Đánh giá kết quả hoạt động đầu tƣ trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường các nước Đông Nam Á

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và các giải pháp thúc đẩy đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang các nước Đông Nam Á (Trang 71 - 86)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA VIỆT NAM SANG CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á

2.3. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP SANG THỊ TRƯỜNG CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

2.3.2. Đánh giá kết quả hoạt động đầu tƣ trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường các nước Đông Nam Á

2.3.2.1. Những kết quả đạt được trong hoạt động đầu tư trực tiếp sang các nước Đông Nam Á của các doanh nghiệp Việt Nam

- Đầu tư trong khu vực tăng nhanh. Rõ ràng, như phân tích ở phần trên, chúng ta cũng có thể thấy, ngày càng có nhiều dự án đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam tiến dần sang thị trường các nước Đông Nam Á, đặc biệt là sang

61

Lào, Campuchia, Singapore. Đồng thời quy mô của các dự án này cũng ngày càng tăng.

Nguyên nhân của hiện tƣợng này là:

Ưu đãi ở các nước tiếp nhận lớn. Hầu hết ở các nước Đông Nam Á, do có sự cạnh tranh nhau quyết liệt để thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, cho nên môi trường đầu tư của các nước đều được cải thiện. Ví dụ, khi đầu tư sang Campuchia, chỉ cần mở một tài khoản ở một ngân hàng Campuchia, được xác nhận đã có trong đó 6000 USD thì 3 ngày sau, nhà đầu tư được cấp giấy phép có quyền sản xuất kinh doanh... 99 năm. Tại Campuchia không hề có khoảng cách phân biệt về thuế đất, nghĩa vụ thuế (thuế được miễn tối đa đến 9 năm), cũng không có chênh lệch giá dịch vụ điện, nước, viễn thông... cho riêng nhà đầu tư nước ngoài, phương tiện sản xuất thì khá rẻ. Hay như trong Luật đầu tư nước ngoài của Lào có rất nhiều ưu đãi như: Miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu và thiết bị dùng cho sản xuất định hướng xuất khẩu; miễn thuế xuất khẩu đối với thành phẩm xuất khẩu;

tự do thuê chuyên gia nước ngoài cần thiết; tự do chuyển lợi nhuận và vốn và thu nhập cá nhân về nước hoặc sang nước thứ ba sau khi đã nộp thuế thu nhập. Luật Đầu tư của Lào độc đáo theo nghĩa luật đó không đặt ra mức trần nào về tỷ lệ phần trăm sở hữu nước ngoài. Các nước đang phát triển khác thường áp dụng các điều khoản hạn chế sở hữu nước ngoài ở mức tối đa 50% để ngăn chặn tình trạng kiểm soát quá mức của vốn nước ngoài. Luật Đầu tư nước ngoài bao hàm một số đảm bảo nhất định đối với đầu tư nước ngoài và bảo đảm rằng các công ty có vốn đầu tư nước ngoài được bảo vệ để không bị sung công chính phủ, tịch thu hoặc quốc hữu hoá. Nhà đầu tư nước ngoài có thể thuê đất, chuyển nhượng các quyền thuê bất động sản của họ, và tiến

62

hành sửa sang đất đai và nhà, và có thể chuyển ngoại tệ ra nước ngoài.

Đầu tư sang một thị trường rộng lớn. Thị trường rộng lớn ở đây không phải chỉ là thị trường của các nước tiếp nhận đầu tư, mà còn là thị trường của nước thứ ba có quan hệ thương mại và đầu tư ưu đãi đối với thị trường nước tiếp nhận. Hiện nay, đa số các nước trong khu vực Đông Nam Á đã là thành viên của WTO, do vậy hàng hoá Việt Nam xuất khẩu từ các nước này sang thị trường các quốc gia thành viên khác được hưởng những chế độ ưu đãi nhất định. Campuchia là một ví dụ. Đây là một thị trường khá nhỏ, nhưng vì đã gia nhập WTO và là một nước nghèo cho nên Campuchia được nhiều nước phát triển cho hưởng chế độ thuế quan phổ cập (GSP), các doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng lợi thế này trong liên doanh sản xuất với doanh nghiệp Campuchia để xuất khẩu đi một nước thứ ba.

Sản xuất tại các nước như Campuchia, Lào thường có chi phí thấp hơn. Chi phí lương công nhân ở Việt Nam theo như nhiều doanh nghiệp cao hơn ở Campuchia và Lào. Lương công nhân kỹ thuật ở Việt Nam trung bình là 100 USD/tháng, còn ở Campuchia thì chỉ cần trả 50USD/tháng/người là đã được hoan nghênh.

- Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã có chỗ đứng khá vững chắc trên thị trường các nước. Nhiều loại thực phẩm, hàng tiêu dùng mà các doanh nghiệp Việt Nam chiếm thị phần khá lớn tại Campuchia như bột giặt chiếm 70%, hàng nhôm nhựa gia dụng chiếm 45%. Những thương hiệu như Copaco, Dacco, Vico, Nhựa Hiệp Thành, Bình Minh, dầu Tường An, Mỹ phẩm Sài gòn, Hoá mỹ phẩm Phương Đông, Giấy Vĩnh Tiến, Bút bi Thiên Long, Nệm Kymdan... từ lâu đã gắn bó với người dân Campuchia. Điều này tạo ra điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư sang thị trường Campuchia.

63

- Đầu tư ra nước ngoài giúp các doanh nghiệp tìm thêm các nguồn lợi mới.

Theo nhiều doanh nghiệp, “hiện nay phát triển sản xuất chẳng theo quy hoạch, mạnh ai nấy làm. Nguồn cung vượt xa nhu cầu tiêu dùng, sản xuất ra không có nơi tiêu thụ, các doanh nghiệp phải đưa máy móc đến những thị trường mới để thoát cảnh đắp chiếu chờ sập tiệm”. Nhiều doanh nghiệp có nguy cơ thất bại ngay trên đất Việt, song trên xứ người họ lại „phát tài”. Ví dụ như dự án xi măng lò đứng khi được chuyển sang Lào thì lại phát huy hiệu quả, thậm chí sản phẩm này còn có sức cạnh tranh lớn ngay cả đối với xi măng từ Việt Nam, Thái Lan nhập khẩu vào Lào.

- Nhiều dự án hoạt động có hiệu quả, tăng vốn đầu tư và mở rộng sản xuất. Đã có khá nhiều doanh nghiệp đầu tư sang không chỉ một nước. Ví dụ như các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, gia công các sản phẩm tin học đầu tư sang Singapore, Hoa Kỳ, Ấn Độ...

- Phát huy được những ưu thế của doanh nghiệp Việt Nam đối với từng nước.

Đối với những nước mà Việt Nam có lợi thế thì những thế mạnh này đã được phát huy, như về dầu khí đối với Iraq, Malaysia, Indonesia; về cao su, trồng rừng, xây dựng, thuỷ điện đối với Lào; tin học, hàng hải đối với Singapore...

- Góp phần đưa lao động Việt Nam hội nhập với bên ngoài. Các dự án đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam chắc chắn sẽ cần đến các chuyên gia Việt Nam trong lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động. Các chuyên gia này là đội ngũ lao động kỹ thuật đã làm việc cho doanh nghiệp tại Việt Nam. Khi dự án được đưa ra nước ngoài, đi kèm với nó phải có công nhân vận hành ban đầu. Theo con số thống kê chưa đầy đủ thì các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đã đưa ra nước ngoài khoảng 200 lao động Việt Nam. Nước tiếp nhận lao động Việt Nam với tư cách là các chuyên gia nhiều nhất là Lào, bởi ở đây số dự án của doanh nghiệp Việt Nam là lớn nhất và hơn nữa, ở Lào không có quy định khắt khe đối với lao động nước ngoài.

64

- Tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp khi phải đương đầu với các đối thủ lớn khác trên thị trường nước tiếp nhận đầu tư. Từ đó, giúp các doanh nghiệp này đứng vững khi Việt Nam tham gia hội nhập vào WTO.

- Tăng thu ngân sách nhà nước. Rõ ràng việc các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động kinh doanh có hiệu quả ở nước ngoài cũng góp phần tăng thu cho Ngân sách nhà nước thông qua việc thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài, thuế thu nhập cá nhân đối với các chủ doanh nghiệp.

Tuy nhiên, hiện nay chưa có con số thống kê chính thức về việc này, bởi các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn để lại lợi nhuận tại nước tiếp nhận đầu tư để tái đầu tư do quy mô vốn của họ khá thấp. Hơn nữa các quy định khắt khe của Việt Nam đối với hoạt động ĐTRNN đã khiến nhiều doanh nghiệp không đầu tư theo con đường chính thức để tránh các quy định và các nghĩa vụ phải thực hiện. Điều này khiến cho việc quản lý của các cơ quan nhà nước gặp nhiều khó khăn.

- Góp phần làm tăng xuất khẩu hàng hoá. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam có tác dụng làm tăng xuất khẩu ở nhiều khía cạnh khác nhau. Khi đầu tư ra nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam sẽ xuất khẩu các trang thiết bị, máy móc, phương tiện sản xuất đi kèm để phục vụ dự án. Các phương tiện này được định giá và được coi là vốn cố định trong dự án. Thứ hai, doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài với mục đích sản xuất hàng hoá để xuất khẩu sang nước thứ ba, thì hàng hoá xuất khẩu đó thực chất là hàng hoá của Việt Nam, mặc dù nó được tính là hàng hoá xuất khẩu của nước tiếp nhận đầu tư.

Thứ ba, khi các doanh nghiệp Việt Nam đã có chỗ đứng trên thị trường nước tiếp nhận đầu tư, nó tạo ra hình ảnh tốt về doanh nghiệp cũng như hàng hoá Việt Nam.

Điều này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp VN khác xuất khẩu hàng hoá sang các nước đó thuận lợi hơn.

65

2.3.2.2. Những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

* Về phía doanh nghiệp:

- Theo như kết quả đầu tư ở trên, có thể nhận thấy, số liệu về vốn đầu tư thực hiện từ các dự án đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam khá thấp.

Những nguyên nhân dẫn đến việc triển khai dự án ở nước ngoài không được như mong muốn của chủ đầu tư, đó là:

Khả năng tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam còn khá hạn chế, trong khi việc vay ngoại tệ để đầu tư ra nước ngoài gặp rất nhiều khó khăn. Trước khi Thông tư 04/2005/TT-NHNN được ban hành, các doanh nghiệp muốn vay ngoại tệ thì phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép. Đối với các doanh nghiệp Nhà nước, điều này còn có khả năng thực thi, còn đối với các doanh nghiệp tư nhân thì dường như là bất khả thi. Sau khi Thông tư 04/2005 được ban hành, doanh nghiệp được phép mua hoặc vay ngoại tệ từ các ngân hàng được phép, song các ngân hàng vẫn còn khá dè dặt trong việc này. Khó khăn về tài chính cũng là nguyên nhân dẫn đến thực trạng là có ít doanh nghiệp tư nhân đầu tư ra nước ngoài (chỉ chiếm 10% tổng số doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài), chủ yếu là các doanh nghiệp Nhà nước, nơi có tiềm lực tài chính lớn hơn (chiếm 90%).

Khó khăn trong việc tuyển dụng lao động ra nước ngoài làm việc và tuyển dụng lao động ở nước ngoài. Phí sử dụng nhân lực ở nước ngoài khá cao, nhất là ở những nước phát triển hơn như Singapore, Thái Lan, Malaysia. Bên cạnh đó, việc tuyển dụng lao động Việt Nam đi theo các dự án để làm việc thì cũng gặp phải khá nhiều khó khăn.

Theo như nhiều nhà đầu tư cho biết, nếu như đầu tư sang các nước phát triển hơn, thì yêu cầu của họ về chất lượng chuyên gia sang lao động khá cao, mà lực lượng lao động Việt Nam hiện nay thì chất

66

lượng chuyên môn cũng như kỷ luật lao động còn tương đối thấp, chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn do nước tiếp nhận đầu tư đề ra. Có nhiều trường hợp khác, khi đầu tư ra nước ngoài, chẳng hạn, sang thị trường Campuchia, việc tuyển dụng lao động Việt Nam sang đó làm việc khá khó khăn, Nguyên nhân là do công nhân kỹ thuật Việt Nam không muốn sang Campuchia làm việc, một phần bởi họ so sánh tiền lương làm việc ở Campuchia và ở Việt Nam cũng không chênh nhau là bao nhiêu, như vậy, chi phí cơ hội đi lao động ở nước ngoài cao hơn so với lao động ở Việt Nam. Một yếu tố khác, đó là do tâm lý chuộng những nước phát triển của lao động Việt Nam, ở đó cơ sở hạ tầng cũng như các điều kiện khác hấp dẫn người lao động hơn. Điều này là tất yếu, song nó lại gây ra trở ngại đối với các nhà đầu tư Việt Nam. Trong khi đó, nếu tuyển dụng lao động bản địa thì các nhà đầu tư lại ngần ngại không dám thuê, bởi vì không nắm rõ được nguồn gốc của lao động.

Một số doanh nghiệp trước khi đầu tư sang thị trường nước ngoài chưa lường trước hết được các khả năng rủi ro xảy ra. Rủi ro càng lớn khi doanh nghiệp không nghiên cứu kỹ cơ hội đầu tư, cũng như luật pháp, thị trường nước tiếp nhận đầu tư. Nhiều dự án thất bại do không tính hết được chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động đầu tư ở nước ngoài. Khi đầu tư ở nước ngoài, nhất là ở các nước trong khu vực Đông Nam Á, các chi phí phát sinh thường là chi phí vận động để xin cấp giấy phép đầu tư, chi phí để triển khai dự án.

Một nguyên nhân khác là do nhiều dự án của các DNNN đầu tư được thành lập nhằm thực hiện cam kết của Chính phủ hai nước nhưng khi tình hình thực tế bị thay đổi hoặc những ưu đãi trước đây không còn, việc kinh doanh không còn thuận lợi, nên không thực hiện được dự án hoặc việc thực hiện được ít.

67

Hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài phải cạnh tranh với các đối thủ sừng sỏ đến từ các quốc gia khác.

Khả năng thanh toán thấp, đặc biệt là ở các nước như Lào, Campuchia.

- Các dự án đầu tư sang thị trường các nước Đông Nam Á mới chủ yếu để phục vụ cho việc tiêu dùng ở thị trường nội địa, tỷ lệ xuất khẩu thông qua dự án chưa nhiều.

- Ngoài ra, hiện còn nhiều doanh nghiệp VN chưa đầu tư ra nước ngoài, và việc ĐTRNN còn đem lại nguồn thu Ngân sách ít cũng có nhiều nguyên nhân:

Nhiều doanh nghiệp khi đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đã áp dụng biện pháp lấy dự án nuôi dự án, tức là sau khi có lợi nhuận sẽ không chuyển về nước mà tái đầu tư tại chỗ. Hơn nữa, nếu chuyển lợi nhuận về nước, trong trường hợp DN muốn tăng vốn để mở rộng đầu tư thì lại gặp rất nhiều khó khăn từ việc xin chuyển ngoại tệ ra nước ngoài.

Nhiều doanh nghiệp ngần ngại đầu tư sang nước khác vì lo rằng sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thì các mức thuế sẽ có sự thay đổi, việc đầu tư ra nước ngoài sẽ mất ưu thế về tận dụng được mức thuế thấp. Do vậy, các doanh nghiệp này chỉ tập trung phát triển thị trường trong nước và nâng cao chất lượng sản phẩm mà không muốn mở rộng đầu tư ra nước ngoài.

* Về phía nước tiếp nhận đầu tư:

Môi trường đầu tư ở nước tiếp nhận vốn cũng làm cho việc đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam dường như chưa có hiệu quả. Điều này thể hiện ở các yếu tố như:

- Sự bất ổn định về chính trị khiến cho các doanh nghiệp Việt Nam ngần ngại không muốn bỏ vốn đầu tư hoặc đầu tư nhưng không thực hiện được. Cho đến nay, với 2 dự án và có tổng số vốn đầu tư đăng ký là 9.4 triệu USD, Indonesia là

68

nước đứng thứ 5 trong 10 quốc gia ASEAN, và đứng thứ 9 trong 31 quốc gia và vùng lãnh thổ tiếp nhận vốn đầu tư trực tiếp của Việt Nam. Tuy nhiên, những cuộc xung đột về tôn giáo, sắc tộc xảy ra liên miên, đồng thời với nguy cơ khủng bố cao từ cộng đồng người Hồi giáo ở quốc gia này khiến Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam, chủ đầu tư của 2 dự án nói trên, phải sử dụng chiến thuật án binh bất động. Cũng lường trước được điều này, và do tính rủi ro khá cao của dự án đầu tư thăm dò dầu khí, nên Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam chỉ ký hợp đồng đầu tư này trong vòng 3 năm. Thời hạn hết hợp đồng là vào cuối năm 2006.

Ở các quốc gia khác như Myanmar, Đông Timor, bất ổn về chính trị, cũng như hệ thống chính sách pháp luật còn chưa thông thoáng, dẫn tới thực trạng là chưa có một doanh nghiệp Việt Nam nào đầu tư vào 2 quốc gia này.

- Hệ thống luật pháp ở các nước Đông Nam Á được coi là “không minh bạch”

do tệ nạn quan liêu, tham nhũng từ lâu đã bám rễ sâu trong bộ máy nhà nước.

Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến cho nhiều nhà đầu tư các nước, không riêng gì nhà đầu tư Việt Nam, ngần ngại trong việc bỏ vốn đầu tư.

- Nước tiếp nhận đầu tư có nhiều quy định khắt khe mà doanh nghiệp Việt Nam không đáp ứng được. Chẳng hạn như doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang Singapore trong các lĩnh vực như hàng nghề thủ công mỹ nghệ muốn đưa các nghệ nhân ở Việt Nam sang để làm việc thì gặp rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân là Luật pháp Singapore yêu cầu người lao động nước ngoài muốn được cấp thị thực sang Singapore lao động thì phải có bằng Đại học. Hoặc ở Thái Lan có quy định là tất cả những người lao động nước ngoài muốn làm việc ở Thái Lan thì phải có giấy phép hành nghề với các điều kiện khá khắt khe, đồng thời đưa ra danh mục các ngành nghề cấm lao động người nước ngoài trong các lĩnh vực như: lao động phổ thông, lao động trong các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, dệt may, thợ thủ công, đại lý hướng dẫn du lịch hoặc tổ chức tour, công việc kiến trúc, công trình dân dụng... Ngoài ra, lâu nay, một số nước Đông Nam Á như Singapore, Malaysia, Philippines... đã có ấn tượng không tốt về lao động Việt

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và các giải pháp thúc đẩy đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang các nước Đông Nam Á (Trang 71 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)