Tác động của hoạt động đầu tƣ trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài nói chung và sang các nước Đông Nam Á nói riêng đối

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và các giải pháp thúc đẩy đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang các nước Đông Nam Á (Trang 52 - 56)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA VIỆT NAM SANG CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á

2.2. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

2.2.1. Tác động của hoạt động đầu tƣ trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài nói chung và sang các nước Đông Nam Á nói riêng đối

2.2.1.1. Tác động tích cực

Hoạt động đầu tư ra nước ngoài có nhiều tác động tích cực đối với nền kinh tế một quốc gia, cho dù quốc gia đó là đang phát triển hay đã phát triển. Tuy nhiên, dưới góc độ một quốc gia đang phát triển như Việt Nam hiện nay thì hoạt động đầu tư ra nước ngoài cũng có một số tác động tích cực nhất định.

- Việc đầu tư sang các nước khác trong khu vực nhằm khai thác tài nguyên thiên nhiên và các lợi thế so sánh của những nước này, tạo ra nguồn cung ổn định đối với các mặt hàng sản xuất trong nước hoặc xuất khẩu là một hướng đi hiện

42

nay của các doanh nghiệp Việt Nam. Rõ ràng, không nên và cũng không thể trông cậy mãi vào nguồn tài nguyên “rừng vàng biển bạc” ở trong nước. Hơn nữa, nếu chỉ sử dụng nguồn lực tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho tăng trưởng kinh tế như hiện nay thì sẽ gây ra cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường và gây ra sự phát triển thiếu bền vững cho tương lai. Việc đưa sản xuất lại gần nguồn nguyên liệu là cách làm mà nhiều nước đã làm từ cách đây hàng chục năm. Cho đến bây giờ các doanh nghiệp của chúng ta mới học tập và làm theo.

- Việc đầu tư ra nước ngoài cũng giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng được thị trường cho các sản phẩm trong nước đang bão hoà, đồng thời kéo dài được vòng đời của sản phẩm cũng như công nghệ. Có người nói, doanh nghiệp Việt Nam tiềm lực còn yếu kém, làm sao có thể cạnh tranh được mà đầu tư ra nước ngoài? Chúng ta cần hiểu rằng, trong thời đại hội nhập hiện nay cơ hội đang mở ra rất rộng cho tất cả mọi người, không phân biệt đó là nước giàu hay nước nghèo, doanh nghiệp tài chính lớn hay nhỏ, miễn là chúng ta phát hiện ra cơ hội và biết nắm lấy cơ hội đó. Nếu nhìn rộng ra xung quanh thì sẽ thấy, còn có nhiều nước nghèo hơn Việt Nam, họ cũng cần vốn, cần công nghệ của các nước giàu. Trong khi đó, nhiều nước giàu hơn không nhìn ngó đến họ, tại sao chúng ta lại bỏ qua, trong khi đầu tư này rất phù hợp với nhiều DN Việt Nam.

- Đầu tư ra nước ngoài cũng đồng thời tạo ra cầu đối với ngoại hối, bởi hiện nay đồng nội tệ của chúng ta có giá trị thấp, thường không được sử dụng trong giao dịch với nước ngoài. Khi cầu về ngoại hối tăng sẽ dẫn tới tăng giá đồng ngoại tệ (ở nước ta thường sử dụng USD trong các giao dịch quốc tế), đồng Việt Nam giảm giá tương đối so với đồng ngoại tệ. Điều này sẽ có tác động làm kích thích tăng xuất khẩu và giảm nhập khẩu.

- Đầu tư ra nước ngoài cũng là một biện pháp khá hữu hiệu để tránh các rào cản về thương mại mà chính các nước phát triển đặt ra đối với Việt Nam. Có nhiều cách để thâm nhập thị trường một nước đang dựng lên các rào cản đối với hàng Việt Nam. Chẳng hạn, khi muốn xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Mỹ, hoặc để tránh bị áp thuế chống bán phá giá thuỷ sản, bị áp hạn ngạch đối với các

43

mặt hàng như giày da, may mặc, các doanh nghiệp Việt Nam có thể đầu tư sang Campuchia, tận dụng các ưu đãi mà nước Mỹ dành cho Campuchia với tư cách là thành viên của WTO. Một cách tiếp cận khác là đầu tư ngay sang thị trường Mỹ.

Sau khi bị áp thuế chống bán phá giá, các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực thuỷ hải sản đã tính tới việc đầu tư sang thị trường Mỹ để giành lại thị phần đã bị tước đoạt một cách trắng trợn. Cách làm này cũng là để xoa dịu sự căng thẳng trong thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.

- Các doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư sang các nước phát triển có thể thiết lập các nhà máy tại nước ngoài bằng cách mua lại cổ phần hoặc liên doanh với các công ty nước ngoài để học hỏi thêm về công nghệ của các quốc gia khác. Việc tiếp thu công nghệ hiện đại của nước ngoài sẽ làm tăng năng lực sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam. Từ đó, làm tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế Việt Nam.

- Tạo ra tác động dây chuyền đối với các doanh nghiệp khác trong nước. Khi một doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài có hiệu quả, các doanh nghiệp khác trong nước cũng sẽ noi gương theo. Hiện nay, đã có các dự án đầu tư ra nước ngoài trong các lĩnh vực như nông - lâm - ngư nghiệp, xây dựng, văn hoá - y tế - giáo dục, dịch vụ... Điều này làm cho các doanh nghiệp trong một số lĩnh vực khác tính tới việc đầu tư ra thị trường nước ngoài. Chẳng hạn như theo thông tin mới đây, các doanh nghiệp trong ngành viễn thông cũng có ý định đầu tư ra nước ngoài khi dung lượng thị trường trong nước hiện nay đang trở nên chật hẹp. Trong tương lai, có thể tạo ra tác động tích cực đối với các lĩnh vực như ngân hàng, bảo hiểm. Việc mở rộng các chi nhánh ngân hàng, chi nhánh công ty bảo hiểm trong nước ở nước ngoài sẽ giúp cho hệ thống ngân hàng của Việt Nam tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.

- Thông qua việc các doanh nghiệp Việt Nam tạo được chỗ đứng trên thị trường nước ngoài, quan hệ về kinh tế cũng như chính trị của Việt Nam với các

44

nước tiếp nhận đầu tư cũng được mở rộng. Ảnh hưởng, vị thế của Việt Nam trong lòng cộng đồng quốc tế sẽ được nâng cao.

- Giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam hoà nhập được với sân chơi thế giới, nhất là sau khi Việt Nam tham gia vào WTO.

2.2.1.2. Tác động tiêu cực

- Nếu chuyển vốn ồ ạt ra nước ngoài sẽ làm cho dự trữ ngoại hối bị thâm hụt, khả năng đầu tư cho phát triển kinh tế trong nước bị hạn chế. Hiện nay, lượng dự trữ ngoại hối của Việt Nam còn thấp và ở mức chưa ổn định. Vì vậy, nếu cho vay ngoại tệ quá nhiều để phục vụ cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài sẽ ảnh hưởng đến cán cân thanh toán, từ đó dẫn tới khả năng đầu tư cho phát triển kinh tế trong nước bị hạn chế.

- Vốn và tài sản từ hoạt động bất hợp pháp như tham nhũng, kinh doanh bất chính được chuyển ra nước ngoài đầu tư, khiến quốc gia bị thất thoát tài sản mà Chính phủ khó kiểm soát và thu hồi rất tốn kém.

- Chảy máu chất xám, sự mất vị thế độc quyền về công nghệ cũng có nguyên nhân từ chuyển vốn và công nghệ ra nước ngoài để đầu tư. Hiện nay, trình độ công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ ở mức độ trung bình. Do vậy, khi đầu tư ra nước ngoài đi kèm với chuyển giao công nghệ, khả năng bị sao chép công nghệ là rất lớn. Vì vậy, nếu như doanh nghiệp Việt Nam không có chiến lược đối phó thì dự án đầu tư sẽ có nhiều nguy cơ bị phá sản.

- Tạo ra thị trường cạnh tranh với sản xuất và kinh doanh trong nước. Các nước Đông Nam Á có cơ cấu sản phẩm gần giống nhau, do vậy, việc đầu tư sang các nước Đông Nam Á sẽ khiến áp lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong nước trở nên lớn hơn.

45

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và các giải pháp thúc đẩy đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang các nước Đông Nam Á (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)