Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG DẠY NGHỀ CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 72
3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về đào tạo nghề tại các trường dạy nghề công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội
3.2.4. Phối hợp, liên kết trong đào tạo nghề với các doanh nghiệp trong nước và hợp tác quốc tế
3.2.4.1.Phối hợp, liên kết trong đào tạo nghề với các doanh nghiệp trong nước Trong thời gian qua, dù các trường đào tạo nghề đã tạo mọi điều kiện thuận tiện nhất trong quá trình hợp tác cùng doanh nghiệp, thế nhưng việc mở rộng chương trình đào tạo kép vẫn còn nhiều trở ngại. Doanh nghiệp đòi hỏi năng lực làm việc thực tế của sinh viên thực tập cũng như cần sự kết nối lâu
88
dài từ các chương trình cụ thể. Trong khi đó, chương trình đào tạo hiện hành không cho phép các trường gửi sinh viên đi thực tập quá lâu. Nhiều yếu tố ràng buộc khác cũng khiến trường chưa thể triển khai đồng bộ việc đào tạo kép cho toàn bộ chương trình đào tạo. Nhiều trường cao đẳng, trung cấp vẫn thụ động, liên kết với doanh nghiệp nhưng không biết doanh nghiệp cần gì, muốn gì. Trái lại, cũng có không ít doanh nghiệp chỉ coi việc liên kết với nhà trường là hoạt động phong trào, thành tích mà chưa thật sự coi trọng việc liên kết, coi đó là cầu nối đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng.
Để công tác phối hợp đào tạo nghề giữa các trường và các doanh nghiệp đạt hiệu quả cao hơn đòi hỏi tất cả các cơ quan liên quan cần thực hiện các giải pháp đồng bộ sau:
Đối với các cơ quan QLNN:
- Thực hiện quy định của Thông tư số 29/2017/TT-BLĐTBXH ngày 15/12/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về liên kết tổ chức chương trình đào tạo giữa trường trung cấp, trường cao đẳng, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục đại học có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ cao đẳng, và các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu liên kết đào tạo .
- Các bộ, ngành là cơ quan chủ quản, UBND thành phố Hà Nội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cần giao quyền tự chủ để các trường phải năng động hơn, đặc biệt trong hoạt động đào tạo và tìm kiếm doanh nghiệp, thay vì trước đây được nhà nước bảo hộ về mọi mặt.
- Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ thuế và các khoản ưu đãi khác cho doanh nghiệp có đóng góp và tham gia đào tạo nghề và doanh nghiệp cung cấp thông tin nhu cầu sử dụng lao động cho trường đào tạo nghề.
- Đẩy mạnh việc hợp tác ba bên Nhà nước - Nhà trường - Doanh nghiệp trong đào tạo nghề. Trong đó, đa dạng hóa các hình thức hợp tác về xây dựng chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo; tổ chức ký kết đào tạo theo đơn đặt hàng
89
của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, có sự phối hợp, hợp tác với các trường cho sinh viên vừa học, vừa làm tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp.
Đồng thời, hợp tác trong đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng, cấp chứng chỉ nghề cho lao động và tuyển người vào học nghề, thực tập để làm việc cho doanh nghiệp.
Đối với các trường đào tạo nghề:
- Các trường cần thay đổi nhận thức, coi doanh nghiệp là yếu tố sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của mình. Khi hợp tác các doanh nghiệp đều rất kỳ vọng vào những cơ chế mà nhà trường đưa ra, cũng như kế hoạch, chương trình đào tạo có xuất phát từ chính nhu cầu của doanh nghiệp hay không. Chính vì vậy trường cần xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên chuyên môn để có thể tham gia cùng với doanh nghiệp. Đồng thời, trường cũng tạo điều kiện để sinh viên được thực tập, làm việc với doanh nghiệp, từ đó doanh nghiệp luôn có nguồn nhân lực sẵn sàng đáp ứng trong mọi thời điểm.
- Các trường cần năng động trong việc kết nối với doanh nghiệp. Trong mỗi trường đào tạo nghề cần có bộ phận chuyên trách kết nối với doanh nghiệp để tiếp cận với doanh nghiệp ngay từ khâu tuyển sinh, làm sao công tác này gắn với tuyển dụng và việc làm.
3.2.4.2.Hợp tác quốc tế
Để quá trình hợp tác quốc tế có hiệu quả, các cơ quan QLNN và các trường đào tạo nghề tại Hà Nội cần:
- Các cơ quan quản lý thực hiện vai trò trung gian kết nối giữa các trường với các nhà cung cấp giáo dục và đào tạo kỹ thuật dạy nghề, các trường đại học, cao đẳng, các tổ chức cung cấp chương trình, dịch vụ đào tạo và các công ty chuyên cung cấp giải pháp doanh nghiệp như các chương trình phát triển nghiệp vụ, chứng chỉ dạy nghề, đào tạo giáo viên của các quốc gia trên thế giới là đối tác của Việt Nam bằng việc tổ chức các buổi hội thảo để
90
các doanh nghiệp quốc tế và các trường có cơ hội làm quen, hợp tác và biết rõ các doanh nghiệp nước ngoài cần gì.
- Xây dựng quan hệ quốc tế, đầu tư đổi mới thu hút được người học, nâng cao chất lượng đào tạo để tạo ra thương hiệu của lực lượng lao động Việt Nam trên trường quốc tế, nâng cao uy tín với nước ngoài.
- Cần tập trung hợp tác quốc tế với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của các nước phát triển để trao đổi chương trình đào tạo, trao đổi nhà giáo, chuyên gia đào tạo, chuyển giao công nghệ, phương pháp giảng dạy.
- Bên cạnh hợp tác về giáo dục nghề nghiệp, các cơ quan QLNN cần hợp tác với các trường đào tạo nghề công lập trên địa bàn thành phố về nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ đào tạo nghề tiên tiến để nâng cao chất lượng đào tạo.
- Các trường đào tạo nghề muốn tự chủ, đứng vững trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt buộc phải phát triển theo hướng mở rộng ra hợp tác với các nước có chương trình đào tạo tốt trong khu vực và trên thế giới. Sự phát triển mạnh mẽ của Cách mạng công nghiệp 4.0 dẫn đến nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trên thế giới sẽ thay đổi rất nhanh. Đây vừa là thời cơ vừa là thách thức của các trường đào tạo nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội.