2.3. Thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo nghề tại các trường dạy nghề công lập của thành phố Hà Nội
2.3.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đào tạo nghề
Công tác tổ chức bộ máy QLNN về đào tạo nghề tại Hà Nội được triển khai một cách khoa học. Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan thực hiện QLNN về đào tạo nghề và các cơ quan liên quan có trách nhiệm phối hợp QLNN về đào tạo nghề được quy định rõ ràng, cụ thể như sau:
2.3.3.1.Chức năng, nhiệm vụ của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng QLNN về nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp trong phạm vi cả nước và QLNN các dịch vụ sự nghiệp công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi QLNN của bộ .
54
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp là tổ chức thuộc Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội QLNN và tổ chức thực thi pháp luật về giáo dục nghề nghiệp trong phạm vi cả nước; quản lý, thực hiện các dịch vụ công về giáo dục nghề nghiệp thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Với chức năng nêu trên, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp quản lý trực tiếp trường đào tạo nghề công lập trực thuộc Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội và quản lý về mặt chuyên môn đối với các trường thuộc các bộ, ngành trung ương đóng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
2.3.3.2.Chức năng, nhiệm vụ của các bộ, ngành chủ quản và Ủy ban nhân dân thành phố
Các bộ, ngành là cơ quan chủ quản quản lý trực tiếp tất cả các trường đào tạo nghề công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội thuộc bộ, ngành mình về: ngân sách hoạt động, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, kế hoạch, chỉ tiêu tuyển sinh,…Hoạt động của các trường này tuân thủ về mặt chuyên môn theo quy định của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội.
UBND thành phố Hà Nội căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình để phân công trách nhiệm quản lý cho các Sở, ngành có liên quan quản lý trực tiếp các trường của thành phố và phối hợp với các Bộ, ngành quản lý về mặt lãnh thổ đối với các trường đào tạo nghề công lập đóng trên địa bàn theo đúng quy định của Chính phủ, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, hạn chế tình trạng chồng chéo trong việc thực hiện nhiệm vụ giữa các cơ quan chức năng.
Vai trò, chức năng của các cơ quan QLNN thuộc UNBD thành phố Hà Nội, của UBND các cấp được thể hiện cụ thể như sau:
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố, thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND thành phố QLNN về nhiều lĩnh vực trong đó có dạy nghề và việc làm.
55
Sở có chức năng tham mưu cho UBND thành phố ban hành các văn bản liên quan đến lĩnh vực đào tạo nghề, tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển dạy nghề ở địa phương sau khi được phê duyệt; hướng dẫn và kiểm tra việc tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về dạy nghề; tiêu chuẩn giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề; quy chế tuyển sinh, quy chế thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp và việc cấp văn bằng, chứng chỉ nghề; chế độ chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề và học sinh, sinh viên học nghề theo quy định của pháp luật; quản lý việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia sau khi được phân cấp; cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề theo thẩm quyền; hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề; tổ chức hội giảng giảng viên, giáo viên dạy nghề, hội thi thiết bị dạy nghề tự làm cấp thành phố, các hội thi có liên quan đến công tác học sinh, sinh viên học nghề.
Trong năm 2018, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội đã tham mưu cho UBND thành phố ban hành các văn bản liên quan đến công tác đào tạo nghề như sau:
- Văn bản số 1164/UBND-KGVX ngày 20/3/2018 về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 05/11/2012 của Ban Bí thư TW Đảng khóa XI;
- Kế hoạch số 80/KH-UBND ngày 04/4/2018 về việc đào tạo nghề lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg trên địa bàn thành phố năm 2018.
- Kế hoạch số 151/KH-BCĐ ngày 31/7/2018 về việc kiểm tra tình hình thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 trên địa bàn Thành phố Hà Nội” năm 2018.
- Quyết định số 5356/QĐ-UBND ngày 08/10/2018 về việc thành lập đoàn Kiểm tra tình hình thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày
56
27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 trên địa bàn Thành phố Hà Nội” năm 2018.
- Trình UBND thành phố phê duyệt “Đề án rà soát, đánh giá tình hình hoạt động, nâng cao chất lượng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Thành phố” tại Tờ trình số 3359/TTr-LS:LĐTBXH-NV ngày 11/10/2018 của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội và Sở Nội vụ Hà Nội.
- Trình UBND thành phố phê duyệt “Đề án rà soát, sắp xếp các trường cao đẳng, trung cấp công lập thuộc UBND thành phố Hà Nội” tại Tờ trình số 2316/TTr-LS: LĐTBXH- NV ngày 10/10/2018 của Sở Nội vụ- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Tham mưu UBND thành phố công tác phối hợp tổ chức thi tay nghề Quốc gia và Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp năm 2018 (công văn số 3379/VP-KGVX ngày 11/5/2018; Quyết định số 3968/QĐ-UBND ngày 02/8/2018 về việc thành lập Ban tổ chức Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2018 của thành phố Hà Nội; Công văn số 4030/UBND- KGVX ngày 29/8/2018 về việc phối hợp tổ chức Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2018).
- Kế hoạch số 2010/KH-UBND ngày 23/10/2018 về đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề cho giáo viên dạy nghề các trường công lập thành phố Hà Nội năm 2018.
- Phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ngành có liên quan xây dựng danh mục nghề, định mức chi phí đào tạo trình UBND thành phố phê duyệt triển khai thực hiện Thông tư 43/2016/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành dự án phát triển kinh tế- xã hội.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cũng đã ban hành các văn bản để triển khai các hoạt động liên quan đến công tác đào tạo nghề như sau:
57
- Kế hoạch số 1302/KH - LĐTBXH ngày 11/5/2018 về việc tổ chức Hội nghị phát triển giáo dục gắn với thị trường lao động.
- Kế hoạch số 1175/KH- SLĐTBXH ngày 24/7/2018 về kiểm tra các cơ sở giáo dục, cơ sở có hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố năm 2018.
- Kế hoạch số 1195/KH- SLĐTBXH ngày 02/5/2018 về việc tham dự thi tay nghề Quốc gia năm 2018 của đoàn Hà Nội.
- Kế hoạch tham dự Hội giảng và Kế hoạch phối hợp đăng cai tổ chức Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2018.
Bên cạnh đó, Sở luôn thực hiện tốt nhiệm vụ cung cấp thông tin về lao động, việc làm, nhu cầu đào tạo cho doanh nghiệp, người học, cơ sở đào tạo và các cơ quan quản lý trên địa bàn thành phố.
Sở Lao động -Thương binh và Xã hội cũng phối hợp với Cục Thống kê Hà Nội, Sở Nội vụ, UBND các quận, huyện, thị xã xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin dự báo nhu cầu nhân lực của thành phố; phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư trong việc tích hợp số liệu thông tin về thị trường lao động do Sở quản lý và hệ thống thông tin và dự báo nhu cầu nhân lực của thành phố, xác định hệ thống thông tin và dự báo nhu cầu nhân lực của thành phố, xác định hệ thống chỉ tiêu đầu vào, xây dựng nội dung và công cụ phân tích, dự báo nhu cầu nhân lực.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, địa phương xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin và dự báo nhu cầu nhân lực. Có nhiệm vụ khai thác dữ liệu để đưa ra những sản phẩm thông tin và kết quả dự báo ở địa phương, theo ngành nghề, trình độ đào tạo.
- Sở Xây dựng: Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các quận, huyện, thị xã và các Sở, ngành có liên quan kiểm tra, tham mưu, đề xuất UBND phê duyệt địa điểm xây dựng, mở rộng các cơ sở đào
58
tạo, đáp ứng yêu cầu về quy mô, chất lượng và phù hợp với đặc thù của quận, huyện, thị xã.
- Sở Tài nguyên và Môi trường: Phối hợp với Sở Xây dựng và UBND các quận, huyện, thị xã chủ động bố trí quỹ đất để xây dựng, mở rộng các cơ sở đào tạo, đáp ứng yêu cầu về quy mô, chất lượng và phù họp với đặc thù của huyện, thị xã, thành phố.
- Sở Nội vụ: Tham mưu trong công tác đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu của thành phố.
- Cục Thống kê: Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành, các đơn vị liên quan xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin dự báo nhu cầu nhân lực của địa phương và quốc gia.
- Sở Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo và tổ chức tuyên truyền, quảng bá, phổ biến thông tin và dự báo nhu cầu nhân lực quốc gia và địa phương trên các phương tiện thông tin đại chúng.
2.3.3.3.Chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện, thị xã UBND cấp quận, huyện, thị xã trực thuộc thành phố có chức năng phối hợp với các Sở, ban ngành liên quan triển khai thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về đào tạo nghề đối với các trường đào tạo nghề công lập nằm trên địa bàn của địa phương mình.
Bên cạnh đó, UBND cấp quận, huyện, thị xã còn có trách nhiệm cung cấp thông tin số người trong độ tuổi lao động chưa qua đào tạo, số lao động có việc làm sau khi được đào tạo khi các các cơ quan QLNN yêu cầu, là cơ sở để giao kế hoạch đào tạo tuyển sinh cho các trường.
Ngoài ra, UBND cấp quận, huyện, thị xã còn có trách nhiệm chỉ đạo UBND cấp xã, phường, thị trấn và các cơ quan chuyên môn của UBND huyện làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân trong độ tuổi lao động chưa được đào tạo tham gia học nghề để có việc làm, làm giảm gánh nặng kinh tế cho gia đình và cho địa phương.
59
2.3.3.4.Chức năng, nhiệm vụ của ủy ban nhân dân cấp phường, xã, thị trấn UBND cấp xã, phường, thị trấn có chức năng phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về đào tạo nghề đối với các trường đào tạo nghề công lập nằm trên địa bàn của địa phương mình. Cung cấp thông tin cho các cơ quan chức năng, các trường về số lượng lao động của địa phương chưa qua đào tạo, đã đào tạo nhưng không có việc làm để các cơ quan chức năng, các trường có căn cứ tuyển sinh.
Cấp xã, phường, thị trấn là đơn vị hành chính nhà nước ở cấp nhỏ nhất.
Vai trò quan trọng của UBND cấp này là thực hiện công tác nắm bắt thông tin, tuyên truyền, vận động người dân đến độ tuổi lao động nếu không theo học tại các trường đại học, cao đẳng thì tham gia học nghề. Chỉ có học tập mới có được một công việc phù hợp, có thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình, góp phần làm giàu cho địa phương.
2.3.4.Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên, chương trình, giáo trình đào tạo nghề
Tính đến ngày 31/12/2017, số lượng giáo viên trong các trường đào tạo nghề công lập trên địa bàn thành phố có số lượng là 3.273 người, trong đó giáo viên trong 41 trường đào tạo nghề của các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn là 2.311 người, giáo viên của 21 trường cao đẳng, trung cấp đào tạo nghề của UBND thành phố Hà Nội là 926 người.
Đội ngũ giáo viên tại các trường đào tạo nghề công lập tại Hà Nội hiện nay có trình độ chuyên môn khá cao. Ngoài trình độ chuyên môn, đội ngũ giáo viên còn có trình độ tin học, ngoại ngữ theo đúng quy định. Đây là một ưu thế trong công tác đào tạo học sinh, sinh viên có chất lượng tay nghề cao so với các địa phương khác trong cả nước.
Trình độ chuyên môn của các nhà giáo trong các trường đào tạo nghề công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội tính đến 31/12/2017 được thể hiện cụ thể qua bảng sau:
60
Bảng 2.6.Trình độ chuyên môn của các nhà giáo trong các trường đào tạo nghề công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội tính đến 31/12/2017.
( Đơn vị tính: Người)
TT Chỉ tiêu Tổng số Cấp quản lý
Trung ương Hà Nội Tổng số nhà giáo trong các trường ĐTN 3.237 2.311 926 1 Số nhà giáo tại các trường cao đẳng, cao đẳng
nghề 2.407 1.965 442
- Trình độ chuyên môn
+ Trên Đại học 1.366 1.082 284
+Đại học 931 790 141
+ Cao đẳng nghề, Cao đẳng 39 29 10
+ Trung cấp nghề, Trung cấp chuyên nghiệp 11 10 1
+ Khác 60 54 6
- Trình độ tiếng Anh (đạt chuẩn theo quy
định) 2.407 1.965 442
- Trình độ tin học (đạt chuẩn theo quy định) 2.407 1.965 442
- Trình độ kỹ năng nghề 587 564 23
2 Số nhà giáo tại các trường trung cấp, trung
cấp nghề 830 346 484
- Trình độ chuyên môn
+ Trên Đại học 227 47 180
+ Đại học 454 192 262
+ Cao đẳng nghề, Cao đẳng 35 20 15
+ Trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp 43 32 11
+ Khác 71 55 16
- Trình độ tiếng Anh (đạt chuẩn theo quy định)
830 346 484
- Trình độ tin học (đạt chuẩn theo quy định) 830 346 484
- Trình độ kỹ năng nghề 106 16 90
( Nguồn: Đề án Rà soát, đánh giá tình hình hoạt động, nâng cao chất lượng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố giai đoạn 2018-
2025 của UBND thành phố Hà Nội)
61
Từ số liệu nêu trên, ta có thể biểu hiện bằng hình vẽ sau:
Hình 2.7.Biểu đồ biểu thị trình độ chuyên môn của giáo viên các trường cao đẳng công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội
+ Trên Đại học 57%
+Đại học 39%
+ Cao đẳng nghề, Cao đẳng
2%
+ Trung cấp nghề, Trung cấp chuyên
nghiệp 0%
+ Khác 2%
Qua biểu đồ nêu trên có thể nhận thấy một cách rõ ràng tỷ lệ giáo viên có trình độ chuyên môn trong các trường Cao đẳng đào tạo nghề công lập trên địa bàn thành phố chiếm tỷ lệ rất cao. Giáo viên có trình độ sau đại học là 1.366 người, chiếm 57%. Giáo viên có trình độ đại học là 931 người, chiếm tỷ lệ 39%. Giáo viên có trình độ trung cấp và trình độ khác chiếm tỷ lệ rất thấp.
Đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn và tay nghề cao là một nhân tố quan trọng góp phần quyết định chất lượng đào tạo của các trường. Ngoài những điều kiện như phòng học, phòng thực hành, trang thiết bị thực hành, giáo trình,… đội ngũ giáo viên có trình độ, có tay nghề, có tâm huyết sẽ truyền tải tới học sinh những tri thức, kinh nghiệm vô cùng quý báu.
Từ bảng số liệu nêu trên, có thể mô tả trình độ chuyên môn của giáo viên các trường trung cấp, trung cấp nghề bằng hình vẽ sau:
62
Hình 2.8.Biểu đồ biểu thị trình độ chuyên môn của giáo viên các trường trung cấp công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội
+ Trên Đại học 27%
+ Đại học 55%
+ Cao đẳng nghề, Cao
đẳng 4%
+ Trung cấp nghề, trung cấp chuyên
nghiệp
5% + Khác
9%
Qua biểu đồ nêu trên ta thấy trình độ chuyên môn của giáo viên các trường trung cấp đào tạo nghề có thấp hơn các trường cao đẳng rất nhiều.
Giáo viên có trình độ sau đại học là 227 người, chiếm 27 %. Giáo viên có trình độ đại học là 454, chiếm 55%.
Nhìn chung so với các địa phương trong cả nước, trình độ chuyên môn của giáo viên các trường đào tạo nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội khá cao.
Đây là một ưu thế lớn của các trường trong việc thu hút học sinh theo học.
Chương trình, giáo trình đào tạo tại các trường đã được sửa đổi bổ sung theo nhu cầu thực tế sử dụng lao động của các doanh nghiệp, phù hợp với sự phát triển các ngành nghề trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
2.3.5. Đầu tư các các nguồn lực và hợp tác để phát triển dạy nghề Theo quy định tại Nghị định số 143/2016/NĐ-CP ngày 14/10/2016 và Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ về điều kiện diện tích sử dụng đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thì rất nhiều các trường cao đẳng, cao đẳng nghề và trường trung cấp, trung cấp nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay có diện tích sử dụng đất không đáp ứng điều