Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG DẠY NGHỀ CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 72
3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về đào tạo nghề tại các trường dạy nghề công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội
3.2.5. Nâng cao trách nhiệm trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước
Bộ máy QLNN về đào tạo nghề có chức năng vô cùng quan trọng, là cơ quan trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị, cá nhân có liên quan thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao.
Để quản lý có hiệu quả lĩnh vực mình được Nhà nước giao, nâng cao chất lượng đào tạo nghề, các cơ quan trong bộ máy QLNN cần:
3.2.5.1.Đối với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Cần nhanh chóng xây dựng Đề án sắp xếp, tổ chức lại hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong phạm vi cả nước trình Chính phủ phê duyệt. Mục
91
tiêu của Đề án là sắp xếp, tổ chức lại hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở và linh hoạt, đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động, đảm bảo quy mô, cơ cấu và hợp lý về ngành nghề, trình độ đào tạo, gắn kết chặt chẽ giữa ngành nghề đào tạo với thị trường lao động, việc làm bền vững và an sinh xã hội.
Đối với các trường của các bộ, ngành thuộc các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn thành phố Hà Nội, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội cần cơ cấu lại hoặc giải thể các trường cao đẳng, trung cấp đào tạo nghề công lập hoạt động không hiệu quả; sáp nhập các trường trung cấp vào các trường cao đẳng có nhiều ngành, nghề đào tạo trùng với ngành nghề đào tạo của các trường cao đẳng trên địa bàn.
Bên cạnh đó cần từng bước chuyển trường cao đẳng, trung cấp công lập thuộc các bộ, ngành Trung ương mà có nhiều ngành nghề trùng với các trường do UNBD thành phố Hà Nội quản lý về cho địa phương này quản lý.
Tích cực phối hợp với các bộ, ngành là đơn vị chủ quản của các trường tổ chức các đoàn kiểm tra đối với các trường thuộc các bộ, ngành qua đó phát hiện kịp thời các vi phạm và đưa ra các giải pháp phù hợp nâng cao chất lượng hoạt động của các trường.
3.2.5.2. Đối với các bộ, ngành chủ quản
Phối hợp với Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, UBND thành phố Hà Nội thực hiện tốt chức năng quản lý đối với các trường đào tạo nghề công lập thuộc bộ, ngành mình theo đúng quy định của Nhà nước.
Giao quyền tự chủ cho các trường, đặc biệt là tự chủ về mặt tài chính.
Định hướng cho các trường đào tạo nghề công lập trong bộ, ngành mình quản lý trong việc kết nối với doanh nghiệp, tìm kiếm cơ hội việc làm cho các sinh viên. Chỉ đạo các trường đào tạo phải gắn với nhu cầu của doanh nghiệp, đặc biệt là đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao.
92
3.2.5.3. Đối với các sở, ban ngành thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Đối với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
Là cơ quan thường trực, chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan chịu trách nhiệm hướng dẫn, triển khai thực hiện các nội dung QLNN về đào tạo nghề cần thực hiện các nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch hàng năm kiểm tra hoạt động giáo dục nghề nghiệp của trường đào tạo nghề trên địa bàn thành phố. Kịp thời báo cáo, đề xuất, kiến nghị với Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội và UBND thành phố giải quyết tồn tại, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với các cơ sở được kiểm tra. Xử lý nghiêm các đơn vị không chấp hành các quy định trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.
- Bổ sung, chỉnh sửa Quy hoạch phát triển mạng lưới các trường đào tạo nghề trên địa bàn thành phố đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trên cơ sở quy hoạch phát triển mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp toàn quốc đã được phê duyệt.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, các đơn vị liên quan rà soát, đánh giá hiệu quả hoạt động đào tạo của 21 trường cao đẳng, trung cấp công lập trực thuộc thành phố và đề xuất phương án sắp xếp, sáp nhập để nâng cao hiệu quả đào tạo, báo cáo UBND thành phố xem xét, quyết định.
- Chỉ đạo các trường đẩy mạnh công tác đào tạo gắn với doanh nghiệp;
tích cực phát triển mô hình gắn kết giữa doanh nghiệp và các trường trong công tác phối hợp tổ chức đào tạo nghề.
- Tham mưu UBND thành phố thực hiện phân cấp quản lý cho UBND các quận, huyện, thị xã trong công tác quản lý các trường đào tạo nghề theo đúng quy định.
93
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, các trường đào tạo nghề công lập thuộc thành phố thực hiện kế hoạch đầu tư, nâng cấp, phát triển các trường thuộc thành phố theo lộ trình.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nội vụ và các ngành có liên quan tham mưu UBND thành phố có chính sách khuyến khích doanh nghiệp tăng cường hợp tác với các trường đào tạo nghề.
Đối với Sở Nội vụ:
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các trường đào tạo nghề công lập thuộc thành phố và các đơn vị liên quan trình UBND thành phố quyết định sắp xếp, tổ chức lại các trường đào tạo nghề công lập thuộc thành phố.
Đối với Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội lồng ghép các chỉ tiêu của đào tạo nghề trong các trường công lập trực thuộc Hà Nội phù hợp với chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trung hạn và hàng năm của thành phổ.
- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Lao động -Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan báo cáo UBND thành phố bố trí kinh phí đảm bảo việc thực hiện các mục tiêu của kế hoạch, chính sách, đề án về đào tạo nghề theo đúng quy định.
Đối với Sở Tài chính:
- Cân đối, bố trí kinh phí thực hiện các kế hoạch phát triển lĩnh vực đào tạo nghề và đặc biệt là “Đề án rà soát, đánh giá tình hình hoạt động, nâng cao chất lượng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố giai đoạn 2018-2025”.
3.2.5.4 Đối với Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp với Sở Lao động- Thương binh và Xã hội trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chính sách, đề án, đồng thời triển khai các hoạt động liên quan đến
94
hoạt động giáo dục nghề nghiệp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, phối hợp kiểm tra, xử lý việc thực hiện các qui định về tổ chức và hoạt động của các trường đào tạo nghề công lập trên địa bàn mình quản lý.
3.2.5.5.Đối với Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp các cơ quan chức năng triển khai thực hiện các hoạt động liên quan đến hoạt động giáo dục nghề nghiệp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình.