Những xu hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới hiện nay

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và các giải pháp thúc đẩy đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang các nước Đông Nam Á (Trang 23 - 27)

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI VÀ THỊ TRƯỜNG ĐẦU TƯ ĐÔNG NAM Á

1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

1.1.4. Những xu hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới hiện nay

1.1.4.1. Vốn đầu tư trực tiếp chủ yếu chảy vào các nước công nghiệp phát triển (OECD)

Nếu ở đầu thế kỷ 20 trên 70% vốn đầu tư tư bản đổ vào các nước chậm và đang phát triển để khai thác tài nguyên của các nước này với tư cách là thuộc địa, thì sau chiến tranh thế giới thứ 2, khu vực Tây Âu là nơi thu hút nhiều vốn đầu tư nhất. Thời gian này, Tây Âu thu hút đến 158 tỷ USD vốn đầu tư, trong đó một nửa là vốn của Mỹ nhằm khôi phục lại Châu Âu bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh thế giới [21, tr.41]

Ngày nay, các nước công nghiệp phát triển vẫn là vùng thu hút vốn đầu tư nhiều nhất: Năm 1999 các nước công nghiệp phát triển chiếm 76,5% tổng số vốn

13

đầu tư FDI của thế giới là 865 tỷ USD, trong khi đó các nước đang phát triển chiếm 3/4 dân số chỉ chiếm 23,5% vốn đầu tư FDI khoảng 192 tỷ USD. Sang năm 2000 có 200 tỷ USD vốn đầu tư vào các nước đang phát triển, trong khi đó chỉ riêng Mỹ năm 2000 thu hút 200 tỷ USD vốn FDI (Năm 2001 Mỹ thu hút 124 tỷ USD, năm 2002 chỉ thu hút 44 tỷ USD do ảnh hưởng của sự kiện 11/9)

EU cũng là trung tâm thu hút vốn đầu tư FDI của thế giới: Năm 1998 thu hút 230 tỷ USD, năm 1999: 280 - 290 tỷ USD [21, tr.41]

Sở dĩ các nước công nghiệp phát triển là những nơi thu hút vốn đầu tư FDI nhiều là do:

- Làn sóng hợp nhất, thôn tính các công ty diễn ra chủ yếu ở các nước công nghiệp phát triển

- Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã làm tích tụ, tập trung các ngành công nghiệp mũi nhọn ở các nước tư bản phát triển như ngành bán dẫn vi điện tử, ngành công nghệ sinh học, sản xuất người máy v.v... lợi nhuận siêu ngạch thu được từ các ngành này đã tạo ra lực hấp dẫn đối với dòng đầu tư quốc tế

- Các nước công nghiệp phát triển được xem là những thị trường có khả năng tiêu thụ và thanh toán lớn, địa điểm lý tưởng cho các nhà đầu tư phát triển

- Môi trường đầu tư ở các nước tư bản phát triển ổn định và hấp dẫn do: chế độ chính trị ổn định, hệ thống luật pháp hoàn chỉnh điều tiết xã hội hữu hiệu, thêm vào đó hạ tầng cơ sở hiện đại, lao động có trình độ kỹ thuật cao. Trong khi đó, điều kiện chính trị và kinh tế ở các nước đang phát triển thiếu ổn định: đảo chính, nội chiến, cải tổ hệ thống chính trị theo hướng đa nguyên... thêm vào đó hạ tầng cơ sở yếu kém đã cản trở dòng chảy của tư bản vào các nước này.

- Chính sách bảo hộ ngày nay chặt chẽ tinh vi ở các nước phát triển buộc các nước tư bản phát triển khác phải xây dựng các “căn cứ” nằm trong lòng các nước này để tránh hàng rào bảo hộ mậu dịch của các nước nhập khẩu

Nghiên cứu xu hướng này cho thấy hoàn thiện môi trường đầu tư theo hướng:

xây dựng hành lang pháp lý đầy đủ, tạo lập nền chính trị ổn định có đường lối

14

nhất quán, nâng cấp cơ sở hạ tầng quốc gia, chú ý phát triển nguồn nhân lực là những yếu tố nội lực quan trọng để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

1.1.4.2. Thay đổi trong tương quan lực lượng các chủ đầu tư trực tiếp nước ngoài

Đầu thế kỷ 20, Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Hà Lan là những nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu vốn ra nước ngoài.

Đến giữa thế kỷ 20, Mỹ nhảy lên dẫn đầu thế giới, sau đó đến Anh, Pháp về khối lượng tư bản đầu tư ra nước ngoài

Còn từ thập niên 70 trở lại đây, Nhật Bản nổi lên như là cường quốc đầu tư lớn, hiện nay Nhật trở thành nhà đầu tư lớn nhất vào Mỹ và các công ty có vốn đầu tư của Nhật Bản có ảnh hưởng không nhỏ đối với nền kinh tế Mỹ.

Trong một vài năm gần đây, một hiện tượng gây sự chú ý trong lĩnh vực đầu tư FDI là các nước công nghiệp mới (NIEs) ở vùng Châu Á - Thái Bình Dương đang vươn lên trở thành các thế lực đầu tư mạnh, đặc biệt là các nước: Singapore, Hongkong, Đài Loan, Hàn Quốc luôn vượt qua Nhật, Mỹ, EU trở thành chủ đầu tư lớn nhất ở vùng Châu Á.

Xu hướng này cho thấy không chỉ các nước công nghiệp phát triển như Mỹ, EU, Nhật Bản mới là những nhà đầu tư lớn trên thế giới, mà những nền kinh tế ít phát triển hơn cũng có thể là những nhà đầu tư hàng đầu thế giới, nếu biết chọn đúng thị trường ngách để đầu tư.

1.1.4.3. Thay đổi trong lĩnh vực đầu tư

Đầu thế kỷ 20, các nước thường đầu tư ra nước ngoài hướng vào lĩnh vực truyền thống, đó là các ngành khai thác tài nguyên thiên nhiên, phát triển nông nghiệp bằng cách đầu tư vào các đồn điền và các ngành chế biến nông sản.

Ngày nay lĩnh vực đầu tư đã thay đổi. Khi đầu tư vào các nước tư bản phát triển thì các nước chủ đầu tư tham gia nhiều vào lĩnh vực dịch vụ, mà chủ yếu là tập trung vào thương mại và tài chính, và những ngành kỹ thuật mới như: công nghệ thông tin, thiết bị viễn thông, sản xuất ô tô, công nghệ sinh học... Hoạt động

15

đầu tư chủ yếu thực hiện thông qua việc sáp nhập, mua lại để thành lập các “siêu”

công ty độc quyền chi phối hoạt động kinh doanh của toàn cầu.

Còn khi đầu tư vào các nước đang phát triển thì quan điểm của những nhà đầu tư là:

- Giảm tới mức tối đa rủi ro của đầu tư bằng cách đầu tư vào các dự án vừa phải, khả năng thu hồi vốn nhanh

- Đầu tư vào các dự án cho phép lợi dụng triệt để các điều kiện ưu đãi mà nước tiếp nhận đầu tư dành cho

- Đầu tư vào các ngành khai thác tài nguyên chiến lược như sắt, thép, dầu mỏ - Đầu tư vào các ngành có ngay thị trường ở các nước tiếp nhận đầu tư

Tóm lại, một chiến lược đầu tư ra nước ngoài muốn đạt hiệu quả cần phải cân nhắc lựa chọn lĩnh vực đầu tư phù hợp đối với mỗi thị trường đầu tư. Ngược lại, một chính sách thu hút vốn đầu tư FDI muốn có hiệu quả thì cần phải tính đến sự thay đổi của các nhà đầu tư trong lĩnh vực đầu tư.

1.1.4.4. Ảnh hưởng của các công ty xuyên quốc gia trong hoạt động FDI Theo UNCTAD - Tổ chức Thương mại và phát triển Liên Hiệp Quốc, hiện nay có hơn 53.000 công ty xuyên quốc gia với gần 500.000 cơ sở sản xuất ở khắp toàn cầu, chiếm gần 2/3 tổng giá trị thương mại quốc tế, 4/5 nguồn vốn đầu tư FDI và 90% kết quả nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thế giới. Trong số này có 500 siêu công ty có quy mô lớn. Một trong những kinh nghiệm của Trung Quốc rút ra khi nghiên cứu đặc điểm này là: phải xây dựng chiến lược vận động đầu tư có trọng điểm, chào mời xúc tiến đầu tư theo địa chỉ và ưu tiên hàng đầu là thuyết phục các siêu công ty vì chẳng những thu hút được các dự án lớn, mà còn theo sau sự đầu tư của các siêu công ty, là những công ty có quy mô nhỏ hơn vào đầu tư. Ngược lại, ở vị thế người đi đầu tư, Trung Quốc cũng thấy rằng, đầu tư theo tập đoàn có sức mạnh kinh tế lớn hơn và tránh được rủi ro nhiều hơn. Khi một thị trường đầu tư có nguy cơ đổ vỡ, các tập đoàn lớn sẽ có khả năng chuyển hướng đầu tư sang các thị trường khác nhanh hơn. Không những thế, khi đầu tư

16

theo tập đoàn, các chủ đầu tư sẽ thâu tóm được các công ty vệ tinh và có ảnh hưởng nhiều hơn đến nước tiếp nhận đầu tư. [21, tr.45]

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và các giải pháp thúc đẩy đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang các nước Đông Nam Á (Trang 23 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)