Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đào tạo nghề

Một phần của tài liệu QLNN về đào tạo nghề đối với các trường công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 56 - 60)

2.3. Thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo nghề tại các trường dạy nghề công lập của thành phố Hà Nội

2.3.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đào tạo nghề

Căn cứ vào chủ trương, đường lối của Đảng, các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, UBND thành phố Hà Nội và các Bộ, ngành là cơ quan chủ quản của các trường đào tạo nghề đóng trên địa bàn thành phố đã xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đào tạo nghề tại các trường đào tạo nghề công lập phù hợp với tình hình thực tế của mình, cụ thể như sau:

Ngày 12/7/2012, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 3075/QĐ- UBND về việc “phê duyệt Quy hoạch mạng lưới trường học thành phố đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Quy hoạch đã đặt ra mục tiêu về nội dung đào tạo nghề đó là nâng tỷ lệ người lao động qua đào tạo lên 55%

vào năm 2015 và 80% vào năm 2020, chuyển một số trường trung cấp chuyên nghiệp ở khu vực nội thành ra khu vực ngoại thành để diện tích đất đảm bảo đủ chuẩn tối thiểu 15m2/học sinh, di chuyển một số trường về vị trí theo đúng quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho 08 trường Trung cấp công lập (giai đoạn 2011-2020: 05 trường, giai đoạn 2021- 2030: 03 trường) [26].

Ngày 24/01/2014, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số:

673/QĐ-UBND về việc “Quy hoạch phát triển mạng lưới các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề thành phố đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” .Quy hoạch đã đưa ra quan điểm phát triển mạng lưới các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề phải gắn với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của thành phố, quy hoạch chung xây dựng thủ đô, các quy hoạch ngành, gắn với phát triển không gian, vùng lãnh thổ, đáp ứng nhu cầu

48

nhân lực trình độ cao cho thành phố và các tỉnh vùng Đồng Bằng sông Hồng và cho cả nước [27].

Quy hoạch đã chỉ rõ phát triển mạng lưới các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề của thành phố trên cơ sở kết hợp, khai thác và phát huy có hiệu quả các cơ sở dạy nghề của các Bộ, ngành Trung ương đảm bảo tính hệ thống, tính liên tục theo yêu cầu phát triển toàn diện, hiện đại với cơ cấu hợp lý, đồng bộ, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của Thủ đô; xã hội hóa nguồn lực để phát triển hệ thống các trường cao đẳng nghề và các trường trung cấp nghề và nâng cao chất lượng và phát triển quy mô dạy nghề, đáp ứng nhu cầu của các ngành, nghề có sử dụng nhân lực tay nghề cao trong nước và xuất khẩu lao động.

Mục tiêu chung của quy hoạch là phát triển đồng bộ với cơ cấu hợp lý hệ thống mạng lưới trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội, nhằm đào tạo nguồn nhân lực đủ về số lượng, có chất lượng và kỹ thuật, cơ cấu nghề và trình độ đào tạo phù hợp, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động, chất lượng đào tạo một số nghề đạt khu vực ASEAN và thế giới;

hình thành đội ngũ lao động lành nghề, nâng cao năng lực cạnh tranh; phổ cập nghề cho người lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập, giảm nghèo vững chắc, đảm bảo an sinh xã hội.

UBND thành phố Hà Nội cũng đã ban hành kế hoạch số 165/KH- UBND ngày 31/8/2016 thực hiện Chương trình số 04- Ctr/TU ngày 26/4/2016 của Thành ủy về “Phát triển văn hóa xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2016- 2020”. Kế hoạch đã nêu rõ Sở Lao động- Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các giải pháp thực hiện chỉ tiêu lao động qua đào tạo đạt từ 70-75% vào năm 2020. Tăng cường công tác QLNN đối với hệ thống giáo dục dạy nghề, đôn đốc triển khai xây dựng 03

49

trường cao đẳng nghề công lập chất lượng cao ngang tầm khu vực và quốc tế, triển khai có hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Thành ủy Hà Nội cũng ban hành kế hoạch số 72-KH/TU ngày 27/01/2018 thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về “Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập”.

Thực hiện các quy hoạch và kế hoạch nêu trên, hệ thống các trường đào tạo nghề công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội trong những năm gần đây đã có bước phát triển mạnh mẽ, từng bước phát triển đồng bộ với cơ cấu hợp lý hệ thống mạng lưới các trường đào tạo nghề của các Bộ, ngành Trung ương đóng trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Mặc dù đã có chuyển biến, nhưng hệ thống mạng lưới các trường còn phân tán, thiếu tập trung, ngành nghề đào tạo chưa theo kịp xu thế biến động của thị trường lao động. Sự đầu tư về cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với đòi hỏi đáp ứng đối với nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực.

Đào tạo nghề trên địa bàn thành phố vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động về tay nghề và các kỹ năng mềm, cơ cấu đào tạo theo cấp trình độ và nghề đào tạo chưa hợp lý, chưa gắn bó hữu cơ với nhu cầu nhân lực của từng ngành, từng địa phương; chưa đáp ứng được nhu câu nhân lực kỹ thuật chất lượng cao cho sản xuất và thị trường lao động.

Để xây dựng hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp có chất lượng, đáp ứng nhu cầu thực tế về nguồn nhân lực và khắc phục các yếu điểm hiện tại của hệ thống giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố hiện nay, việc xây dựng “Đề án rà soát, đánh giá tình hình hoạt động, nâng cao chất lượng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2018 – 2025” là cần thiết và phù hợp với nội dung chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương

50

Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Xây dựng Đề án nhằm đánh giá thực trạng, đưa ra các giải pháp cụ thể hoá các chủ trương về giáo dục nghề nghiệp của thành phố, xây dựng và phát triến hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp, nâng cao chất lượng đào tạo của hệ thống nhằm góp phần xây dựng đội ngũ lao động có kỹ năng nghề, tác phong làm việc công nghiệp, đáp ứng yêu cầu sử dụng lao động trong doanh nghiệp, tiến tới hội nhập thị trường lao động khu vực và quốc tế, chính vì vậy ngày 25/02/2019 UBND thành phố Hà Nội đã ban hành quyết định số: 913/QĐ- UBND về việc phê duyệt “ Đề án rà soát, đánh giá tình hình hoạt động, nâng cao chất lượng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố giai đoạn 2018-2025”

Đề án đã đề ra mục đích đánh giá tình hình hoạt động của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó các trường cao đẳng và trung cấp công lập của UBND thành phố Hà Nội và của các Bộ, ngành Trung ương đóng trên địa bàn; đề ra các giải pháp nhằm từng bước nâng cao chất lượng của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; hoàn thiện và phát triển mạng lưới hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp của thành phố có chất lượng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đặc biệt là đào tạo nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô trong giai đoạn hiện nay; nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội với yêu cầu đảm bảo tính khoa học, khách quan, thực tiễn, khả thi;

phù hợp với quan điểm phát triển của Đảng, chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển giáo dục nghề nghiệp của cả nước và trên địa bàn Thủ đô [28].

51

Một phần của tài liệu QLNN về đào tạo nghề đối với các trường công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)