Các quy định khác có liên quan tới hoạt động đầu tƣ trực tiếp ra nước ngoài

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và các giải pháp thúc đẩy đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang các nước Đông Nam Á (Trang 48 - 52)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA VIỆT NAM SANG CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á

2.1.4. Các quy định khác có liên quan tới hoạt động đầu tƣ trực tiếp ra nước ngoài

Ngoài Nghị định 22 và Thông tư 05, còn có các quy định khác liên quan đến vấn đề quản lý ngoại hối, các quy định về thuế và các quy định về thủ tục xuất nhập cảnh đối với các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.

2.1.4.1. Quy định về quản lý ngoại hối

Trước khi có Nghị định 22, các giao dịch vốn của các doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài được điều chỉnh bởi Nghị định số 63/1999/NĐ-CP ngày 17/8/1998 của Chính phủ về quản lý ngoại hối. Trong đó, theo Điểm 2 Điều 18 của Nghị định 63 quy định vốn đầu tư ra nước ngoài bằng tiền, tài sản (thể hiện dưới dạng vô hình hay hữu hình) của nhà đầu tư Việt Nam phải đăng ký với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Vốn đầu tư bằng tiền phải chuyển qua tài khoản mở tại ngân hàng. Sau khi kết thúc năm tài chính hoặc kết thúc hay chấm dứt đầu tư tại nước

38

ngoài, Nhà đầu tư Việt Nam phải chuyển toàn bộ lợi nhuận, các khoản thu nhập hợp pháp khác hoặc vốn về Việt Nam và báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trường hợp sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư tại nước ngoài hoặc kéo dài thời hạn đầu tư ở nước ngoài, Nhà đầu tư Việt Nam phải đăng ký với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Song song với việc Chính phủ ban hành Nghị định 22, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng ban hành Thông tư số 01/1999/TT-NHNN ngày 16-4-1999 hướng dẫn thi hành Nghị định số 63. Trong đó đầu tư trực tiếp nước ngoài được đưa thành mục II trong chương III về đầu tư trực tiếp của Thông tư. Quy định của Thông tư 01 có sự linh động hơn so với Nghị định 63, trong đó Nhà đầu tư Việt Nam được phép mở tài khoản ngoại tệ tại một ngân hàng được phép ở Việt Nam và đăng ký số hiệu tài khoản, ngân hàng mở tài khoản với Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trên địa bàn (nơi Nhà đầu tư Việt Nam có vốn đầu tư ra nước ngoài đặt trụ sở chính), chứ không nhất thiết phải mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngoài ra, Nhà đầu tư Việt Nam được phép dùng ngoại tệ có từ nguồn thu xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ để chuyển ra nước ngoài góp vốn đầu tư. Tuy nhiên, trong trường hợp chuyển đổi Đồng Việt Nam ra ngoại tệ để góp vốn đầu tư ra nước ngoài phải được phép của Ngân hàng Nhà nước. Đồng thời, Thông tư cũng quy định thời hạn Nhà đầu tư Việt Nam phải chuyển lợi nhuận hoặc vốn về nước chậm nhất là 6 tháng kể từ khi kết thúc năm tài chính của nước tiếp nhận đầu tư hoặc kể từ ngày kết thúc thanh lý dự án đầu tư.

Năm 2001, khi hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam sôi động hơn, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 01/2001/TT-NHNN ngày 19-1-2001 hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam. Thông tư 01/2001 dựa trên Thông tư 01/1999, quy định chi tiết hơn về quản lý ngoại hối, như liệt kê các khoản thu và chi trong tài khoản ngoại tệ của doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài mở tại ngân hàng của Việt Nam. Ngoài việc phải đăng ký mở tài khoản ở chi

39

nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp có vốn đầu tư ra nước ngoài, doanh nghiệp còn phải đăng ký tiến độ chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài. Thông tư 01/2001 còn quy định cụ thể thời hạn mà nhà đầu tư Việt Nam ở nước ngoài phải nộp báo cáo tài chính cho ngân hàng mở tài khoản ở Việt Nam, cụ thể là chậm nhất vào các ngày 15 tháng 1 (đối với báo cáo 6 tháng cuối năm) và 15 tháng 7 (đối với báo cáo 6 tháng đầu năm).

Nhằm tạo ra sự thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư vốn ra nước ngoài, năm 2005 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra Thông tư số 04/2005/TT-NHNN, sửa đổi, bổ sung khoản 6 Mục III Thông tư 01/2001. Trong đó, doanh nghiệp được phép sử dụng ngoại tệ từ các nguồn khác như mua ngoại tệ tại ngân hàng được phép, hay vay ngoại tệ tại ngân hàng được phép phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc cho vay bằng ngoại tệ, chứ không chỉ giới hạn việc sử dụng ngoại tệ từ tài khoản tiền gửi ngoại tệ của doanh nghiệp mở tại ngân hàng được phép như trong Thông tư số 01/2001. Sự sửa đổi này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài có thể tìm kiếm được các nguồn tài chính để đảm bảo cho hoạt động đầu tư kinh doanh của mình ở nước khác.

Như vậy, có thể nói, khi hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam được mở rộng thì các quy định về quản lý ngoại hối cũng dần được nới lỏng, cởi trói cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho họ có thể tham gia và cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác trên thị trường thế giới.

2.1.4.2. Quy định về thuế

Các quy định về thuế được quy định trong Nghị định số 22/1999/NĐ-CP ngày 14/4/1999 của Chính phủ, Quyết định số 116/2001/QĐ-TTg ngày 2/8/2001 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 97/2002/TT-BTC ngày 24 tháng 10 năm 2002 hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế đối với doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài. Trong đó quy định các hàng hoá xuất khẩu ra nước ngoài như máy móc, thiết bị, bộ phận rời, vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu xuất khẩu ra nước ngoài

40

để tạo tài sản cố định của dự án đầu tư tại nước ngoài được miễn thuế xuất khẩu (nếu có) và chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) với thuế suất 0%. Trường hợp hàng hoá xuất khẩu không có thuế suất thuế xuất khẩu, trên cơ sở Danh mục hàng hoá xuất khẩu được miễn thuế xuất khẩu do Bộ Thương mại cấp, cơ quan Hải quan theo dõi việc xuất khẩu hàng hoá để thực hiện dự án đầu tư tại nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam và ghi rõ tại Tờ khai hàng hoá xuất khẩu: chủng loại, số lượng, giá trị hàng hoá thực xuất khẩu. Đối với hàng hoá nhập khẩu, các máy móc, thiết bị, bộ phận rời, tài liệu kỹ thuật nhập khẩu nhằm mục đích nghiên cứu từ các dự án đầu tư tại nước ngoài được miễn thuế nhập khẩu và thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Ngoài ra, Thông tư 97 cũng quy định doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo như quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của Việt Nam, kể cả trường hợp doanh nghiệp đang được hưởng ưu đãi miễn, giảm thuế thu nhập theo quy định của nước nhận đầu tư. Trong trường hợp khoản thu nhập của doanh nghiệp đã chịu thuế thu nhập ở nước ngoài thì khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tại Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài được trừ đi số thuế đã nộp ở nước ngoài, nhưng số thuế được trừ không vượt quá số thuế thu nhập tính theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam. Nếu phần lợi nhuận của doanh nghiệp được miễn, giảm theo luật pháp của nước nhận đầu tư thì cũng được trừ khi xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp ở Việt Nam. Tuy nhiên, số lỗ phát sinh từ dự án đầu tư ở nước ngoài không được trừ vào số thu nhập phát sinh của doanh nghiệp trong nước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Ngoài ra, các cá nhân làm việc cho các dự án đầu tư tại nước ngoài còn phải thực hiện thuế thu nhập cá nhân theo quy định của Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao hiện hành.

Đối với các dự án dầu khí đầu tư tại nước ngoài, trường hợp doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài vay vốn để đầu tư, nếu doanh nghiệp chứng minh được khoản lãi tiền vay chưa được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo quy định của nước nhận đầu tư thì khoản lãi tiền vay này sẽ được khấu trừ vào số

41

thu nhập từ dự án dầu khí đầu tư tại nước ngoài khi xác định thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam. Tỷ lệ lãi vay được khấu trừ thực hiện theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.

2.1.4.3. Quy định về xuất nhập cảnh

Chủ đầu tư và các lao động Việt Nam làm trong các dự án đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài khi xuất, nhập cảnh phải tuân thủ theo Nghị định số 05/2000/NĐ-CP về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và các Thông tư có liên quan của Bộ Công an (Thông tư số 09/2000/TT-BCA) và Bộ Ngoại giao Việt Nam (Thông tư số 04/2000//TT-BNG) như đối với mọi công dân Việt Nam khác.

Ngoài ra, chủ đầu tư khi sử dụng lao động làm việc ở nước ngoài là lao động Việt Nam thì phải tuân thủ theo các quy định về lao động của Bộ Lao động và Thương binh xã hội.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và các giải pháp thúc đẩy đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang các nước Đông Nam Á (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)