Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG DẠY NGHỀ CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 72
3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về đào tạo nghề tại các trường dạy nghề công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội
3.3.2. Đối với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
- Nhanh chóng xây dựng Đề án sắp xếp, tổ chức lại hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên phạm vi cả nước đến năm 2030 đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trình Chính phủ phê duyệt.
- Tham mưu với Chính phủ sớm xây dựng và hoàn chỉnh các khung trình độ đào tạo lao động kỹ thuật theo các bộ tiêu chuẩn nghề quốc gia đáp ứng yêu cầu thực tiễn và đảm bảo tính hội nhập quốc tế.
- Tham mưu với Chính phủ về chính sách hỗ trợ, chế độ khuyến khích các trường tổ chức đào tạo nghề nghiệp, xây dựng và hoàn chỉnh hơn quy hoạch, kế hoạch, chiến lược trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp; nhất là các Đề án, khung chương trình, tiêu chuẩn đầu vào, đầu ra,...
- Chủ động phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tháo gỡ những vướng mắc, rào cản trong tuyển sinh, cấp bằng và liên thông trong hệ thống giáo dục quốc dân. Có phương án để học sinh, sinh viên đào tạo giáo dục nghề nghiệp liên thông qua hệ thống giáo dục chuyên nghiệp và ngược lại; chẳng hạn: liên thông dọc, liên thông ngang và chéo.
- Hoàn thiện và xây dụng thể chế về chính sách khuyến khích, tạo mối quan hệ giữa nhà trường với doanh nghiệp hoặc cơ sở sử dụng lao động. Có chế độ cho các doanh nghiệp có nhu cầu đặt hàng đối với trường đào tạo nghề liên kết học sinh sinh viên đến thực tập và ngược lại.
- Hoàn thiện hệ thống cung cấp thông tin nhu cầu đào tạo nghề và tuyển dụng lao động qua đào tạo của các doanh nghiệp để làm căn cứ cho các địa phương xây dựng kế hoạch đào tạo nghề giai đoạn và hàng năm.
105
- Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá về thực hiện quyền tự chủ nhà trường; hướng dẫn việc xử lý vi phạm trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp cấp địa phương.
3.3.3. Đối với các bộ, ngành là cơ quan chủ quản các trường đào tạo nghề công lập
- Giành sự quan tâm, đầu tư cho các trường đào tạo nghề thuộc bộ, ngành mình quản lý đã được Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội phê duyệt theo quyết định số 1836/QĐ-LĐTBXH về việc lựa chọn ngành, nghề trọng điểm để lựa chọn đầu tư (Phụ lục 04)
- Có chính sách ưu tiên thỏa đáng để khuyến khích, động viên con em của các đối tượng chính sách trong bộ, ngành mình quản lý theo học.
- Quan tâm hơn nữa đến chất lượng đội ngũ giáo viên. Động viên, khuyến khích đội ngũ giáo viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp.
- Phối hợp với Sở Lao động- Thương binh và Xã hội cử cán bộ, sinh viên tham gia các hội thi tay nghề giỏi hàng năm để học tập trao đổi kinh nghiệm, nâng cao kỹ năng dạy và học nghề.
3.3.4.Đối với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội
- Nhanh chóng hoàn thiện đề án sáp nhập các trường đào tạo nghề theo 06 nhóm ngành chính: văn hóa, nghệ thuật; y tế; cơ khí, động lực, điện, điện tử và công nghệ thông tin; nông, lâm nghiệp; xây dựng; kinh tế, tài chính, du lịch. Kiên quyết giải thể các trường hoạt động không hiệu quả và đến năm 2021 không tự chủ được về mặt tài chính.
- Giao nhiệm vụ cho các trường trong việc thực hiện tự chủ về mặt tài chính (chi thường xuyên và chi đầu tư). Phấn đấu đến năm 2021, 100% trường đào tạo nghề công lập của thành phố đảm bảo tự chủ được về mặt tài chính.
- Ban hành văn bản phân công, phân cấp cụ thể rõ ràng, thống nhất và đồng bộ theo chiều dọc từ trên xuống cho UNBD cấp quận, huyện, thị xã; cấp
106
xã, phường, thị trấn và các cơ quan chuyên môn được phân công QLNN về đào tạo nghề.
- Đôn đốc các trường thuộc UBND thành phố triển khai thực hiện “Kế hoạch thí điểm đào tạo nghề gắn với doanh nghiệp của các trường dạy nghề công lập thuộc thành phố”, kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện.
- Nâng cao, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, đội ngũ cán bộ quản lý tại các trường thích ứng với nhu cầu đào tạo theo giai đoạn hội nhập bằng cách tạo điều kiện tham quan, tập huấn học hỏi kinh nghiệm của các nước trên thế giới.
- Có chính sách tín dụng ưu đãi, hỗ trợ cho các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố để tạo việc làm cho học sinh sinh viên tốt nghiệp ra trường hay tạo điều kiện mở rộng đối với xuất khẩu lao động ra thị trường khu vực và trên thế giới.
- Giao nhiệm vụ cho Sở Lao động- Thương binh và Xã hội cùng với các cơ quan liên quan đẩy mạnh công tác điều tra, tổng hợp phân loại danh mục ngành nghề chủ yếu và các yêu cầu về chất lượng, trình độ tiêu chuẩn của nhân lực trong các doanh nghiệp, khu công nghiệp trong thành phố, khu vực đồng bằng sông Hồng để nắm bắt thông tin và cung cấp cho các trường đào tạo nghề, trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội.
- Giao cho Sở Lao động- Thương binh và Xã hội và các đơn vị liên quan tổ chức các hoạt động hướng nghiệp qua các buổi tọa đàm, định hướng giáo dục nghề nghiệp cho học sinh cuối cấp tại các trường THCS, THPT tại các trường trên địa bàn thành phố với các chủ đề như “Hãy học những gì doanh nghiệp cần” hay “Đại học không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công” để thay đổi cách nhìn nhận của học sinh về việc lựa chọn nghề nghiệp khi kết thúc các cấp học.
- Có chính sách thỏa đáng để động viên, khuyến khích các thầy, cô giáo làm công tác tư vấn hướng nghiệp tự học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn để họ thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
107
3.3.5.Đối với các trường đào tạo nghề công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Chủ động xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể trong việc thực hiện tự chủ trong công tác đào tạo theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 cùa Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập [11].
- Xây dựng phương án nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo tại mỗi trường học; đặc biệt chú trọng nâng cao quy mô, chất lượng đào tạo với các ngành nghề trọng điểm phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội.
- Tham mưu, đề xuất và xây dựng các giải pháp tăng cường hợp tác, phối kết hợp chặt chẽ với doanh nghiệp để đào tạo gắn với doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp; gắn đào tạo với giải quyết việc làm cho học sinh.
- Tổ chức xây dựng và vận hành hệ thống quản lý chất lượng nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo; áp dụng công nghệ thông tin để xây dựng và vận hành hệ thống công nghệ quản lý, quản trị nhà trường.
- Tăng cường các kênh thông tin quảng cáo, marketting trên các phương tiện thông tin đại chúng, các Wedsite của nhà trường để học sinh trên địa bàn thành phố và các tỉnh, thành khác biết và đăng ký tuyển sinh vào trường của mình.
- Khuyến khích và tạo điều kiện cho các giáo viên biên soạn, xây dựng tài liệu, sách chuyên khảo, tham khảo theo hướng phát huy năng lực của giáo viên và học sinh sau khi có kết quả thực hành.
108
Tiểu kết chương 3
Hoạt động đào tạo nghề trong các trường công lập có rất thiều thuận lợi như lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của thành phố Hà Nội chiếm tỷ lệ cao trên tổng số cả nước và tăng đều trong ba năm trở lại đây, kinh tế Hà Nội tăng trưởng bền vững, người dân đã dần thay đổi tư duy học đại học không phải là con đường duy nhất để bước vào đời, cơ sở vật chất các trường về cơ bản đã đảm đảo đủ quy chuẩn về đào tạo của nhà nước, hệ thống đường xá không ngừng được mở rộng nâng cao, thu hút học sinh khu vực đồng bằng Sông Hồng theo học rất nhiều. Bên cạnh đó cũng có những mặt hạn chế như:
công tác dự báo thị trường lao động còn kém, các trường chưa tự chủ trong liên kết với doanh nghiệp để đào tạo những gì doanh nghiệp cần, học sinh vẫn còn nặng về học lý thuyết dẫn đến lúng túng trong quá trình thực hành.
Định hướng về đào tạo nghề của UBND thành phố Hà Nội là phát triển mạnh mẽ đào tạo nghề nghiệp cả về quy mô và chất lượng, góp phần nâng cao tỷ lệ lao động được đào tạo đạt 70-75% vào năm 2020, tập trung đầu tư cho cho đào tạo nghề nghiệp có trình độ cao, có khả năng tham gia cạnh tranh trên thị trường lao động trong nước và quốc tế. Để làm tốt điều này Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, các bộ, ngành chủ quản của các trường, UBND thành phố cần tiến hành các biện pháp như sáp nhập các trường theo các nhóm ngành đào tạo để đào tạo theo chiều sâu, tránh trùng lặp, dàn trải, tinh giảm đầu mối, giao quyền tự chủ cho các trường để các trường chủ động trong việc tuyển sinh, đào tạo, cân đối thu chi, tích cực, chủ động liên kết với các trường, các tổ chức đào tạo nghề của các nước tiên tiến trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Đức, Nga.. để trao đổi kinh nghiệm dạy và học.