CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI VÀ THỊ TRƯỜNG ĐẦU TƯ ĐÔNG NAM Á
1.3. KINH NGHIỆM ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA CHÂU Á SANG CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
1.3.3. Kinh nghiệm của các nền kinh tế công nghiệp mới - NIEs
Các nền kinh tế công nghiệp mới như: Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Hong kong là những nền kinh tế phát triển khá năng động, một mặt vẫn không ngừng kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài vào trong nước để thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế, mặt khác vẫn khuyến khích các doanh nghiệp trong nước đầu tư ra nước ngoài. Những nước này hiện nay là những nhà đầu tư lớn trên thế giới. Đầu tư ra nước ngoài để kéo dài chu trình vòng đời sản phẩm ở nước ngoài, di chuyển các công nghệ đã khấu hao sang nước khác để tìm kiếm nguồn lợi mới là một trong những bước đi để thực hiện chiến lược “hướng ngoại” của các quốc gia này.
Có thể lấy ví dụ ở Hàn Quốc: Sau một thời gian dài tập trung vào phát triển kinh tế ở trong nước, giờ đây Hàn Quốc đang xúc tiến Chiến lược “hướng ngoại”
và trở thành một trong những nhà đầu tư hàng đầu Châu Á với một loạt các tập đoàn và công ty đa quốc gia, như Hyundai và Samsung có khả năng cạnh tranh không thua kém gì so với các tập đoàn hùng hậu của Nhật Bản, Mỹ và Tây Âu.
29
Chiến lược hướng ngoại của các công ty Hàn Quốc được thúc đẩy với khẩu hiệu
“Đầu tư ra nước ngoài là yêu nước”. Trước đây đầu tư vào trong nước là tốt và những gì đưa ra nước ngoài bị coi là trái ngược, và thậm chí bị coi là làm thâm hụt nguồn vốn ngoại tệ, giảm vốn để phát triển kinh tế trong nước. Nhưng giờ đây, đầu tư ra bên ngoài được khuyến khích và được coi là góp phần nâng cao công nghệ trong nước. Bốn lĩnh vực phản ánh rõ chiến lược “hướng ngoại” hiện nay của các công ty Hàn Quốc là: chế tạo ô tô, thép, điện thoại di động và năng lượng. Tờ New York Times đã đánh giá Hàn Quốc là một trong những nhà đầu tư hàng đầu tại Châu Á, đặc biệt là tại các thị trường lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, và khu vực Đông Nam Á.
Đối với các nước Đông Nam Á thì Đài Loan, Singapore là những nhà đầu tư quen thuộc và là những đại gia được chào đón nhất. Những quốc đảo nhỏ bé này, mặc dù với diện tích và dân số không lớn, tài nguyên hầu như không có gì, lại là những nước xuất khẩu lớn trên thế giới. Điều này được lý giải một phần bởi việc đầu tư vốn sang các nước khác, tận dụng nguồn lao động nhiều và rẻ, nguồn tài nguyên phong phú và chi phí đất đai và quản lý thấp ở những nước này. Các lĩnh vực được đầu tư nhiều nhất ở các nước Đông Nam Á là dệt may, giày dép,...
Singapore từ lâu đã gặp phải vấn đề khó khăn về giá nhân công, đất đai, chi phí sản xuất cao, tốc độ tăng dân số thấp, cơ cấu dân số đang già đi, đi đôi với việc cạnh tranh kinh tế ngày càng trở nên gay gắt. Nhằm đối phó với những thách thức này, Singapore chủ trương nâng cao hơn nữa sức cạnh tranh của nền kinh tế, tăng năng suất lao động, tăng cường đầu tư ra nước ngoài và tìm kiếm thị trường, nguồn tài nguyên và kỹ thuật mới, đặc biệt chú trọng vào việc thành lập các tam, tứ giác phát triển với các nước láng giềng để phục vụ cho chủ trương trên và đưa Singapore trở thành một trung tâm điều phối sản xuất, gia công lắp ráp sản phẩm của các công ty đa quốc gia trên thế giới. Những nước được nhận đầu tư nhiều nhất và sớm nhất của các công ty Singapore là các nước Đông Nam Á. Sau đó hoạt động đầu tư đã được mở rộng sang các thị trường khác như Châu Âu và Bắc Mỹ, Châu Mỹ Latinh. Các lĩnh vực đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Singapore
30
tập trung vào các ngành dịch vụ tài chính (chiếm 55% tổng vốn đầu tư) và chế tạo (chiếm 20,8%). Một khối lượng đầu tư chủ yếu trong ngành dịch vụ tài chính thường tập trung vào các nước vùng Caribe, các nước Châu Mỹ Latinh (46,3%
vốn đầu tư), Hongkong (8,8%), Mỹ (8,7%) và Anh (7,2%). Đầu tư trực tiếp của Singapore trong ngành chế tạo phần lớn tập trung vào Châu Á (chiếm 91% tổng vốn đầu tư vào ngành chế tạo), trong đó Trung Quốc (chiếm 37,2%), và các nước Đông Nam Á là những đối tác tiếp nhận đầu tư chủ yếu nhất. [28]
Ở mỗi nước tiếp nhận, đầu tư của Singapore chỉ tập trung phần lớn vào một hoặc hai lĩnh vực. Ở các nước phát triển, vốn đầu tư chủ yếu là trong lĩnh vực tài chính, còn ở những nước đang và chậm phát triển thì vốn phần lớn là nằm trong lĩnh vực chế tạo. ở các nước Châu Âu như Anh, Hà Lan và Bỉ: vốn đầu tư của Singapore tập trung trong lĩnh vực tài chính, ở Thụy Điển - lĩnh vực giao thông, ở Pháp - lĩnh vực thương mại. Ở các nước Đông Nam Á, như Thái Lan và Myanmar, vốn đầu tư phần lớn nằm trong lĩnh vực thương mại, còn ở Malaysia - ngành chế tạo và dịch vụ tài chính, Indonesia - lĩnh vực giao thông và thông tin liên lạc, ngành chế tạo....
Ở Singapore, các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài được chia thành 2 loại:
các công ty thuộc sở hữu trong nước và các công ty thuộc sở hữu nước ngoài.
Các công ty thuộc sở hữu trong nước là những công ty có hơn 50% vốn pháp định thuộc sở hữu của người Singapore, các công ty thuộc sở hữu nước ngoài thì ngược lại, là những công ty có hơn 50% vốn pháp định thuộc sở hữu của người nước ngoài. Nhờ việc nghiên cứu việc đầu tư ra nước ngoài của các công ty này, chúng ta sẽ có thể đánh giá được vai trò của các doanh nghiệp Singapore trong sự phát triển của nền kinh tế hướng ngoại của nước này. Các công ty có vốn đầu tư trong nước sở hữu hơn một nửa số vốn đầu tư ra nước ngoài, và có một số lượng lớn các chi nhánh ở nước ngoài. Các công ty này, do vậy đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng nền kinh tế hướng ngoại của Singapore. Tuy nhiên, nếu xét về quy mô trung bình của các chi nhánh được thiết lập ở nước ngoài thì các công ty đầu tư trong nước là những chủ đầu tư nhỏ hơn so với các công ty
31
thuộc sở hữu nước ngoài. Xét về địa điểm hoạt động ở nước ngoài, thì các công ty thuộc sở hữu trong nước thường có xu hướng đầu tư sang Châu Á, bên cạnh đó cũng đầu tư khá nhiều sang Châu Âu và Bắc Mỹ. Những công ty đầu tư sang Châu Âu và Bắc Mỹ phần lớn là những công ty lớn, có đủ sức mạnh để cạnh tranh trên thị trường các nước phát triển. Còn các công ty thuộc sở hữu nước ngoài thì chủ yếu là đầu tư vào các khu vực bên ngoài châu Á nhiều hơn. Đối với các công ty thuộc sở hữu trong nước, đầu tư trong lĩnh vực tài chính chiếm hơn một nửa tổng số vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, trong khi khu vực chế tạo chỉ chiếm khoảng 1/5. Các công ty này có xu hướng tập trung hoạt động của mình.
Trong các lĩnh vực khác thì lĩnh vực xây dựng phát triển và dịch vụ kinh doanh là chiếm hơn 70% tổng vốn đầu tư. Đối với các công ty thuộc sở hữu nước ngoài, các lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài nhiều nhất là chế tạo, chiếm gần một nửa số vốn đầu tư. Các công ty này thường có xu hướng là đa dạng hoá phạm vi đầu tư ở nước ngoài. Tổng vốn đầu tư trong ngành chế tạo, xây dựng cơ bản, xây dựng phát triển và dịch vụ kinh doanh chiếm hơn 70% tổng số vốn đầu tư của các nước này. Lĩnh vực tài chính và thương mại ít được đa dạng nhất, trong đó lĩnh vực giao thông là ít nhất. Điều này cho thấy rằng các công ty nước ngoài sử dụng Singapore làm cơ sở cho hoạt động của họ trong khu vực.