1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đào tạo nghề của một số địa phương trong nước
1.4.3. Bài học kinh nghiệm đối với thành phố Hà Nội
Từ thực tiễn kinh nghiệm QLNN về đào tạo nghề của tỉnh Bình Thuận và ĐắK Lắk, có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho thành phố Hà Nội như sau:
Một là: Rà soát, sắp xếp lại các trường đào tạo nghề công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của thành phố. Đối với các trường đào tạo nghề hiện nay có nhiều ngành nghề trùng hợp
34
cần nghiên cứu sáp nhập các trường có cùng nhóm ngành để tập trung đào tạo, từ đó sẽ mang tính chuyên sâu, đạt hiệu quả cao hơn, tránh bị dàn trải.
Hai là: Tăng cường hoạt động tuyên truyền hướng nghiệp tại các trường THCS và THPT. Hiện nay, Hà Nội đang thí điểm tuyển sinh học sinh các trường THCS để vừa học nghề và vừa học THPT. Điều này tiết kiệm được nhiều thời gian, kinh phí cho học sinh, gia đình và kinh phí đào tạo từ ngân sách nhà nước. Quan điểm của đại đa số người dân hiện nay vẫn là phải theo học tại các trường đại học. Điều đó gây nên áp lực lớn đối với chính con em mình. Học sinh thường đợi kết quả xét tuyển của các trường đại học, nếu không trúng tuyển mới nộp hồ sơ vào các trường cao đẳng, trung cấp. Chính vì vậy các trường cao đẳng, trung cấp thường rất bị động trong công tác tuyển sinh. Do đó, các cơ quan QLNN nên làm tốt công tác hướng nghiệp từ những năm học phổ thông để các học sinh tự lượng được sức học của mình, lựa chọn cho mình một công việc mà mình yêu thích, có định hướng đúng đắn cho tương lai của mình chứ không nhất thiết phải theo học đại học.
Ba là: Các trường đào tạo nghề cần tập trung đào tạo những ngành nghề, những công việc mà doanh nghiệp, những người trực tiếp sử dụng lao động cần. Hiện nay, chất lượng đào tạo ở Việt Nam còn nhiều hạn chế. Nhiều học sinh học máy móc, lý thuyết, điểm số ở trên lớp có thể rất cao nhưng lại lúng túng trong việc áp dụng vào thực tiễn công việc của mình. Các nhà sử dụng lao động mong mỏi nhiều hơn ở chất lượng đào tạo, ở khả năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của các học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Chính vì vậy các nhà quản lý, các giáo viên cần cho học sinh sinh viên thực tập nhiều hơn, tiếp cận trực tiếp với máy móc thiết bị, để khi ra trường các em không bị máy móc, bỡ ngỡ với công việc.
Bốn là: Quan tâm nhiều hơn tới việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn và các đối tượng chính sách như bộ đội xuất ngũ, công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành dự án phát triển kinh tế xã hội, người khuyết tật,…
35
Năm 2008, khi hợp nhất toàn bộ diện tích tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và 4 xã huyện Lương Sơn (Hòa Bình), Thủ đô Hà Nội cần rất nhiều lực lượng lao động nông thôn để nâng cao đời sống tại các huyện mới được sáp nhập. Qua mười năm đổi mới, đời sống kinh tế của người dân được nâng lên rõ rệt, điều này có một phần không nhỏ của lực lượng lao động nông thôn.
Chính vì vậy, để đời sống, thu nhập của các huyện, thị xã của Hà Nội được nâng cao hơn nữa, UBND thành phố Hà Nội cần tập trung đào tạo nghề cho lao động nông thôn và các đối tượng chính sách để họ được nhanh chóng nâng cao trình độ, cải thiện kỹ năng làm việc, làm giàu cho gia đình và cho địa phương mình đang sinh sống.
Năm là: Thực hiện kiểm định các trường đào tạo nghề và kiểm tra chất lượng các trường đào tạo. Các trường đào tạo nghề phải chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng đào tạo, tiêu chuẩn tuyển sinh và tốt nghiệp, tự kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp và chịu sự đánh giá định kỳ của các cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp. Bên cạnh đó UBND cũng cần phâp cấp công tác QLNN về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm của các cấp trong quản lý hoạt động đào tạo nghề tại địa phương.
Sáu là: Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về giáo dục nghề nghiệp. Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang diễn ra. Chúng ta cần tích cực hợp tác với các nước, đặc biệt là các nước thành công trong công tác phát triển giáo dục nghề nghiệp để học tập kinh nghiệm, trao đổi chương trình đào tạo, trao đổi nhà giáo, chuyên gia đào tạo, chuyển giao công nghệ và phương pháp giảng dạy, ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ đào tạo nghề nghiệp tiên tiến để nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
36
Tiểu kết chương 1
Trong nội dung chương 1, luận văn giới thệu khái quát những khái niệm cơ bản về đào tạo, nghề, đào tạo nghề, cơ sở đào tạo nghề, QLNN về đào tạo nghề và phân tích làm sáng rõ về chủ thể, nội dung, mục đích, phương thức và các nhân tố ảnh hưởng đến QLNN về đào tạo nghề. Ngoài ra, luận văn cũng đã nêu lên kinh nghiệm QLNN về đào tạo nghề tại các trường công lập trên địa bàn tỉnh Bình Thuận và tỉnh Đắk Lắk, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho thành phố Hà Nội.
Để nâng cao chất lượng đào tạo nghề, trước hết cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người lao động tham gia học nghề, liên kết chặt chẽ với các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp nhằm giúp người lao động tiếp thu nghề nhanh hơn và có việc làm ngày sau khi được đào tạo. Cần phát triển đội ngũ giáo viên, hoàn thiện cơ sở vật chất trang thiết bị, thường xuyên kiểm tra chất lượng đào tạo tại các trường và tăng cường hợp tác quốc tế để trao đổi, học tập kinh nghiệm của các nước thành công trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp. UBND thành phố Hà Nội cần thực hiện các giải pháp đồng bộ để thực hiện chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Trong toàn bộ chiến lược đó mục tiêu cơ bản là đào tạo nguồn nhân lực có quy mô, cơ cấu ngành nghề phù hợp và bảo đảm chất lượng khi người học tham gia thị trường lao động.
37
Chương 2: THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG DẠY NGHỀ
CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Khái quát tình hình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội
Thủ đô Hà Nội là trái tim của cả nước, đầu não chính trị - hành chính quốc gia, nơi đặt trụ sở, cơ quan Trung ương của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể; cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế và là nơi diễn ra các hoạt động đối nội, đối ngoại quan trọng nhất của đất nước. Hà Nội là trung tâm văn hóa lớn của cả nước và bản sắc trong khu vực; hội tụ tinh hoa văn hóa ngàn năm văn hiến, hiện đại của Thủ đô và tiêu biểu của cả nước; khởi phát, sáng tạo, phát triển nền văn hóa tiên tiến, hiện đại, đa dạng và đặc trưng của Thủ đô, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Hà Nội cũng là trung tâm khoa học, giáo dục, đào tạo, y tế lớn của cả nước và có uy tín trong khu vực; đi đầu trong nghiên cứu, sáng tạo, ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ trên phạm vi cả nước; có nền giáo dục, đào tạo và y tế tiên tiến, hiện đại; là địa bàn tập trung nhiều cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; nơi tạo dựng, bồi dưỡng và phát triển nhân tài cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô và cả nước. Bên cạnh đó, Hà Nội còn là trung tâm kinh tế, tài chính lớn; đóng góp quan trọng vào tăng cường kinh tế cả nước, là động lực phát triển cho vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng Đồng bằng Sông Hồng; đi đầu trong xây dựng, phát triển kinh tế tri thức với các ngành kinh tế tiên tiến, hiện đại, năng suất cao, hiệu quả lớn;
phát triển kinh tế Hà Nội có tác dụng đi đầu, hỗ trợ các tỉnh trong vùng cùng phát triển. Thủ đô Hà Nội cũng là trung tâm giao dịch quốc tế chính của cả nước và có uy tín trong khu vực; là thành phố quốc tế, nơi đặt trụ sở các cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế, các tập đoàn đa quốc gia, xuyên