Tình hình thực hiện dự án

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và các giải pháp thúc đẩy đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang các nước Đông Nam Á (Trang 56 - 60)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA VIỆT NAM SANG CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á

2.2. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

2.2.2. Tình hình thực hiện dự án

Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam được thực hiện lần đầu tiên cách đây 15 năm. Ngay từ năm 1989, một liên doanh được thành lập tại Nhật Bản với tổng số vốn đầu tư là 563 nghìn USD trong lĩnh vực môi giới dịch vụ hàng hải, nhằm đặt cơ sở nền móng cho ngành hàng hải của Việt Nam tiếp cận được với thị trường quốc tế. Từ đó cho đến nay, đã có thêm nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam ở các lĩnh vực khác nhau được cấp giấy phép hoạt động. Điều này chứng tỏ sự hội nhập ngày càng sâu hơn vào nền kinh tế thế giới của Việt Nam.

Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết tháng 2 năm 2006, tổng số dự án đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam đã lên đến 154 dự án với tổng số vốn là hơn 642 triệu USD. Như vậy, quy mô bình quân của mỗi dự án đạt hơn 4.1 triệu USD. Trong đó, lĩnh vực đầu tư chủ yếu của các doanh nghiệp Việt Nam là các ngành công nghiệp và xây dựng với hơn 43.5% số dự án và khoảng 75.3% tổng số vốn đầu tư ra nước ngoài. Lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp mặc dù chỉ chiếm 17.5% số dự án, nhưng lại đứng thứ hai với 14.3% tổng số vốn . Các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực dịch vụ chiếm 39%

số dự án, nhưng lại đứng cuối cùng do kém lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp 3.9% về tổng số vốn đầu tư.

Hiện nay, đã có 31 quốc gia và vùng lãnh thổ tiếp nhận vốn đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam. Trong đó, bảng xếp hạng những nước tiếp nhận vốn đầu tư trực tiếp của Việt Nam liên tục thay đổi theo từng năm. Trong những năm đầu tiên (tính đến năm 1999), Liên Bang Nga là quốc gia tiếp nhận nhiều vốn đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam (với 7 dự án, tổng vốn đầu tư là 8.9 triệu USD), tiếp đến là Campuchia (có 3 dự án với tổng số vốn đầu tư là hơn 7.7 triệu USD). Đứng thứ ba trong bảng xếp hạng này là Lào (có 9 dự án với tổng

46

vốn đầu tư là 7 triệu USD). Tiếp theo là Singapore (3 dự án, vốn đầu tư là 1.4 triệu USD), Nhật Bản (1 dự án, tổng vốn đầu tư 563 nghìn USD), Luxemburg (1 dự án, vốn đầu tư 350 nghìn USD).

Bước sang năm 2000, Lào đã bước lên vị trí thứ nhất với thêm 9 dự án có tổng vốn đầu tư là 4.9 triệu USD. Đến năm 2002, Lào đã nhường lại ngôi vị thống soái cho Iraq khi nước này tiếp nhận 100 triệu USD đầu tư của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí. Cuộc rượt đuổi giữa các nước này vẫn còn tiếp diễn khi đến cuối năm 2005, Lào lại vươn lên với vị trí dẫn đầu với hơn 17 dự án được đầu tư trong năm 2005, trong đó có một dự án được coi là có quy mô vốn lớn nhất từ trước đến nay trong lĩnh vực xây dựng nhà máy thuỷ điện (với số vốn đầu tư đăng ký là 273 triệu USD).

Mặc dù các dự án đầu tư ra nước ngoài liên tục tăng qua các năm, song vốn đầu tư thực hiện thì lại khá thấp. Tổng số vốn thực hiện qua các năm chỉ đạt hơn 12 triệu USD, đạt gần 2% tổng số vốn đăng ký. Trong đó tỷ lệ vốn thực hiện trong các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp chiếm đa số (58%). Các dự án dịch vụ chiếm 25%, và các dự án nông nghiệp chiếm 17% tổng vốn đầu tư thực hiện.

Hiện nay, Chính phủ đã quan tâm tới hoạt động này thông qua việc sửa đổi, bổ sung các quy định trong lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài theo hướng hoàn thiện và thông thoáng hơn. Vì vậy, trong thời gian sắp tới, chắc chắn hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam sẽ trở nên sôi động hơn

2.2.1.2. Đặc điểm hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam

Thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam được thực hiện trong thời gian vừa qua, có thể tổng kết các đặc điểm của hoạt động này như sau:

- Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được công nhận là một hình thức của đầu tư quốc tế, góp phần vào thúc đẩy phát triển kinh tế của đất nước. Điều này được biểu hiện bằng việc Chính phủ ban hành Nghị định và các Thông tư về hoạt

47

động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam, và gần đây nhất là đưa quy định trong lĩnh vực này vào Luật Đầu tư chung. Do vậy, nó tạo ra sự khuyến khích đối với các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài.

- Mặc dù có sự dao động, song hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam thay đổi theo chiều hướng tăng dần qua các năm. Biểu hiện của chiều hướng này là số dự án, số vốn và số quốc gia tiếp nhận đầu tư tăng lên theo từng năm. Trong những năm đầu tiên, chỉ có một vài dự án có quy mô nhỏ đầu tư sang một số nước nhất định, như Nga, Lào, Singapore. Nhưng đến những năm gần đây, nhiều dự án có quy mô vốn lớn đã được đầu tư sang nhiều quốc gia ở khắp nơi trên thế giới. Năm 2003 có 25 dự án đầu tư sang 8 quốc gia, năm 2004 có thêm 17 dự án sang 10 quốc gia, năm 2005, số dự án tăng thêm tới 37 dự án sang 13 quốc gia và tới tháng 2/2006, đã có thêm 4 dự án đầu tư sang 4 quốc gia, với quy mô bình quân của mỗi dự án là 8.25 triệu USD.

- Lĩnh vực hoạt động đa dạng: hiện nay, dự án đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam phân bố hầu hết các châu lục, nhưng tập trung phần lớn ở Châu Á (chiếm 64.3% số dự án và 86.6% vốn đăng ký), tiếp đó là Châu Âu (chiếm 20.7% số dự án và 8.2% vốn đăng ký), Châu Mỹ (các chỉ số tương tự là 11% và 1.3%), Châu Úc (2.6% và 0.2%), Châu Phi mặc dù là thị trường khá mới mẻ, song là thị trường đầy tiềm năng, do vậy, các dự án đầu tư vào khu vực này cũng không nhỏ (với 2 dự án, chiếm 1.3% số dự án, nhưng chiếm tới 3.7% số vốn đăng ký). Ở mỗi một khu vực, vốn đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Việt Nam lại tập trung vào các lĩnh vực khác nhau. Ở Châu Á, tại các nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, các dự án đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ chiếm tỷ trọng nhiều hơn, còn ở các nước đang phát triển như Lào, Campuchia thì đầu tư trong lĩnh vực công và nông nghiệp chiếm vị trí chủ đạo. Ở các châu lục khác, các dự án đầu tư đại đa số là thuộc lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.

- Phạm vi sở hữu của chủ đầu tƣ đƣợc mở rộng: Ban đầu các chủ đầu tư chủ yếu là các doanh nghiệp Nhà nước, bởi vì những doanh nghiệp này mới có đủ

48

khả năng tài chính để thực hiện các hoạt động đầu tư vốn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro này. Các doanh nghiệp Nhà nước thường có khả năng tài chính lớn hơn, do vậy, các dự án đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp này cũng tập trung vào các lĩnh vực cần nhiều vốn như công nghiệp dầu khí, công nghiệp nặng, xây dựng, giao thông vận tải và bưu điện, văn hoá - y tế - giáo dục ... Quy mô dự án của các doanh nghiệp này, vì vậy, cũng khá lớn. Ngoài những dự án đầu tư của các doanh nghiệp Nhà nước, hiện nay cũng đã có rất nhiều dự án của các công ty ngoài quốc doanh (công ty TNHH, công ty Cổ phần) tham gia vào hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Đầu tư trực tiếp của các công ty này chủ yếu là trong các lĩnh vực như công nghiệp (may mặc, giày da, lương thực thực phẩm, hoá chất, sản xuất phần mềm tin học...), dịch vụ (xuất nhập khẩu, khách sạn - du lịch, tư vấn...).

- Về hình thức đầu tƣ: các dự án của doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư ra nước ngoài thường được thực hiện dưới các hình thức liên doanh là chủ yếu. Điều này cũng là phù hợp với thực tiễn khách quan, bởi khi đầu tư ra nước ngoài, nhất là trong những lĩnh vực cần đầu tư nhiều vốn và những dự án lần đầu tiên thâm nhập thị trường, thì việc liên doanh với một doanh nghiệp ở nước sở tại là tốt nhất. Các doanh nghiệp ở nước sở tại vừa thông hiểu luật pháp , thông hiểu thị trường ở nước họ hơn, điều này giúp liên doanh được thực hiện một cách có hiệu quả. Ngoài ra, việc tìm một đối tác liên kết cũng là một cách để chia sẻ bớt rủi ro.

Bên cạnh đó, cũng có khá nhiều doanh nghiệp thành lập công ty 100% vốn ở nước ngoài. Thông thường thì các chủ đầu tư trong trường hợp này hoặc là những người đã hoạt động ở nước tiếp nhận đầu tư nhiều năm, hoặc là những doanh nghiệp đã có dự án đầu tư ở nhiều nước khác, đã hoạt động lâu năm trong lĩnh vực đầu tư này. Ngoài ra, còn có nhiều dự án được thành lập dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp doanh, ví dụ như các Hợp đồng thăm dò dầu khí của Tổng công ty dầu khí Việt Nam, HĐHTKD sản xuất và kinh doanh mì ăn liền, Hợp doanh đại lý môi giới tàu biển...

Như vậy, các hình thức đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài tương đối đa dạng.

49

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và các giải pháp thúc đẩy đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang các nước Đông Nam Á (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)