Thực trạng đào tạo nghề tại các trường cao đẳng, trung cấp công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu QLNN về đào tạo nghề đối với các trường công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 50 - 56)

2.2.1.Mạng lưới các trường đào tạo nghề

Đến thời điểm tháng 12 năm 2018, trên địa bàn thành phố Hà Nội có 148 trường đào tạo nghề (bao gồm cả các trường thuộc cơ quan trung ương đóng trên địa bàn thành phố Hà Nội), cụ thể như sau:

- Phân theo loại hình đơn vị (cao đẳng, trung cấp):

+ 59 loại hình trường cao đẳng, bao gồm: 29 trường cao đẳng, 29 trường cao đẳng nghề, 01 phân hiệu trường cao đẳng nghề.

+ 89 loại hình trường trung cấp, bao gồm: 48 trường trung cấp, 39 trường trung cấp nghề, 01 phân hiệu trường trung cấp, 01 phân hiệu trường trung cấp nghề.

- Phân theo hình thức sở hữu (công lập, ngoài công lập): Trong đó có 62 trường công lập và 87 đơn vị ngoài công lập.

+ Loại hình trường cao đẳng gồm có: 37 đơn vị công lập, 22 đơn vị ngoài công lập (01 đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài).

+ Loại hình trường trung cấp gồm có : 24 đơn vị công lập, 65 đơn vị ngoài công lập.

- Phân theo cấp quản lý (trung ương, địa phương):

+ 40 trường trực thuộc Bộ, ngành, cơ quan trung ương, bao gồm: 28 loại hình trường cao đẳng (17 trường cao đẳng, 11 trường cao đẳng nghề), 13 loại hình trường trung cấp (02 trường trung cấp; 11 trường trung cấp nghề)

+ 108 đơn vị trực thuộc địa phương: 33 loại hình trường cao đẳng (14 trường cao đẳng, 18 trường cao đẳng nghề, 01 phân hiệu trường cao đẳng nghề); 75 loại hình trường trung cấp (44 trường trung cấp, 29 trường trung cấp nghề, 01 phân hiệu trường trung cấp, 01 phân hiệu trường trung cấp nghề).

(Phụ lục số 01: Hệ thống các trường cao đẳng, trung cấp nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội- Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội năm 2018)

42

2.2.1.2. Hệ thống các trường đào tạo nghề công lập thuộc các cơ quan trung ương đóng trên địa bàn thành phố Hà Nội

Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của cả nước, chính vì vậy hầu hết các cơ quan Trung ương, các bộ, ngành đều có trụ sở làm việc tại đây. Các trường đào tạo nghề thuộc các cơ quan này cũng đều đóng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tính đến tháng 12 năm 2018, có 28 trường cao đẳng, 13 trường trung cấp thuộc các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương có tham gia đào tạo nghề tại Hà Nội. Các trường này do cơ quan chủ quản trực tiếp quản lý. Ngân sách đào tạo, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị do kinh phí nhà nước phân bổ theo nghành dọc. Hệ thống giáo trình đào tạo thực hiện theo quy định của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

UBND thành phố Hà Nội có chức năng kiểm tra, giám sát quá trình đào tạo tại các đơn vị này theo đúng quy định hiện hành. Trên cơ sở đó sẽ có kiến nghị với Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội và các cơ quan chủ quản của những đơn vị này có những giải pháp để đảm bảo chất lượng đào tạo và hiệu quả hoạt động.

( Phụ lục số 02: Danh sách các trường cao đẳng, trung cấp nghề công lập thuộc cơ quan trung ương đóng trên địa bàn thành phố Hà Nội- Nguồn: Sở Lao động -Thương binh và Xã hội năm 2018)

2.2.1.3. Hệ thống các trường đào tạo nghề công lập trực thuộc ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội

Tính đến thời điểm 31/12/2018, thành phố Hà Nội có 21 trường đào tạo nghề công lập, gồm 11 trường cao đẳng và 10 trường trung cấp.

Các trường cao đẳng trực thuộc UBND thành phố Hà Nội quản lý, các trường trung cấp do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội quản lý.

( Phụ lục số 03: Danh sách các trường cao đẳng, trung cấp nghề công lập thuộc thành phố Hà Nội- Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội năm 2018)

43

2.2.2. Về quy mô đào tạo

Số liệu tuyển sinh tại các trường cao đẳng, trung cấp công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội trong những năm gần đây như sau:

Bảng 2.1. Thống kê số liệu tuyển sinh của các trường đào tạo nghề công

lập trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2016-2018 ( Đơn vị tính: Người)

Loại hình Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Trường Cao đẳng 40.290 54.666 55.590

Trường Trung cấp 21.432 32.656 32.811

( Nguồn: Sở Lao động -Thương binh và Xã hội năm 2019) Từ số liệu nêu trên, ta có thể mô tả qua biểu đồ sau:

Hình 2.2. Biểu đồ số lượng tuyển sinh của các trường đào tạo nghề công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2016-2018

0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Trường Cao đẳng Trường Trung cấp

Qua biều đồ nêu trên ta thấy rõ tỷ lệ tuyển học sinh vào các trường cao

đẳng, trung cấp đào tạo nghề tăng đều qua các năm. Điều này thể hiện rõ ngày càng có nhiều học sinh tham gia học nghề. Học sinh đã tự lượng sức mình để

44

trọn một công việc phù hợp với nhu cầu của xã hội, để khi ra trường có thể nhanh chóng tìm được một công việc, ổn định cuộc sống.

2.2.3.Về cơ cấu

Các ngành nghề đào tạo thu hút nhiều học sinh tại các trường cao đẳng, trung cấp công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội trong hai năm 2017 - 2018 như sau:

Bảng 2.3. Cơ cấu ngành nghề thu hút nhiều học sinh theo học tại các trường đào tạo nghề công lập năm 2017-2018

( Đơn vị tính: Người)

TT Các ngành nghề cơ bản

Năm 2017 Năm 2018 Cao

đẳng

Trung cấp

Cao đẳng

Trung cấp 1 Công nghệ thông tin, quản trị

máy tính. 564 2,157 1,487 1,517

2 Điện tử, điện lạnh 976 1,737 1,790 825

3 Kỹ thuật chế biến món ăn 1,673 2,746 1,806 3,233

4 Cơ khí, chế tạo máy 362 628 809 698

5 Nghiệp vụ du lịch 911 181 1,223 389

6 Y tế 2,636 489 3,992 642

7 Thiết kế thời trang, may mặc 1,133 1,459 969 602

8 Xây dựng 80 645 423 232

9 Giao thông công chính 48 259 65 180

10 Kế toán doanh nghiệp 640 2,943 1,229 2,293 ( Nguồn: Sở Lao động-Thương binh và Xã hội năm 2019)

45

Từ bảng số liệu nêu trên có thể biểu thị qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.4. Cơ cấu ngành nghề thu hút nhiều học sinh theo học tại các trường cao đẳng công lập năm 2017-2018

0 200 400 600 800 1000 1200

Năm 2017 Năm 2018

Nhìn vào biểu đồ nêu trên ta thấy số lượng học sinh theo học nghề tại các trường cao đẳng trong hai năm 2017- 2018 hầu hết đều tăng. Ngành có học sinh theo học tăng cao nhất là ngành y tế, từ 2.636 người năm 2017 tăng lên 3.992 năm 2018. Điều này thể hiện trong những năm gần đây ngành y tế được xã hội quan tâm và dự báo trong một vài năm tới vẫn sẽ là ngành được học sinh lựa chọn vì đời sống càng cao con người càng giành nhiều chi phí cho lĩnh vực y tế, không chỉ làm khám chữa bệnh mà là chăm sóc, điều dưỡng, phòng bệnh.

Ngành học có học sinh đăng ký giảm duy nhất trong hai năm 2017- 2018 là ngành thiết kế thời trang, may mặc. Khoa học hiện đại giúp các công ty thời trang áp dụng rất nhiều thiết bị hiện đại vào lĩnh vực may mặc. Chính vì vậy không cần quá nhiều người tham gia vào quá trình thiết kế, may,… Do vậy lượng học sinh theo học ngành này giảm đi.

46

Biểu đồ trên là một cơ sở quan trọng để các trường cao đẳng đầu tư vào các ngành nghề trọng điểm, thu hút học sinh theo học.

Từ bảng số liệu nêu trên, ta cũng có thể biểu thị qua sơ đồ cơ cấu ngành nghề thu hút học sinh theo học tại các trường trung cấp như sau:

Biểu đồ 2.4. Cơ cấu ngành nghề thu hút nhiều học sinh theo học tại các trường trung cấp công lập năm 2017-2018

Nhìn vào biểu đồ trên, ta thấy số lượng học sinh theo học trung cấp nghề trong hai năm 2017-2018 tăng giảm không đều. Một số ngành tăng như kỹ thuật chế biến món ăn, y tế, chế tạo máy. Một số ngành giảm như công nghệ thông tin, quản trị, máy tính, thiết kế thời trang, may mặc, giao thông công chính, kế toán doanh nghiệp. Điều này rất khó dự đoán là ngành nào sẽ tăng trong những năm tiếp theo, gây khó khăn nhất định cho các nhà quản lý và các trường trong việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị để tuyển sinh trong các năm tới.

2.2.4. Về chất lượng đào tạo nghề

Chất lượng đào tạo ngày càng được nâng cao, có khoảng 75% học sinh, sinh viên sau khi ra trường đã tạo hoặc tìm được việc làm. Các ngành nghề có cơ hội tìm được việc làm khá cao đó là ngành y tế (86%), ngành kỹ thuật chế

47

biến món ăn (80%), ngành công nghiệp điện tử điện lạnh (76%), ngành khó tìm việc nhất là kế toán doanh nghiệp (25%) và quản trị văn phòng (13%).

Một phần của tài liệu QLNN về đào tạo nghề đối với các trường công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)