CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI VÀ THỊ TRƯỜNG ĐẦU TƯ ĐÔNG NAM Á
1.2. XU HƯỚNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA THẾ GIỚI VÀO KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
1.2.1. Giới thiệu về khu vực Đông Nam Á
Hiện nay, thị trường Đông Nam Á đang được đánh giá là khu vực kinh tế phát triển khá năng động trên thế giới. Với số dân hơn 550 triệu người và GDP là khoảng 572 tỷ USD, Đông Nam Á tạo ra một thị trường tiêu thụ lớn, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đưa vốn vào để tìm kiếm lợi nhuận. Các nước trong khu vực Đông Nam Á có những nét tương đồng về nhiều mặt, bên cạnh những nét độc đáo riêng có của từng quốc gia, làm nên một khu vực Đông Nam Á vừa thống nhất vừa đa dạng.
1.2.1.1. Vị trí địa lý
Khu vực Đông Nam Á nằm ở phía Nam của Trung Quốc và phía Đông của Ấn Độ. Người ta thường chia khu vực này thành 2 tiểu vùng chính là Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á biển đảo. Vùng lục địa bao gồm các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Vùng biển đảo gồm có Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines và Singapore. Cách phân loại này tuy đơn giản, nhưng lại rất thuận tiện, chẳng những có thể phân chia khu vực Đông Nam Á về địa lý, về văn hoá mà còn cả về kinh tế nữa. Các nước ở vùng Đông Nam Á lục địa có một lãnh thổ liên tục, còn ở vùng biển đảo, mỗi nước lại bị biển phân chia thành các mảnh nhỏ. Riêng ở Philippines đã có khoảng 7000 hòn đảo, còn ở Indonesia thì số đảo lên tới 13000. [25, tr.13]
Khu vực Đông Nam Á nằm trên một diện tích vào khoảng 45 triệu km2, trải rộng từ vĩ độ 200 Bắc đến 110 Nam và từ kinh độ 920 Đông đến 1410 Đông. Chỉ trừ một phần nhỏ của Myanmar, toàn bộ vùng Đông Nam Á nằm trong khu vực giữa Chí tuyến Bắc và Chí tuyến Nam, nơi có các điều kiện khí hậu giống với các nước nhiệt đới. Nhiệt độ thay đổi rất ít giữa các miền khác nhau và giữa các tháng trong năm.
17
1.2.1.2. Về văn hoá:
Các nước Đông Nam Á có đặc điểm giống nhau, đó là sự đa dạng về văn hoá.
Sự đa dạng này xuất phát từ việc pha trộn các cộng đồng người với các tôn giáo khác nhau. Ở Đông Nam Á có hầu hết các tôn giáo lớn của thế giới. Phật giáo có mặt ở khắp nơi trên vùng Đông Nam Á lục địa, đạo Hồi có mặt ở các nước biển đảo như Brunei, Indonesia, Malaysia ngay từ thế kỷ XIII. Thế kỷ XVI, thực dân Tây Ban Nha đã đưa Thiên chúa giáo vào Philippines. Bên cạnh các tôn giáo lớn này, còn có các nhóm tôn giáo khác cùng tồn tại. Ví dụ như, ở các quần đảo phía nam Philippines có một cộng đồng người theo đạo Hồi khá lớn, còn ở hai hòn đảo Irian Jaya và Bali của Indonesia thì đạo Cơ đốc và đạo Hindu lại lần lượt là các tôn giáo chính. Sự đa dạng về tôn giáo dẫn đến sự phức tạp trong hệ thống chính trị của các nước Đông Nam Á.[25, tr.13]
Ở các nước Đông Nam Á đa phần là dân số trẻ. Tuy nhiên trình độ lao động của từng quốc gia lại phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế của từng nước. Ở những nước có tốc độ kinh tế phát triển hơn như Singapore, Thái Lan, Brunei thì mặt bằng dân trí nói chung cao hơn ở những nước khác.
1.2.1.3. Về kinh tế:
Do sự giống nhau về điều kiện khí hậu nên các nước Đông Nam Á, trừ Singapore, đều là các nước nông nghiệp lúa nước. Hầu hết các nước Đông Nam Á trồng lúa nước để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước, chỉ có Thái Lan, Việt Nam là có xuất khẩu gạo, Myanmar cũng có gạo xuất khẩu, nhưng không đáng kể.
Đông Nam Á là một trong những khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên nhất thế giới. Các nguồn tài nguyên này chia thành 3 loại: khoáng sản, dầu khí và gỗ.
Đã có thời kỳ Malaysia là nước đứng đầu thế giới và khu vực về sản xuất thiếc.
Tuy nhiên, hiện nay, Indonesia đã vươn lên dẫn đầu về sản xuất thiếc ở khu vực Đông Nam Á và đứng thứ hai trên thế giới. Năm 1999, Indonesia sản xuất được
18
50.000 tấn thiếc và người ta ước tính rằng tổng trữ lượng thiếc cả ngoài khơi và ở thềm lục địa của nước này có thể lên tới hơn 1 triệu tấn.
Tình hình kinh tế chung nhất của các nước ASEAN thể hiện qua bảng 1.1 sau:
Bảng 1.1. Tổng quan kinh tế của các nước ASEAN - 10 năm 2001
Nước Dân số (người)
Diện tích (km2)
Các ngành công nghiệp chủ yếu
Tốc độ tăng trưởng GDP (%) trung bình
GDP (tỷ USD)
Brunei 343.653 5769 Lọc dầu, dầu và khí đốt 3,0 4,6
Indonesia 228.437.870 1,9 triệu
Hoá chất, máy móc và trang thiết bị chế biến nông sản nhiệt đới
3,3 153,3
Malaysia 23.300.000 329.750
Chế biến thực phẩm, khai thác than đá và dầu, hoá chất và các sản phẩm về hoá chất, linh kiện điện tử
8,3 89,3
Philippines 82.841.518 300.000 Điện tử, hoá chất, máy lọc
dầu, máy móc, may, da 3,6 75,2
Singapore 4.300.419 647,5
Xe hơi, vật liệu xây dựng, linh kiện điện tử, sản phầm dầu
1,1 92,3
Thailand 61.797.751 514.000 Dầu và khí đốt, chế biến thực
phẩm, vật liệu xây dựng 4,3 121,9
Vietnam 79.939.014 329.580 CN dệt, thép, da, khai thác
dầu, khí, nông sản 6,1 31,3
Myanmar 45.600.000 678.500 Điện, quần áo, chế biến cà
phê, gỗ gạo 4,9 -
Laos 5.635.961 238.800 Dệt, gỗ, chế biến thực phẩm 4,0 1,7
Cambodia 12.491.501 181.040 Điện - điện tử, khoáng sản,
dệt may 5,4 3,2
Nguồn: Thư ký ASEAN - Số liệu thống kê 2001
Nhìn vào số liệu trong bảng 1.1 ta có thể thấy, nền kinh tế các nước ASEAN được chia thành hai nhóm: nhóm các nước có nền kinh tế phát triển hơn, cơ cấu
19
sản phẩm đi theo hướng dịch vụ và công nghiệp, còn nhóm thứ hai gồm các nước có nền kinh tế kém phát triển hơn, cơ cấu sản phẩm vẫn chủ yếu dựa vào các sản phẩm nông nghiệp. Điều này cũng là căn cứ để các nhà đầu tư nước ngoài xác định lĩnh vực đầu tư vào từng nước.
1.2.1.4. Môi trường đầu tư
Do có sự gắn bó về địa hình và các nguồn lực tự nhiên, dẫn tới sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế, các nước Đông Nam Á đã liên kết lại tạo ra một khối chung thống nhất với mục đích là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tất cả các nước thành viên. Hiệp hội các nước Đông Nam Châu Á, viết tắt là ASEAN được thành lập ngày 8/8/1967 tại Băngkok, Thái Lan. Số thành viên ban đầu là 5 nước: Thái Lan, Malaysia, Singapore, Philippines, Indonesia. Sau đó, năm 1984 kết nạp thêm Brunei, 1995 kết nạp Việt Nam, 1997 kết nạp Lào và Mianmar, tới năm 1999 kết nạp thành viên thứ 10 là Campuchia. Để xây dựng ASEAN vững mạnh về kinh tế, giữa các nước thành viên đã thực hiện nhiều chương trình hợp tác kinh tế, trong đó chương trình quan trọng nhất trong lĩnh vực đầu tư là chương trình xây dựng ASEAN thành khu đầu tư - AIA - ASEAN Investment Area. Mục tiêu của các hiệp định của ASEAN có liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp là nhằm biến khu vực Đông Nam Á gồm hơn 500 triệu dân trở thành khu vực hấp dẫn đầu tư quốc tế; đồng thời Thúc đẩy sự tự do hoá đầu tư giữa các nước thành viên bằng các điều kiện thuận lợi; và Xây dựng cơ chế kỹ thuật phục vụ cho giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư.
Hiệp định cơ bản về khu vực đầu tư ASEAN - AIA được ký kết ngày 7/10/1998 tại Manila, Philippines tại Hội nghị Bộ trưởng kinh tế lần thứ 30 của các nước ASEAN. Theo tinh thần của Hiệp định thì tới 1/1/2010 ASEAN trở thành khu vực đầu tư thuận lợi với 3 vấn đề cơ bản được giải quyết, đó là: hợp tác hoá và thuận lợi hoá hoạt động đầu tư, cùng tiến hành xúc tiến và nhận thức
20
đầu tư, và xây dựng chương trình tự do hoá đầu tư giữa các nước thành viên ASEAN.
Mục tiêu chủ yếu của AIA là làm tăng dòng vốn đầu tư từ các nước ASEAN và ngoài khối ASEAN vào các nước thành viên bằng cách nâng cao khả năng cạnh tranh của môi trường đầu tư và mở cửa hơn nữa và tự do hoá vùng đầu tư ASEAN. Để thực hiện mục tiêu trên, các Hiệp định AIA đề cập đến 7 biện pháp cơ bản nhất:
Mở cửa các ngành công nghiệp cho phép đầu tư bao gồm các ngành nằm trong danh mục cắt giảm thuế (Temporary Exclusion list - TEL) và các ngành nằm trong danh mục loại trừ tạm thời (Sensitive list - SL) cho các nhà đầu tư ASEAN vào năm 2010, và cho tất cả các nhà đầu tư ngoài khối vào năm 2020
Thực hiện nguyên tắc đối xử quốc gia (trừ một số các ngoại lệ) nằm trong danh mục TEL và SL cho các nhà đầu tư ASEAN vào năm 2010 và cho tất cả các nhà đầu tư vào năm 2020
Hỗ trợ sự phát triển của kinh tế tư nhân trong AIA
Phối hợp hành động để giúp các nhà đầu tư giảm được chi phí đầu tư:
chi phí thủ tục, chi phí xúc tiến đầu tư... qua đó nâng cao tính hấp dẫn của AIA
Thuận lợi hoá dòng chảy vốn đầu tư, nâng cao trình độ lao động và tính chuyên nghiệp của chuyên gia và nâng cao trình độ kỹ thuật của các quốc gia ASEAN
Thực hiện rõ ràng và công khai chính sách, luật lệ, quy tắc và thủ tục hành chính có liên quan đến hoạt động đầu tư
Tiến tới hoàn thiện và thống nhất quá trình đầu tư giữa các nước ASEAN.
21
Hiệp định AIA mở ra nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư như: môi trường đầu tư thuận lợi và được hưởng những ưu đãi trong hoạt động kinh doanh tương tự như các nhà đầu tư của nước chủ nhà. Nhân tố chủ chốt mang tính đột phá của AIA là khái niệm rất rộng về “nhà đầu tư ASEAN”. Nhà đầu tư ASEAN là nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về vốn cổ phần và quốc tịch của nước thành viên được đầu tư.
Điều này có nghĩa là một hãng do một công ty đa quốc gia sở hữu có một dự án đầu tư ở một nước ASEAN đáp ứng các yêu cầu về quốc tịch và vốn cổ phần sẽ được hưởng những ưu đãi trong khuôn khổ AIA giống như những công ty thuộc nước được đầu tư đó
Các lĩnh vực được khuyến khích đầu tư trong AIA là lĩnh vực chế tạo, nông nghiệp, đánh cá, lâm nghiệp, khai khoáng, dịch vụ và các ngành có liên quan.
Như vậy, AIA đem đến rất nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư kể cả trong nội bộ khu vực Đông Nam Á và cả các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, hoạt động trong AIA các doanh nghiệp cũng gặp không ít các thách thức trong môi trường kinh doanh mang tính cạnh tranh cao hơn.