Hoàn thiện quản lý nhà nước về đào tạo nghề đối với các trường công lập trên cơ sở dự báo xu hướng nghề nghiệp và nhu cầu đào tạo nghề trong thời gian tới trên địa bàn thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu QLNN về đào tạo nghề đối với các trường công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 83 - 86)

Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG DẠY NGHỀ CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 72

3.1. Quan điểm hoàn thiện quản lý nhà nước về đào tạo nghề đối với các trường dạy nghề công lập trên địa bàn Hà Nội

3.1.2. Hoàn thiện quản lý nhà nước về đào tạo nghề đối với các trường công lập trên cơ sở dự báo xu hướng nghề nghiệp và nhu cầu đào tạo nghề trong thời gian tới trên địa bàn thành phố Hà Nội

Công nghiệp của Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh mẽ với tỷ lệ tăng trưởng cao nhất trong nhiều năm gần đây. Các ngành có triển vọng lớn được xác định là các ngành phục vụ công nghiệp hóa và hiện đại hóa, các ngành đi thẳng vào công nghệ tiên tiến, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và đóng góp nhiều vào GDP. Hiện tại, công nghiệp hỗ trợ được xác định là ngành có nhiều triển vọng. Điều này cho thấy trong tương lai, nền kinh tế Việt Nam hứa hẹn

75

sẽ đòi hỏi một lượng lớn các kĩ sư công nghiệp - công nghệ được đào tạo bài bản với mức lương khá. Theo sau là nhóm ngành về Kinh tế - Tài chính - Ngân hàng cũng có tiềm năng không kém với mức tỷ lệ ngành nghề so với tổng số việc làm là 33%. Đây chính là xu hướng chọn nghề trong năm và mười năm tới [28].

Bên cạnh đó, việc kí kết hiệp định thương mại với các quốc gia thuộc khối Đông Nam Á cũng đồng thời tạo ra những cơ hội và thách thức cho nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.

Tổ chức Lao động Quốc tế đã công bố kết quả nghiên cứu gần đây của ILO và Ngân hàng Phát triển châu Á về sự thay đổi thị trường lao động ASEAN sau sự ra đời của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào cuối năm 2015. Theo dự báo nhu cầu nhân lực đó, AEC sẽ tạo thêm 14 triệu việc làm ở khu vực ASEAN; trong đó, Việt Nam chiếm 1/6 tổng lực lượng lao động của khu vực. AEC sẽ mở ra nhiều cơ hội cho lao động Việt Nam với dự báo sẽ tăng trưởng mạnh mẽ việc làm trong các lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải, dệt may, chế biến thực phẩm... ILO dự đoán, trong giai đoạn 2015 - 2025, đối với xu hướng nghề nghiệp năm 2020, không chỉ riêng những nghề lương cao và xin việc, nhu cầu đối với việc làm cần tay nghề trung bình cũng sẽ tăng nhanh ở mức 28%. Tuy nhiên, những người tìm việc mà thiếu kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết sẽ không thế nắm bắt được cơ hội việc làm đó. Điểm yếu của lao động Việt Nam chính là thiếu kỹ năng mềm như làm việc theo nhóm, giao tiếp, ngoại ngữ và kỹ năng nghề thấp [28].

Quá trình phát triển thị trường lao động trong giai đoạn các năm tới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập làm thay đổi một số cơ cấu ngành nghề trong xã hội. Một số nhóm ngành nghề mới sẽ xuất hiện. Các nhóm ngành này vẫn dựa trên cơ sở của những nhóm ngành cũ và có sự kết hợp, lồng ghép các nhóm ngành với nhau dẫn đến sự hình thành của những nhóm ngành nghề mới phù hợp với nhu cầu phát triển của nền kinh tế Việt

76

Nam. Dự báo xu hướng phát triển như sau:

Nhóm ngành công nghệ thông tin: Với sự bùng nổ của Internet như hiện nay, công nghệ thông tin luôn luôn là lĩnh vực có nhu cầu về nguồn nhân lực cao nhất. Ngành Công nghệ thông tin trong giai đoạn hiện nay sẽ hình thành một số nghề như: Lập trình ứng dụng Mobile; Lập trình web; Bảo mật mạng; Thiết kế đồ họa; Quản trị mạng; Phân tích dữ liệu; An ninh mạng dựa trên nền tảng của ngành đào tạo là công nghệ thông tin và được phát triển theo hướng chuyên sâu hơn.

Nhóm ngành công nghệ và kỹ thuật: Sự kết hợp giữa nhóm ngành Công nghệ và Kỹ thuật dẫn đến sự xuất hiện một số nhóm ngành như: Dịch vụ không dây và quản trị mạng; Quản trị viên của các ngành kỹ thuật.

Nhóm ngành quản trị kinh doanh - tài chính - thương mại: Thời đại công nghệ số cùng với sự bùng nổ của internet, mọi doanh nghiệp, đơn vị đều sử dụng internet trong các hoạt động kinh doanh; xu hướng kết hợp giữa các chuyên gia hình thành ra những nhóm ngành, nghề như: Quản trị rủi ro; Quản lý chất lượng chuyên ngành công nghiệp - Công nghệ kỹ thuật và y tế; Quản lý hệ thống thông tin; Tư vấn tài chính cá nhân; Logistic; Quản lý văn phòng cao cấp; Kinh doanh trực tuyến; Thương mại điện tử.

Nhóm ngành Y tế, chăm sóc sắc đẹp:

+ Điều dưỡng: Chăm sóc sức khỏe cộng đồng sẽ ngày càng phát triển và xu hướng ứng dụng các kỹ thuật cao vào y tế hình thành các nhóm ngành mới như: Quản trị cơ sở dữ liệu ngành y tế; công nghệ y sinh.

+ Chăm sóc sắc đẹp: Đời sống được nâng cao, nhu cầu về chăm sóc hình thể sẽ được quan tâm, do đó các ngành liên quan đến chăm sóc sắc đẹp sẽ xuất hiện như: Thiết kế, tạo lại mẫu tóc; Chăm sóc da: Trang điểm, vẽ móng nghệ thuật… Đây là những nghề có nhu cầu sử dụng lao động rất cao trong giai đoạn hiện nay.

- Nhóm ngành công nghệ chế biến thực phẩm: Với dân số trên 90 triệu

77

người, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình hằng năm đạt khoảng 7,5 %, nhu cầu của người Việt Nam đối với thực phẩm chế biến ngày càng lớn và phong phú, đặc biệt là các nhu cầu về các sản phẩm sạch được chế biến nhanh, an toàn.

Hơn nữa, các Hiệp định kinh tế được ký kết đẩy mạnh xuất nhập khẩu lương thực, thực phẩm, do vậy đây là một ngành có nhiều tiềm năng hiện nay [28].

Các nhóm nghành nghề mới xuất hiện trong giai đoạn 2018-2020 và cho những năm tiếp theo trước tác động của thị trường lao động, của Cách mạng Công nghiệp 4.0, của tiến trình hội nhập quốc tế đều chú trọng đến tính chuyên sâu. Đó là sự kết hợp giữa hai hay nhiều nhóm ngành cũ với nhau trên cơ sở cải tiến, nâng cao chất lượng trong đào tạo, kết hợp rèn luyện tay nghề.

Các nhóm ngành này chú trọng đến khả năng ứng dụng vào thực tiễn hơn là mang tính học thuật. Nguồn nhân lực làm việc trong các nhóm ngành này đa số là nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, được đào tạo chuyên sâu, được rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp và có trình độ ngoại ngữ tốt.

Đồng thời với sự xuất hiện của một số ngành, nghề mới cũng có một số ngành, nghề sẽ bị mất đi. Theo dự đoán của ILO, trong khoảng 10 năm tới, 86% lao động ngành dệt may Việt Nam sẽ phải chuyển nghề, các nghề kế toán, thư ký văn phòng,… sẽ bị cạnh tranh mạnh bởi robot và trí tuệ nhân tạo.

Căn cứ vào những dự báo nêu trên, UBND thành phố Hà Nội hoàn thiện QLNN về đào tạo nghề trong các trường đào tạo nghề công lập trên địa bàn thành phố để đưa ra các biện pháp quản lý phù hợp, định hướng ngành nghề đào tạo của các trường phù hợp với dự báo ngành nghề cần nhiều lao động trong thời gian tới tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới.

Một phần của tài liệu QLNN về đào tạo nghề đối với các trường công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)