CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA VIỆT NAM SANG CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
3.4. MỘT VÀI KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC ĐỂ ĐẨY MẠNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA VIỆT NAM RA NƯỚC NGOÀI, ĐẶC BIỆT LÀ
3.4.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tƣ trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài
Việc tạo ra một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, thông thoáng, minh bạch luôn là vấn đề đặt ra đối với không chỉ hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, mà tất nhiên, còn với hoạt động đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài. Từ lâu, chúng ta thường ngộ nhận rằng, đầu tư nước ngoài chính là đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam, mà quên rằng đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài cũng là một khía cạnh cần được quan tâm. Chính vì vậy, việc đưa mảng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam vào trong Luật đầu tư chung được coi là một động thái tích cực, nhằm trả lại sự công bằng cho lĩnh vực mà từ lâu đã bị bỏ quên. Việc các doanh nghiệp được đối xử công bằng với nhau sẽ kích thích sự cạnh tranh, một yếu tố góp phần làm nền kinh tế phát triển. Hơn nữa, điều đó cũng tạo ra nhận thức đầy đủ cho xã hội về một hoạt động được coi là “phương thuốc” giúp nền kinh tế tăng trưởng và phát triển trong thời gian qua.
Tuy nhiên, bên cạnh sự nỗ lực đáng ghi nhận trên, chúng ta cũng phải nhận thấy rằng, hoạt động đầu tư ra nước ngoài chưa được quan tâm xứng với lợi ích của nó đem lại cho quốc gia. Bằng chứng là sự bất cập của hệ thống quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, gây ra hạn chế cho hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư vốn sang nước khác. Chính vì vậy, việc bổ sung, sửa đổi các quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp này là một việc làm rất cần thiết. Các quy định trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp ra nước ngoài có thể đi theo hướng như sau:
98
3.4.1.1. Ban hành một Nghị định hướng dẫn chi tiết các quy định Luật đầu tư chung về hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam
Hiện nay, Luật đầu tư chung đã được ban hành, và vào tháng 7 tới sẽ có hiệu lực, song các quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài vẫn còn khá sơ lược, và hầu hết vẫn chỉ dựa trên cơ sở các quy định của Nghị định 22/1999. Hiện vẫn chưa có một Nghị định nào, hoặc một văn bản dưới luật nào hướng dẫn chi tiết việc thi hành Luật đầu tư chung trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Vấn đề đặt ra là vào tháng 7 tới đây, khi Luật đầu tư chung có hiệu lực thì hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ được thực hiện dựa trên cơ sở nào? Nếu hoạt động dựa trên cơ sở Luật đầu tư chung thì các quy định này còn khá sơ lược, chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu về quản lý, hướng dẫn đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Còn nếu hoạt động dựa trên Nghị định 22/ 1999 thì cũng không đúng, bởi Nghị định có giá trị pháp lý thấp hơn Luật đầu tư chung. Chính vì điều này cho nên cần thiết phải đưa ra một Nghị định để hướng dẫn hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, để tránh gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc áp dụng Luật. Có thể ban hành một Nghị định mới, hoặc có thể tiến hành sửa đổi, bổ sung Nghị định 22/1999, và đưa nó trở thành Nghị định hướng dẫn thi hành các quy định của Luật đầu tư chung về hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam. Trong Nghị định này có thể gộp các quy định trong Thông tư 05/2001/TT- BKH, để tạo ra một hệ thống quy định hoàn chỉnh, vừa rõ ràng, minh bạch, lại vừa mang tính thống nhất.
- Rà soát lại các quy định thiếu nhất quán, đồng bộ, không phù hợp với thực tiễn hiện nay:
Bãi bỏ quy định Nhà đầu tư Việt Nam phải có văn bản cho phép đầu tư do cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư cấp hoặc hợp đồng, bản thoả thuận với bên nước ngoài về dự án đầu tư để làm cơ sở xin phép đầu tư ra nước ngoài. Bởi quy định này sẽ làm chậm tiến độ cấp giấy phép đầu tư, và bỏ lỡ cơ hội kinh doanh của Nhà đầu tư.
99
Nên bỏ bớt quy định phải kiểm toán tình hình tài chính của doanh nghiệp trong 1 năm gần nhất.
Bãi bỏ quy định phải có văn bản chấp thuận ĐTRNN của cơ quan ra quyết định thành lập DN (nếu là DNNN) hoặc của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nếu là DN ngoài quốc doanh)
- Cho phép mở rộng các chủ thể đầu tư, phạm vi lĩnh vực đầu tư
Trong Nghị định 22/1999 và Thông tư 05/2001 không điều chỉnh hành vi đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, khi Luật đầu tư chung được ban hành, sự phân biệt giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được dỡ bỏ. Khái niệm về “nhà đầu tư” được mở rộng, không chỉ bao gồm các doanh nghiệp, các cá nhân và tổ chức trong nước, mà còn bao gồm cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập trước khi Luật đầu tư chung có hiệu lực, các tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài thường trú tại Việt Nam. Như vậy, theo Luật đầu tư chung thì các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng sẽ được phép đầu tư ra nước ngoài. Hiện nay, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các Bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh khi thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài phải được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ. Quy định khắt khe này của Nhà nước nhằm mục đích ngăn chặn dòng vốn chảy ngược từ các dự án đầu tư nước ngoài vào trong nước chảy ra nước ngoài, đảm bảo cho các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên, có thể nới lỏng quy định bằng cách cấp phép cho các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài có quy mô nhỏ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà không cần có sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ. Điều này sẽ tạo ra sự thông thoáng hơn trong các quy định
100
và khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài một cách có hiệu quả, góp phần thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế quốc dân. Ngoài ra, khi cho phép các doanh nghiệp FDI được đầu tư ra nước ngoài, Chính phủ cũng nên quy định thêm một số điều kiện ràng buộc, ví dụ như doanh nghiệp này đã góp đủ vốn pháp định hoặc vốn đầu tư ra nước ngoài được sử dụng từ lợi nhuận và các khoản đầu tư được phép chuyển ra nước ngoài theo quy định của pháp luật
Hiện nay, Việt Nam đã cho phép các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm. Tuy nhiên, đối với việc doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực này thì lại không được phép. Trong thời gian tới, chắc chắn hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tăng mạnh, bởi đây là xu thế tất yếu của thời đại hội nhập. Chính vì vậy, việc mở cửa lĩnh vực này cũng sẽ là tất yếu. Tuy vậy, để tránh cho sự chảy vốn ồ ạt do đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, chúng ta nên xếp lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm vào danh mục đầu tư ra nước ngoài có điều kiện như đối với hoạt động đầu tư nước ngoài vào trong nước. Trước mắt, việc đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực này nên được thực hiện dưới hình thức lập chi nhánh của các ngân hàng hoặc công ty bảo hiểm trong nước nhằm đi theo phục vụ các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài. Điều này vừa giúp chúng ta mở rộng được hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, vừa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong các lĩnh vực khác tránh được các rủi ro trong các giao dịch về vốn.
Hiện nay, đã có dự án có địa điểm thực hiện đầu tư ở 2 nước, như dự án đầu tư 2 điểm kết nối POP Hongkong - Hoa Kỳ của Công ty Thông tin Viễn thông điện lực. Do vậy việc đưa thêm những quy định
101
về việc mở phòng điều hành dự án tại nước thứ ba để điều hành dự án ở nước ngoài là cần thiết. Quy định này sẽ góp phần tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng hoạt động của mình sang những nước thứ ba, đây cũng chính là mầm mống của việc hình thành các doanh nghiệp tập đoàn đa quốc gia của Việt Nam sau này.
- Đơn giản thủ tục và quy trình cấp GPĐT
Đơn giản hoá bộ hồ sơ dự án, giảm bớt các tiêu chuẩn mà nhà đầu tư Việt Nam cần phải thực hiện, đưa ra những tiêu chuẩn xét dự án phù hợp với thực tế và tạo thuận lợi cho Nhà đầu tư
Giảm bớt thời gian lấy ý kiến của các bộ ngành có liên quan, từ đó giảm bớt thời gian cấp GPĐT. Thời gian cấp giấy phép có thể giảm xuống một nửa, nghĩa là chỉ cần 7- 8 ngày. Trong đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ cần 2 - 3 ngày để gửi bộ hồ sơ dự án đến các Bộ, UBND tỉnh, thành phố và các ngành có liên quan để lấy ý kiến. Những nơi này cũng chỉ cần 5 ngày để xem xét những vấn đề thuộc phạm vi của mình.
o Đối với những dự án nhỏ thì việc lấy ý kiến của các bộ, ngành liên quan là không cần thiết, bởi vì những dự án này khi xin cấp GPĐT ở nước tiếp nhận đã phải qua bước xét duyệt của các cơ quan chuyên trách ở nước này, và vì dự án đầu tư hoạt động chủ yếu ở nước tiếp nhận đầu tư chứ không phải là ở nước chủ đầu tư
o Đối với những dự án có quy mô vốn lớn, cần có sự tham gia ý kiến của các cơ quan liên quan thì cần quy định rõ trách nhiệm của từng bên liên quan để tránh tình trạng các bên cho ý kiến về những vấn đề không thuộc phạm vi trách nhiệm của mình, gây mất thời gian và gây khó khăn cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư khi quyết định cấp GPĐT.
102
Nâng mức vốn đầu tư mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư được phân cấp cấp GPĐT. Trong những năm gần đây, quy mô của các dự án đầu tư ra nước ngoài đã tăng lên. Quy mô trung bình của các dự án hiện nay là 4 triệu USD, và có thể tăng hơn nữa trong thời gian tới. Trong khi đó, Bộ KH&ĐT chỉ được phân cấp cấp GPĐT cho những dự án có quy mô dưới 1 triệu USD là quá thấp. Chính phủ nên xem xét tăng mức vốn đầu tư mà Bộ KH&ĐT được phân cấp cấp GPĐT lên mức 4 triệu USD. Điều này sẽ làm giảm thời gian cấp GPĐT đối với nhiều dự án, và đồng thời cũng góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp khi đầu tư ra nước ngoài.
Có thể xem xét việc phân cấp cấp GPĐT cho các dự án quy mô nhỏ (có thể là dưới 1 triệu USD) đối với các UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi có dự án đầu tư ra nước ngoài, như đối với hoạt động đầu tư nước ngoài vào trong nước, nếu trong thời gian tới, số lượng của các dự án đầu tư ra nước ngoài tăng nhanh.
- Cải tiến quy định quản lý Nhà nước giai đoạn sau khi cấp GPĐT
Ở Nhật, các công ty đầu tư ra nước ngoài được miễn chế độ báo cáo hàng năm. Tuy nhiên, việc này ở nước ta là chưa thể, bởi nó còn liên quan đến việc quản lý nguồn ngoại hối tương đối hạn hẹp của quốc gia. Nhưng chúng ta có thể đưa ra các cơ chế thông thoáng hơn trong chế độ báo cáo thống kê của doanh nghiệp.
Đưa ra các chế tài cụ thể đối với các doanh nghiệp không thực hiện quy định của Nhà nước. Chẳng hạn, doanh nghiệp không thực hiện quy định về báo cáo trong bao lâu thì sẽ bị áp dụng chế tài, chế tài này được thực hiện như thế nào? Thời hạn cho đến khi bị áp dụng chế tài cũng cần được xem xét một cách hợp lý dựa trên khả năng thực hiện của doanh nghiệp. Ví dụ như tại các thị trường đầu tư có biến động thì việc triển khai thực hiện dự án sẽ gặp khó khăn. Do vậy, nên
103
có quy định linh hoạt, ví dụ gia hạn thời gian thực hiện quy định trong một số trường hợp nhất định.
3.4.1.2. Sửa đổi các quy định về quản lý ngoại hối theo hướng thông thoáng hơn
Hiện nay cơ chế về quản lý ngoại hối đã được điều chỉnh để mở rộng cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư ra nước ngoài. Tuy nhiên vẫn còn khá nhiều khúc mắc xung quanh vấn đề quản lý ngoại hối, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Vì vậy, sửa đổi các quy định quản lý ngoại hối là việc làm cần thiết. Cơ chế quản lý ngoại hối nên được cải cách theo các hướng như sau:
- Thực hiện nhất quán chủ trương khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, tạo điều kiện dễ dàng cho các doanh nghiệp mua ngoại tệ, chuyển ngoại tệ có liên quan đến hoạt động đầu tư vào và ra Việt Nam.
- Cho phép các DN VN có nguồn thu ngoại tệ ổn định và lớn được mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài để thuận tiện cho việc trang trải các nhu cầu về ngoại tệ của doanh nghiệp. Tiến tới áp dụng chính sách này cho tất cả các loại hình doanh nghiệp và không duy trì cơ chế xin cho đối với từng trường hợp riêng lẻ như hiện nay.
- Phát triển thị trường ngoại hối đáp ứng nhu cầu ngoại tệ, đồng thời tạo cơ chế hạn chế rủi ro tỷ giá hối đoái cho các doanh nghiệp. Hoàn thiện tổ chức thị trường ngoại tệ liên ngân hàng theo hướng đẩy mạnh các nghiệp vụ kỳ hạn và hoán đổi, cho phép các ngân hàng thương mại thực hiện giao dịch quyền chọn và giao dịch tương lai để phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái cho các DN khi thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh trên phạm vi quốc tế.
3.4.1.3. Xây dựng các chính sách có liên quan đến lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài
- Chính sách về lao động VN ở nước ngoài
104
Trong chính sách về lao động VN ở nước ngoài, Nhà nước nên có cơ chế tạo điều kiện cho lao động có chất lượng cao của VN sang nước ngoài làm việc thông qua các dự án đầu tư ra nước ngoài. Các điều kiện thuận lợi này có thể thông qua chế độ cấp thị thực xuất cảnh, về cam kết làm việc sau khi lao động ở nước ngoài , về chế độ khuyến khích lao động Việt Nam học tập kinh nghiệm của lao động nước ngoài, có chế độ khen thưởng cho các doanh nghiệp và cá nhân người lao động có nhiều đóng góp cho xã hội ....
- Chính sách về chuyển giao công nghệ
Từ trước đến nay, chính sách chuyển giao công nghệ ở Việt Nam phần lớn chỉ tập trung cho mục tiêu là thu hút được các công nghệ hiện đại được chuyển giao từ các công ty và Chính phủ nước ngoài. Ngược lại, việc phải chuyển giao công nghệ cho nước khác kèm theo hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài hầu như không được đề cập đến. Hoạt động chuyển giao công nghệ của Việt Nam thực chất đã diễn ra từ trước, dưới hình thức trợ giúp kỹ thuật của chính phủ Việt Nam với chính phủ các nước khác. Tuy nhiên, khi hoạt động chuyển giao công nghệ trở nên thường xuyên hơn thông qua việc gia tăng các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các DNVN, thì việc đưa ra chính sách về chuyển giao công nghệ là khá cần thiết. CGCN đối với các DNVN khi đầu tư trực tiếp ra nước ngoài quả thực cũng là một vấn đề hóc búa, khi bản thân công nghệ của các DN của chúng ta cũng chưa hoàn toàn là công nghệ hiện đại. Chính sách CGCN của VN có thể đi theo hướng:
Xây dựng các chương trình nghiên cứu và phát triển công nghệ then chốt quốc gia, tập trung theo các hướng: phát triển công nghệ thông tin, công nghệ năng lượng, công nghệ tự động hoá, công nghệ sinh học...
Khuyến khích và hỗ trợ các DNVN đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ.