Nghiên cứu các hình thức đầu tư phù hợp với thị trường từng nước trong khu vực

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và các giải pháp thúc đẩy đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang các nước Đông Nam Á (Trang 95 - 105)

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA VIỆT NAM SANG CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á

3.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH FDI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ĐÔNG NAM Á

3.3.2. Nghiên cứu các hình thức đầu tư phù hợp với thị trường từng nước trong khu vực

Tuỳ thuộc vào mục tiêu đầu tư của doanh nghiệp, cũng như tuỳ thuộc vào quy định của từng thị trường tiếp nhận đầu tư mà doanh nghiệp Việt Nam nên xây dựng một hình thức đầu tư hiệu quả.

3.3.2.1. Trên thị trường Campuchia:

Luật Đầu tư Campuchia ban hành năm 1994 đã đưa ra một chính sách mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài trong tất cả các lĩnh vực kinh tế. Liên doanh là hoạt động bình thường ở Campuchia nhưng tại quốc gia này chưa có luật về liên doanh. Nhà đầu tư có thể liên doanh với Chính phủ, song cũng giống như ở Việt Nam, chính phủ luôn nắm cổ phần quyết định, chủ yếu là từ việc góp vốn bất động sản trong khi các nhà đầu tư nước ngoài có cổ phần ít góp vốn bằng tiền hoặc các tư liệu sản xuất. Nghị định tháng 8/1999 hạn chế bớt một vài lĩnh vực trong đầu tư nước ngoài như phát hành, in ấn, các hoạt động truyền thông, trong các ngành này nhà đầu tư nước ngoài không được có quá 49% cổ phần và phải có sự tham gia vốn của các nhà đầu tư trong nước đối với các lĩnh vực như: khai thác đá quý, sản xuất gạch, chế biến gạo, chế biến gỗ, đá xẻ và dệt lụa. Gần đây, chính phủ Campuchia đã ban hành thêm quy định hạn chế quyền sở hữu các bệnh viện, cơ sở y tế của nước ngoài và cấm sử dụng lao động nước ngoài cho các công việc mà các bác sĩ trong nước theo Bộ Y tế cho là có thể đảm đương được. Trong khi ở một số lĩnh vực khác được thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và có cơ chế khuyến khích đầu tư theo từng loại dự án.

Campuchia là một thị trường đang phát triển, nhu cầu về vốn để phát triển nền kinh tế là rất lớn. Danh mục các lĩnh vực khuyến khích đầu tư khá rộng, từ lĩnh vực nông lâm nghiệp, công nghiệp nhẹ (như các sản phẩm dệt may, thêu, các sản phẩm nhựa và cao su, sản phẩm giấy...), đến các lĩnh vực xây dựng, dịch vụ (như giao thông, y tế, giáo dục). Đối với các dự án đầu tư trong lĩnh vực nông

85

nghiệp, thuộc danh mục khuyến khích đầu tư, doanh nghiệp Việt Nam có thể nghiên cứu đầu tư dưới hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

Sau hơn 25 năm chiến tranh, Campuchia đang bắt đầu xây dựng lại cơ sở hạ tầng bị tàn phá, chủ yếu là nhờ vào sự trợ giúp quốc tế, do đó việc cải tạo mạng lưới đường bộ, xây dựng, dịch vụ kỹ thuật là yêu cầu cấp thiết. Chính phủ Campuchia đang kêu gọi các nhà đầu tư tham gia nâng cấp các cơ sở hạ tầng theo hình thức BOT.

3.3.2.2. Thị trường Lào:

Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Lào phải dựa trên cơ sở Luật Khuyến khích và Quản lý đầu tư nước ngoài tại nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào. Theo Luật đầu tư của Lào thì nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập doanh nghiệp dưới 3 hình thức: hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng, doanh nghiệp liên doanh với 1 hoặc nhiều doanh nghiệp của Lào; và hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Cũng giống như thị trường Campuchia, thị trường Lào cũng đang mở ra các cơ hội đầu tư rất lớn trong nhiều lĩnh vực cho các doanh nghiệp Việt Nam.

3.3.2.3. Thị trường Singapore:

Mọi hoạt động thương mại tại Singapore phải được đăng ký tại Cơ quan đăng ký các công ty và doanh nghiệp. Các nhà đầu tư nước ngoài có thể điều hành doanh nghiệp của họ dưới một trong những hình thức sau đây:

- Quyền sở hữu duy nhất (sole proprietorship): Một cá nhân hoạt động với tư cách một thương nhân duy nhất, theo quy định của đạo luật về đăng ký kinh doanh.

- Hợp tác kinh doanh (partnership): Từ 2 đến 20 người hợp tác kinh doanh, theo quy định của đạo luật về đăng ký kinh doanh.

- Công ty cổ phần (incorporated company): Gồm không quá 50 cổ đông, hoạt động như một công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc vô hạn, theo các điều khoản của Luật công ty.

86

- Công ty nước ngoài (foreign company): Đăng ký như công ty nhánh của một công ty mẹ, theo những quy định của Luật công ty, nhưng không Cổ phần hoá như một công ty Singapore.

- Văn phòng đại diện (representative office): Văn phòng của những công ty nước ngoài, đảm trách các hoạt động quảng bá và liên lạc nhân danh công ty mẹ.

Hình thức tổ chức này không được tham gia vào các hoạt động thương mại như ký hợp đồng, tư vấn thu phí, chuyển hàng hoá theo tàu, mở thư tín dụng hoặc thương thảo về tín dụng thư trực tiếp hoặc nhân doanh công ty mẹ.

3.3.2.4. Thị trường Thái Lan:

Nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập công ty dưới các hình thức:

- Công ty Cổ phần

- Công ty TNHH tư nhân. Người nước ngoài được phép sở hữu hoàn toàn một công ty TNHH tư nhân ở Thái Lan. Tuy nhiên, ở một số lĩnh vực kinh doanh do Nhà nước kiểm soát, người nước ngoài chỉ được nắm giữ tối đa 49% cổ phần.

- Công ty liên doanh

- Chi nhánh kinh doanh: Các công ty nước ngoài đăng ký chi nhánh để làm kinh doanh ở Thái Lan không phải tuân theo những yêu cầu đặc biệt. Tuy nhiên, hầu hết các lĩnh vực kinh doanh hoặc trước, hoặc sau khi hoạt động phải thực hiện một số quy định đăng ký. Khi thành lập chi nhánh phải tuân theo một quy trình nhất định, điều này rất quan trọng để cơ quan thuế tính đúng thu nhập chịu thuế bởi vì cơ quan thuế Thái Lan coi tổng thu nhạp của công ty nước ngoài thu được ở Thái Lan đều là diện chịu thuế. Một chi nhánh nước ngoài muốn có giấy phép kinh doanh phải có vốn lưu động tối thiểu là 5 triệu baht theo tỷ giá tương đương trong vòng 4 năm. Thông thường chi nhánh được phép hoạt động trong 5 năm và có thể gia hạn thời gian kinh doanh nếu thoả mãn điều kiện về vốn lưu động mang vào Thái Lan.

- Văn phòng đại diện các hãng nước ngoài: Thái Lan cho phép mở các văn phòng đại diện nhưng chỉ hạn chế trong các hoạt động phi thương mại như tìm

87

nguồn hàng và dịch vụ ở Thái Lan cho hãng hay kiểm tra, giám sát chất lượng hàng hoá mà hãng mua ở Thái Lan và những hoạt động khác như quảng bá sản phẩm, dịch vụ mới của hãng, lập các báo cáo về tình hình kinh doanh địa phương

- Văn phòng vùng: một công ty đa quốc gia có thể thành lập văn phòng vùng để thay mặt công ty phối hợp và chỉ đạo hoạt động các chi nhánh công ty trong vùng. Văn phòng vùng cung cấp cho các chi nhánh những vấn đề như: dịch vụ tư vấn và quản lý, dịch vụ quản lý tài chính, dịch vụ đào tạo và phát triển nhân lực, kiểm soát thị trường và các kế hoạch xúc tiến bán hàng, phát triển sản phẩm, dịch vụ nghiên cứu và phát triển. Các công ty thành lập văn phòng vùng không phải đăng ký hay sáp nhập như là pháp nhân của Thái Lan và không phải trình bất cứ báo cáo tài chính nào với Phòng Đăng ký kinh doanh. Cơ quan này sẽ giúp thông quan tài sản cá nhân của các nhân viên nước ngoài làm việc ở các văn phòng vùng và giúp xin phép tạm trú tại Thái Lan hay đổi loại thị thực.

3.3.2.5. Thị trường Indonesia:

Đầu tư vào Indonesia được phân loại theo: đầu tư trong nước (PMDN) và đầu tư nước ngoài (PMA). Đầu tư có sở hữu trực tiếp nước ngoài được xem là PMA.

Nhà đầu tư nước ngoài có thể là cá nhân hoặc doanh nghiệp. Cá nhân có toàn quyền thiết lập, yêu cầu và quyết định lợi nhuận trong các doanh nghiệp kinh doanh của mình. Quy định hiện nay cho phép doanh nghiệp nước ngoài mua lại các doanh nghiệp trong nước thuộc những lĩnh vực mở cửa cho đầu tư nước ngoài sau khi được Ban hợp tác đầu tư vốn (BKPM) chấp thuận. Các cảng biển, điện lực, viễn thông, vận tải đường biển, đường không, đường sắt và cung cấp nước đã được mở một phần hoặc toàn bộ. Tuy nhiên, cơ hội đầu tư nước ngoài trong nhiều lĩnh vực dịch vụ vẫn còn bị hạn chế. Chính phủ Indonesia đang đưa ra nhiều chính sách để thúc đẩy tư nhân đầu tư vào cơ sở hạ tầng thông qua các hình thức xây dựng - sở hữu - khai thác (BOO) và xây dựng - khai thác - chuyển giao (BOT), đặc biệt là trong các ngành như điện năng, viễn thông và đường bộ. Trong những ngành này, các doanh nghiệp nước ngoài hoàn toàn không có quyền sở hữu, các đối tác địa phương phải sở hữu tới 51% dự án đầu tư. Ngoài danh sách cấm đầu

88

tư, chính phủ đã dành riêng một số ngành để ưu tiên cho các doanh nghiệp nhỏ.

Các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài lớn và vừa cũng có thể đầu tư vào những lĩnh vực này nhưng phải hợp tác hoặc liên kết với doanh nghiệp nhỏ trước khi phê duyệt hồ sơ xin phép đầu tư. Các doanh nghiệp nước ngoài hiện nay được phép đầu tư trực tiếp trong cả 2 lĩnh vực bán buôn và bán lẻ trên phạm vi lớn (như đầu tư thành lập các trung tâm buôn bán, siêu thị và các cửa hàng bách hoá tổng hợp) với điều kiện là họ phải có hợp đồng hợp tác với một doanh nghiệp nhỏ.

Trong các lĩnh vực như khai thác dầu khí, khai khoáng, nhà đầu tư nước ngoài được phép đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác phân chia sản phẩm. Trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, nhà đầu tư nước ngoài được phép đầu tư theo hình thức liên doanh.

Ở Indonesia có các vùng đặc khu thương mại để thu hút vốn của các nhà đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư vào những vùng này không phải xin thêm các loại giấy phép đặt trụ sở, giấy phép xây dựng và các doanh nghiệp nước ngoài được nắm 100% quyền sở hữu.

3.3.2.6. Thị trường Malaysia:

Các hình thức đầu tư kinh doanh được phép tại Malaysia được quy định trong Luật doanh nghiệp Malaysia năm 1965. Trong đó, nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập dưới hình thức công ty tư nhân (có số thành viên dưới 20 người); công ty cổ phần trách nhiệm hữu hạn tư nhân; hoặc thành lập một chi nhánh của công ty nước ngoài; văn phòng đại diện của công ty mẹ hoạt động trong lĩnh vực chế tạo và thương mại, thay mặt cho công ty mẹ, thực hiện các hoạt động được phép.

Một điểm đặc biệt là trong các công ty nước ngoài phải có tối thiểu 2 giám đốc và 1 thư ký là người Malaysia.

3.3.2.7. Thị trường Philippines:

Đạo luật đầu tư nước ngoài (ban hành năm 1991, sửa đổi năm 1996) cho phép nhà đầu tư nước ngoài được tự do di chuyển vốn vào Philippines. Nói chung, các nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập doanh nghiệp dưới các hình thức như

89

công ty 100% vốn nước ngoài, công ty liên doanh, hoặc kinh doanh dưới các hợp đồng BOT. Tuy nhiên, ở mỗi một lĩnh vực khác nhau, Philippines lại có quy định về hạn chế đầu tư trực tiếp nước ngoài khác nhau. Trong đó, nhà đầu tư chỉ được nắm giữ 20% cổ phần trong dự án khi tham gia hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mạng lưới truyền thông tư nhân; 25% trong lĩnh vực xây dựng, chế tạo và sửa chữa (trừ những dự án BOT, các dự án hỗ trợ và viện trợ của nước ngoài thì không hạn chế vốn của chủ đầu tư); 30% trong lĩnh vực đại lý quảng cáo; 40%

trong lĩnh vực giáo dục, hoạt động công chúng, quản lý, đánh bắt cá nước sâu.

Trong một vài lĩnh vực nhà đầu tư có thể nắm giữ từ 40% vốn đến 100% vốn dự án. Trong các dự án khai thác nguồn lực tự nhiên như vàng, nickel, kim loại đồng..., nhà đầu tư được phép nắm giữ 40% số cổ phần, và 100% trong trường hợp dự án có quy mô vốn lớn. Hoặc trong lĩnh vực lương thực thực phẩm, nhà đầu tư sẽ được phép nắm giữ 100% vốn cổ phần trong dự án nếu như nhà đầu tư cam kết sẽ bán lại ít nhất 60% cổ phần cho người Philippines trong vòng 30 năm kêt từ khi dự án bắt đầu đi vào hoạt động. Dự án đầu tư trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng nếu có tổng vốn đầu tư lớn hơn 830 nghìn USD thì nhà đầu tư của dự án sẽ được hoạt động dưới hình thức công ty 100% vốn nước ngoài.

Đối với những lĩnh vực như ngân hàng, bảo hiểm, nhà đầu tư nước ngoài được phép nắm giữ 60% cổ phần. Một số lĩnh vực bị cấm hoặc hạn chế đầu tư đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Các lĩnh vực bị cấm liên quan đến cứu hoả, kỹ thuật quân sự, đánh bạc... Các lĩnh vực liên quan đến an ninh quốc gia, sức khỏe cộng đồng, đạo đức xã hội bị hạn chế đầu tư. Vốn cổ phần tối đa mà các nhà đầu tư nước ngoài được phép nắm giữ là 40%.

Tại Philippines các đặc khu kinh tế được thành lập nhằm mục đích thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập các công ty 100% vốn nước ngoài tại đây, và được hưởng nhiều chế độ ưu đãi (về thuế, về chi phí cơ sở hạ tầng...), nếu như họ đáp ứng được một số các điều kiện nhất định (về trình độ công nghệ, về tuyển dụng lao động, về tỷ lệ xuất khẩu...).

90

3.3.2.8. Thị trường Brunei:

Luật Khuyến khích đầu tư của Brunei cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được thành lập công ty dưới hình thức sở hữu nước ngoài toàn phần, hoặc công ty sở hữu nước ngoài đa số, công ty sở hữu nước ngoài thiểu số. Chỉ trừ các lĩnh vực liên quan tới an ninh lương thực quốc gia và nguồn lực quốc gia bắt buộc phải có sự tham gia của người dân Brunei, còn các ngành công nghiệp không liên quan tới an ninh lương thực quốc gia và những ngành công nghiệp xuất khẩu 100% có thể hoàn toàn thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài.

3.3.2.9. Thị trường Myanmar:

Nhà đầu tư nước ngoài được phép hoạt động đầu tư dưới hình thức công ty 100% vốn nước ngoài, hoặc công ty sở hữu nước ngoài một phần, hoặc dưới hình thức công ty liên doanh với 1 công ty tư nhân hoặc 1 công ty công (công ty Nhà nước). Nếu nhà đầu tư hoạt động dưới hình thức công ty sở hữu nước ngoài một phần hoặc công ty liên doanh, thì số cổ phần tối thiểu anh ta phải đóng góp là 35% tổng vốn đầu tư.

Myanmar là đất nước khá giàu tài nguyên, tuy nhiên lượng tài nguyên này hiện nay mới chỉ được khai thác ở mức độ thấp. Chính phủ Myanmar đang khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn vào các lĩnh vực như khai thác khoáng sản, năng lượng, mỏ, ngư nghiệp, giao thông và du lịch dưới các hình thức như liên doanh hoặc hợp đồng phân chia sản phẩm.

3.3.3. Xây dựng chiến lƣợc đầu tƣ có hiệu quả

Hoạt động đầu tư ra nước ngoài cũng chính là mở rộng hoạt động kinh doanh trên một thị trường mới. Khi xây dựng chiến lược đầu tư, các doanh nghiệp cần phải xác định rõ thế mạnh của mình ở đâu, thị trường nào phù hợp với sản phẩm thế mạnh của mình. Một chiến lược đầu tư có hiệu quả cần phải chú ý tất cả các khâu, các công đoạn đầu tư, bắt đầu từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, tìm đối tác để

91

liên kết đầu tư, xin phép đầu tư ra nước ngoài cũng như xin giấy phép đầu tư tại nước tiếp nhận, triển khai dự án.

3.3.3.1. Thực hiện tốt công tác chuẩn bị đầu tư

Một dự án đầu tư đạt hiệu quả bao giờ cũng phải xuất phát từ gốc đầu tiên là hoạt động chuẩn bị đầu tư. Hoạt động này càng được thực hiện một cách kỹ lưỡng, nghiêm túc, thì cơ hội thành công của dự án càng cao.

Công tác chuẩn bị đầu tư bao gồm các bước: nghiên cứu môi trường nước tiếp nhận đầu tư (bao gồm môi trường pháp lý, môi trường kinh doanh và môi trường văn hoá), đánh giá các cơ hội đầu tư, xây dựng luận chứng kinh tế kỹ thuật

- Khi nghiên cứu môi trường đầu tư ở các nước Đông Nam Á, doanh nghiệp Việt Nam có sẵn lợi thế, đó là sự tương đối giống nhau giữa các nước trong khu vực về khí hậu, văn hoá. Tuy nhiên, ở mỗi nước lại có đặc thù riêng, do vậy, cần đi sâu nghiên cứu sự khác biệt này ở mỗi nước. Các nước Đông Nam Á có sự giao thoa giữa các nền văn hoá, các tín ngưỡng khác nhau. Do vậy, môi trường đầu tư cũng khá phức tạp.

- Ngoài việc tìm kiếm các thông tin liên quan đến hệ thống luật pháp, các vấn đề cần quan tâm nhất đối với doanh nghiệp Việt Nam là tìm hiểu về hệ thống cơ sở hạ tầng, an ninh xã hội, phương tiện đi lại, hệ thống thông tin liên lạc, chất lượng lao động địa phương, chi phí lương, chi phí thuế, chi phí hành chính, chi phí vận động hành lang..

- Với các dự án có vốn lớn, phức tạp về kiểm tra chất lượng nội dung, nhất thiết phải sử dụng các hãng tư vấn mang tính chuyên nghiệp, thậm chí sử dụng cả tư vấn nước ngoài.

- Các dự án càng phức tạp thì càng cần phải tính toán thời gian và chi phí cho lập Luận chứng kinh tế kỹ thuật một cách chính xác, tỷ mỷ.

- Đưa ra các phương án đề phòng các rủi ro về chính trị, về sự thay đổi các chính sách pháp luật, về sự thay đổi tỷ giá... Đánh giá dự án dựa trên những thay đổi đó theo phương pháp hiện giá điều chỉnh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và các giải pháp thúc đẩy đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang các nước Đông Nam Á (Trang 95 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)