác dân lập với 147 phương tiện. Nhiều người đã chuyển đổi phương tiện cơ giới và thi lấy bằng xe tải cho phù hợp với tình hình thực tế xã hội của Quận. Họ rất tích cực thu gom CTRSH khắp nơi trên địa bàn, đến những nơi mà phương tiện chuyên dùng của Công ty DVCI quận Thủ Đức không thu gom được.
Công ty DVCI quận Thủ Đức
Chức năng
Cty DVCI quận Thủ Đức là đơn vị trực thuộc UBND Thành phố. Trong đó, đội Dịch vụ công cộng chịu trách nhiệm chính về vấn đề thu gom, quét dọn và vận chuyển CTR của Quận Thủ Đức:
- Vận chuyển CTR từ các bô rác của 10 phường trên địa bàn Quận đến bãi chôn lấp xử lý của Thành phố (trừ Hiệp Bình Chánh và Hiệp Bình Phước do Công
ty MTĐT vận chuyển).
- Quét dọn đường phố, vét hố ga, thu gom CTR tại các hộ nằm ở các tuyến đường lớn như Quốc lộ 1A, Võ Văn Ngân….
- Quản lý, điều độ các hoạt động của các đội rác dân lập đổ CTRSH nhập vào các bô. Định kỳ kiểm tra các bô chứa CTRSH và tình trạng đổ trộm CTR.
Sơ đồ tổ chức của đội dịch vụ công cộng
Đội trưởng
Đội phó vận chuyển
Tổ sửa chữa
Tổ vận
chuyển Tổ tài xế
Tổ quản lý bô rác
Đội phó vệ sinh
Tổ quét rác, thu gom
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức Đội dịch vụ công cộng
Nhân lực
- Tổng số công nhân viên của Công ty DVCI quận Thủ Đức hoạt động trong lĩnh vực thu gom và vận chuyển CTRSH là 131 người, trong đó có 14 kỹ thuật viên, 13 tài xế chính thức và 3 tài xế dự phòng, 40 người vận chuyển, 8 thợ máy và 50 công nhân vệ sinh. Đội ngũ công nhân được tập huấn và phổ biến kiến thức về phương pháp an toàn lao động 1 năm/lần.
- Trang thiết bị thu gom và vận chuyển
Xe ép 4 - 5 tấn: 01 chiếc
Xe ép 7-11 tấn: 12 chiếc
- Các loại xe ép hiện nay của Công ty DVCI quận Thủ Đức là xe chuyên dùng, nhập từ nước ngoài về hầu hết đều trong tình trạng sử dụng tốt và được duy tu, bảo dưỡng hàng tháng.