Tăng cường công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về đào tạo nghề

Một phần của tài liệu QLNN về đào tạo nghề đối với các trường công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 88 - 92)

Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG DẠY NGHỀ CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 72

3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về đào tạo nghề tại các trường dạy nghề công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội

3.2.1. Tăng cường công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về đào tạo nghề

Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, UBND thành phố Hà Nội và các bộ, ngành là cơ quan chủ quản của các trường cần tập trung thực hiện trách nhiệm nghiên cứu xây dựng chiến lược, quy hoạch cho toàn bộ hệ thống các trường để giúp định hướng, chỉ dẫn và xác định các mục tiêu chung đảm bảo sự phát triển chủ động, nhất quán của các trường cao đẳng, trung cấp đào tạo nghề trên địa bàn thành phố. Tầm nhìn và chiến lược này làm căn cứ để các cơ quan QLNN hoạch định quản lý và phát triển. Trên thực tế, tầm nhìn và chiến lược có thể được xác định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác

80

nhau. Sự phân tán này dẫn đến những khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện. Vì vậy tầm nhìn và chiến lược cần được thiết lập cụ thể, rõ ràng trong đó xác định rõ mục tiêu các trường đào tạo nghề, khẳng định rõ vai trò của các trường trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội nói riêng và trong việc đóng góp nguồn nhân lực cho cả nước nói chung.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nâng cao sức mạnh của nền kinh tế và lao động, con đường duy nhất là phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về mọi mặt: Sức khỏe, trình độ dân trí, tri thức, tay nghề, tác phong công nghiệp, tính kỷ luật, chấp hành luật pháp. Muốn vậy, cần tổ chức thực hiện có hiệu quả chiến lược Phát triển giáo dục 2011- 2020, trong đó có đào tạo nghề. Đó là chiến lược nhằm mục tiêu nâng cao dân trí, tào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài của đất nước, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chưa khi nào đất nước cần phải tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao như hiện nay. Bởi vậy, ngay từ bây giờ cần phải tập trung đào tạo nhằm tăng nhanh bộ phận lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, nhất là những nhà quản lý, các chuyên gia kinh tế, chuyên gia kỹ thuật và đội ngũ công nhân bậc cao, có thể lực và phẩm chất tốt để đi ngay vào kinh tế tri thức [24].

Việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển đào tạo nghề trên địa bàn thành phố nhằm đưa ra định hướng cho sự phát triển, đảm bảo những điều kiện cần thiết cho việc xây dựng, duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp. Để đảm bảo chất lượng đào tạo nghề ở tầm quốc gia cần có chiến lược đảm bảo chất lượng đào tạo nghề, xác định rõ lộ trình hướng đến về chiến lược giáo dục nghề nghiệp ở tầm quốc gia, khu vực và quốc tế. Chiến lược phải đảm bảo chất lượng giáo dục nghề nghiệp của các trường cao đẳng, trung cấp cần phải có sự đồng bộ với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển nguồn nhân lực của thành phố nhằm phối hợp hiệu quả quá trình triển khai thực hiện.

81

Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về đào tạo nghề trên địa bàn thành phố cần đảm bảo các điều kiện sau:

- Một là, phù hợp với quan điểm phát triển của Đảng, chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, quy hoạch chung xây dựng thủ đô.

- Hai là, phải đảm bảo tính khoa học, khách quan, thực tiễn và khả thi - Ba là,phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển giáo dục nghề nghiệp của cả nước và của thủ đô.

- Bốn là, quy hoạch phát triển mạng lưới dạy nghề, giảm thành lập trường công lập. Kiên quyết giải thể các trường không bảo đảm chuẩn về cơ sở vật chất, chuẩn về cán bộ quản lý, giáo viên, chuẩn về chương trình dạy nghề, có tỷ lệ đào tạo xong không có việc làm lớn (theo đúng Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập). Thực hiện xã hội hóa, thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư phát triển dạy nghề, gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp ở mọi khâu đào tạo.

- Năm là, cần có quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho các trường trọng điểm đã được Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội phê duyệt tại Quyết định số 1836/QĐ- LĐTBXH ngày 27/11/2017 và các trường đào tạo lực lượng lao động cho lao động nông thôn, đặc biệt là lao động nông thôn tại các làng nghề truyền thống của thành phố Hà Nội.

(Phụ lục 04: Danh sách các trường chất lượng cao được phê duyệt theo Quyết định số 1836/QĐ-LĐTBXH ngày 27/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội)

Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt là các làng nghề truyền thống cần được UBND thành phố Hà Nội đưa ra một cách cụ thể,

82

thiết thực. Hà Nội là địa phương có nhiều làng nghề nhất cả nước với hơn 300 làng nghề. Các làng nghề của Hà Nội hiện đang thiếu nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực trẻ và nhân lực có tay nghề cao.

Theo Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp- Sở Công Thương, Hà Nội hiện có 1.350 làng nghề và làng có nghề, trong đó, nhiều làng nghề vẫn giữ được tốc độ phát triển tốt như sơn mài, khảm trai, điêu khắc gỗ, thêu, dệt lụa,…Thu nhập bình quân của người lao động ở làng nghề đạt khoảng 35 triệu đồng/năm. Đặc biệt, thu nhập của người lao động tại các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Hà Đông,... lên đến 50 - 60 triệu đồng/năm [43]. Tuy nhiên, hiện nay các làng nghề đang đứng trước thực trạng thiếu lao động có tay nghề để đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ ngày càng cao của người tiêu dùng. Đây cũng là một nguyên nhân khiến sản phẩm các làng nghề truyền thống chưa đa dạng về mẫu mã, thiếu sức cạnh tranh so với sản phẩm cùng loại trong nước và quốc tế.

Trên thực tế, việc thiếu nhân lực có kỹ thuật của các làng nghề đang ngày càng trở nên trầm trọng, do lao động có tay nghề đang chuyển dịch sang làm việc ở các lĩnh vực khác hoặc thoát ly khỏi địa phương. Nhiều làng nghề truyền thống hiện nay không có thợ tạo mẫu và thợ có tay nghề tinh xảo đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ ngày càng cao của người tiêu dùng, cho nên sản phẩm của các làng nghề truyền thống chưa đa dạng về mẫu mã, thiếu sức cạnh tranh so với sản phẩm cùng loại trong nước và quốc tế. Do đó cần phải có những chính sách đào tạo nghề và truyền nghề cho thế hệ trẻ. Chỉ có nguồn nhân lực chất lượng tốt thì mới giữ và phát triển các làng nghề truyền thống ngày càng phát triển.Có thể thấy, việc đào tạo nhân lực cho các làng nghề vẫn là bài toán nan giải bởi hiện nay các bạn trẻ thường lựa chọn con đường vào đại học, chứ ít chú trọng đến vào các trường đào tạo nghề hay học nghề tại các làng nghề truyền thống.

83

- Sáu là, có kế hoạch, chính sách giao quyền tự chủ cho các trường công lập trực thuộc thành phố, đảm bảo đến năm 2021 tất cả các trường cao đẳng công lập trực thuộc thành phố thực hiện tự chủ hoàn toàn theo lộ trình quy định tại các Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XII và Nghị định số 16/ 2015/ NĐ- CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ [28].

- Bảy là, có chính sách phân luồng học tốt nghiệp THCS theo mô hình đào tạo 9 +. Đây là mô hình được rất nhiều nước trên thế giới áp dụng thành công, rút ngắn thời gian đào tạo, đặc biệt là đưa được lực lượng lao động trẻ tham gia vào thị trường lao động sớm.

Mô hình đào tạo9 + có nghĩa là học sinh tốt nghiệp THCS có thể tham gia học trung cấp ngay sau khi tốt nghiệp THCS thay vì bắt buộc phải tốt nghiệp THPT như trước đây. Với chương trình 9 +, sau 2 năm học xong trung cấp các em học sinh THCS có quyền học lên cao đẳng. Như vậy, thay vì việc chỉ bước có 1 bậc, các em có thể bước 2 bậc khi lựa chọn học nghề. Chương trình này được thiết kế liên thông phù hợp với độ tuổi. Lứa tuổi 15 - 16 đào tạo sâu về văn hóa, 17-18 đào tạo sâu vào nghề.

Muốn làm được điều này UBND thành phố cần có chính sách phân luồng học sinh ngay từ khi tốt nghiệp THCS. Các cơ quan QLNN, các trường học cần nâng cao công tác tuyên truyền đến gia đình và các em học sinh về việc lựa chọn một nghề phù hợp để theo học, học những gì doanh nghiệp cần chứ không nhất thiết phải theo học THPT rồi lên đại học bởi vì đại học không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công.

Một phần của tài liệu QLNN về đào tạo nghề đối với các trường công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)