1.1.2.1. Đảm bảo cho đào tạo nghề theo đúng định hướng của Đảng và Nhà nước
Ở nước ta, ngay từ Đại hội lần thứ IX, Đảng ta đã khẳng định: “ Phát triển giáo dục- đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người- yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”[2]. Phát triển giáo dục- đào tạo gắn với nhu cầu phát triển kinh
14
tế- xã hội; xây dựng nền giáo dục theo hướng “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”; thực hiện công bằng trong giáo dục.
Đến Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ X, Đảng đã đề ra chủ trương phát triển giáo dục - đào tạo và dạy nghề giai đoạn 2006 - 2010 là: “Phát triển mạnh hệ thống giáo dục nghề nghiệp, tăng nhanh quy mô đào tạo cao đẳng nghề, trung cấp nghề cho các khu công nghiệp, các vùng kinh tế động lực và cho xuất khẩu lao động” và “Tạo chuyển biến căn bản về chất lượng dạy nghề tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới. Đẩy mạnh xã hội hoá, khuyến khích phát triển các hình thức dạy nghề đa dạng, linh hoạt: dạy nghề ngoài công lập, tại doanh nghiệp, tại làng nghề” [3].
Đặc biệt tại Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã khẳng định
“Đối với giáo dục nghề nghiệp, tập trung đào tạo nhân lực có kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp. Hình thành hệ thống giáo dục nghề nghiệp với nhiều phương thức và trình độ đào tạo kỹ năng nghề nghiệp theo hướng ứng dụng, thực hành, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật công nghệ của thị trường lao động trong nước và quốc tế” [4]. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XII đề ra yêu cầu “Quy hoạch lại mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực.”.
Qua các văn kiện nêu trên chúng ta thấy rõ, Đảng ta luôn khẳng định phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực lao động trực tiếp là nhân tố quyết định để thực hiện thành công sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Chính vì vậy QLNN về đào tạo nghề nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, nâng cao vai trò của các tổ chức, đoàn thể chính trị xã hội trong phát triển công tác đào tạo nghề, tạo ra một lực lượng lao động
15
có chất lượng cao, phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước và hội nhập quốc tế. Công tác đào tạo nghề phải đảm bảo lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam làm nền tảng, phải đảm bảo tính dân tộc, hiện đại, tiên tiến, thực hiện công bằng để ai cũng được học tập nâng cao trình độ, được hưởng các chính sách phù hợp, không phân biệt tuổi tác, dân tộc, vùng miền.
1.1.2.2.Đảm bảo thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ bổ sung, phát triển nguồn nhân lực cho xã hội
Mục tiêu, nhiệm vụ của QLNN về đào tạo nghề là lấy người học làm trung tâm, đào tạo được những học sinh, sinh viên có tay nghề cao, có phẩm chất đạo đức tốt, có ý chí vươn lên, cống hiến hết mình cho sự nghiệp xây dựng đất nước.
Các lý thuyết tăng trưởng đã chỉ ra rằng: Một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh và ở mức độ cao phải dựa trên ít nhất ba trụ cột cơ bản đó là áp dụng công nghệ mới, phát triển hạ tầng hiện đại và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trong đó động lực quan trọng nhất của sự tăng trưởng kinh tế bền vững chính là những con người được đào tạo, đặc biệt là nhân lực có kỹ năng nghề cao. Trong bối cảnh các nguồn lực tự nhiên và nguồn lực khác là hữu hạn và ngày càng có nguy cơ cạn kiệt, thì nguồn nhân lực có chất lượng chính là vũ khí mạnh mẽ nhất để giành thắng lợi trong cạnh tranh giữa các nền kinh tế.
Yếu tố con người, vốn con người đã trở thành một yếu tố quan trọng trong tăng trưởng kinh tế. Nhờ có nền tảng giáo dục - đào tạo, trong đó có đào tạo nghề, người lao động có thể nâng cao được kiến thức và kĩ năng nghề của mình, qua đó nâng cao năng suất lao động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Như vậy có thể thấy, đào tạo nghề là một thành tố và là thành tố quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định phát triển nguồn nhân lực. Muốn có nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường lao động,
16
song song với các cơ chế chính sách sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, cần phải tăng cường đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo nói chung và đào tạo nghề nói riêng.
Nguồn nhân lực chất lượng cao là những con người được đầu tư phát triển, có kỹ năng, kiến thức, tay nghề, kinh nghiệm, năng lực sáng tạo. Năng lực thực hiện này chỉ có thể có được thông qua giáo dục - đào tạo và tích lũy kinh nghiệm trong quá trình làm việc.
1.1.2.3.Đảm bảo chất lượng đào tạo nghề
Để đảm bảo chất lượng đào tạo nghề, các cơ quan QLNN cần tập trung vào quản lý các nội dung chủ chốt sau đây:
- Chất lượng giáo trình, chương trình đào tạo. Đây là cơ sở để quyết định nhân tố đầu ra có đảm bảo chất lượng hay không. Giáo trình, chương trình phải được nghiên cứu kỹ càng để phù hợp với nhu cầu thực tiễn và dự báo nghề nghiệp trong tương lai.
- Chất lượng đội ngũ cán bộ, quản lý và giáo viên tại các trường đào tạo nghề. Đội ngũ cán bộ, quản lý và giáo viên giảng dạy có năng lực được xem là nhân tố quan trọng quyết định thành công trong quá trình thiết kế và triển khai chương trình đào tạo.
- Chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ: Được xem là nhu cầu thiết yếu cần có để đảm bảo cho các trường họat động được và hoạt động có hiệu quả.
- Chất lượng học sinh, sinh viên khi tuyển sinh và chất lượng học tập, nghiên cứu trong các trường. Đây chính là cơ sở để các trường có hình thức đào tạo và đưa ra các giải pháp quản lý chất lượng đào tạo hiệu quả nhất, đáp ứng nhu cầu của người học.
- Các chính sách động viên, khuyến khích học sinh theo học.
Để nâng cao chất lượng đào tạo nghề đòi hỏi các cơ quan QLNN phải tiến hành đồng bộ các nhóm giải pháp chứ không chỉ đơn thuần thực hiện
17
từng nội dung riêng lẻ được. Các nhóm giải pháp có tác dụng bổ sung, hỗ trợ trực tiếp tới nhau.