CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA VIỆT NAM SANG CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
2.2. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
2.2.3. Kết quả đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài
- Vốn thực hiện dự án còn chƣa nhiều. Do nhiều nguyên nhân khác nhau nên dẫn tới tình hình thực hiện vốn đầu tư của các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam còn quá thấp so với vốn đăng ký. Trong ngành công nghiệp, vốn thực hiện chỉ bằng 1.4% so với vốn đăng ký. Con số trong ngành nông nghiệp là 2.3%, trong ngành dịch vụ là 5.1%.
- Thời gian thực hiện của các dự án đầu tư trung bình khoảng 20 năm, trong đó có nhiều dự án có thời gian thực hiện là 50 năm. Tuy nhiên, có những dự án chỉ mang tính chất thăm dò, nên thời gian thực hiện khá thấp, chỉ từ 2-5 năm, như các dự án thăm dò khoáng sản ở Lào, thăm dò dầu khí ở Indonesia.
2.2.3. Kết quả đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài
2.2.3.1. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài phân theo ngành
Như đã đề cập ở trên, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam tập trung phần lớn vào lĩnh vực công nghiệp với tổng số vốn đầu tư là hơn 483 triệu USD, chiếm 75.3% tổng vốn đầu tư đăng ký. Nguyên nhân làm cho lĩnh vực này vượt trội hơn, đó là số dự án đầu tư nhiều hơn, và tập trung nhiều dự án có vốn lớn. Hai dự án đầu tư lớn nhất là dự án xây dựng nhà máy thuỷ điện ở Lào (có vốn đầu tư là 273 triệu USD) và dự án khai thác mỏ dầu Amara ở Iraq (có vốn đầu tư là 100 triệu USD) đều tập trung trong lĩnh vực công nghiệp.
50
Lĩnh vực đầu tư đứng thứ hai là nông nghiệp. Mặc dù chỉ có số dự án bằng một nửa lĩnh vực dịch vụ, song các dự án trong lĩnh vực nông nghiệp có quy mô vốn đồng đều và lớn hơn rất nhiều so với các dự án trong lĩnh vực dịch vụ. Quy mô vốn bình quân trong lĩnh vực nông nghiệp là 3 triệu USD, gấp 3 lần quy mô vốn bình quân trong lĩnh vực dịch vụ. Tuy vậy, có thể thấy các dự án trong lĩnh vực dịch vụ được thực hiện nhiều hơn trong lĩnh vực nông nghiệp. Điều này được thể hiện chi tiết trong bảng 2.1 dưới đây.
Bảng 2.1 - Đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam phân theo ngành
(tính tới tháng 2/2006 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực)
STT Chuyên ngành Số dự án TVĐT (USD) Vốn PĐ (USD) ĐT thực hiện (USD)
I
Công nghiệp 67 483.317.389 256.113.013 7.217.449
CN dầu khí 6 140.100.000 140.100.000 -
CN nhẹ 13 11.470.959 9.878.659 4.129.137
CN nặng 25 288.756.474 81.650.874 -
CN thực phẩm 10 4.619.480 4.619.480 -
Xây dựng 13 38.370.476 19.864.000 3.088.312
II
Nông nghiệp 27 91.989.038 75.485.669 2.160.160
Nông-Lâm nghiệp 24 83.989.038 67.485.669 160.160
Thủy sản 3 8.000.000 8.000.000 2.000.000
III
Dịch vụ 60 66.808.877 59.583.948 3.448.100
GTVT-Bưu điện 14 28.632.204 28.632.204 1.750.000
Khách sạn-Du lịch 5 8.831.178 5.701.094 320.000
Văn hóa-Ytế-Giáo dục 6 12.377.239 12.377.239 900.000
XD Văn phòng-Căn hộ 4 3.770.000 2.848.800 -
Dịch vụ 31 13.198.256 10.124.611 478.100
Tổng số 154 642.115.304 391.182.630 12.825.709
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
2.2.3.2. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài phân theo nước tiếp nhận
Tính đến thời điểm tháng 2/2006 thì Lào là nước nhận được vốn đầu tư trực tiếp nhiều nhất của doanh nghiệp Việt Nam. Iraq, Liên Bang Nga, Singapore và Campuchia chia nhau các thứ hạng còn lại trong top 5 những nước tiếp nhận nhiều nhất vốn đầu tư trực tiếp của Việt Nam. Trong top 10 những nước dẫn
51
đầu về tiếp nhận vốn FDI của Việt Nam thì có tới 5 nước nằm trong khu vực Đông Nam Á. Như vậy, có thể thấy sức hút của khu vực này đối với các doanh nghiệp Việt Nam như thế nào.
Lào không những đứng ở vị trí quán quân về tổng vốn đầu tư, tổng số dự án, mà còn dẫn đầu về số vốn thực hiện. Tiếp theo đó là Tajikistan và Liên Bang Nga. Nhìn vào bảng 2.2, chúng ta sẽ thấy được điều đó.
Bảng 2.2. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài phân theo nước tiếp nhận (tính đến tháng 2/2006 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực)
STT Nước tiếp nhận Số dự án TVĐT (USD) Vốn PĐ (USD) ĐT thực hiện (USD)
1 Lào 51 367.314.036 148.690.094 4.288.472
2 Iraq 1 100.000.000 100.000.000 -
3 Liên bang Nga 11 38.347.407 22.171.331 2.000.000
4 Singapore 13 26.568.807 26.568.807 1.450.000
5 Campuchia 10 25.653.509 22.746.598 989.000
6 Malaysia 4 18.746.615 18.746.615 300.000
7 Angiêri 1 14.000.000 14.000.000 -
8 Nam Phi 1 9.900.000 950.000 -
9 Indonesia 2 9.400.000 9.400.000 -
10 Hoa Kỳ 16 7.362.754 7.082.754 100.000
11 CHLB Đức 4 4.788.100 3.551.455 -
12 Tajikistan 2 3.465.272 3.465.272 2.222.000
13 Ukraina 4 2.857.286 2.857.286 689.934
14 Nhật Bản 5 2.133.380 1.453.380 320.000
15 Trung Quốc 1 1.880.000 958.800 -
16 Hồng Kông 4 1.500.858 1.285.858 198.203
17 Hàn Quốc 2 1.114.000 1.114.000 -
18 Cộng hòa Séc 2 1.068.900 156.000 -
19 Cô Oét 1 999.700 999.700 -
20 Ba Lan 1 900.000 900.000 -
21 Australia 4 887.200 887.200 378.100
22 Uzbekistan 2 850.000 850.000 200.000
23 Braxin 1 800.000 800.000 -
24 Đài Loan 2 468.000 468.000 -
25 Luxemburg 1 350.000 350.000 -
26 Thái Lan 2 305.200 305.200 -
27 Bungaria 1 152.280 152.280 -
28 Bỉ 1 152.000 152.000 -
52
29 Ấn độ 1 150.000 120.000 -
30 Anh 2 - - -
31 Pháp 1 - - -
Tổng số 154 642.115.304 391.182.630 12.825.709
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
2.2.3.1. Đầu t- trực tiếp ra n-ớc ngoài phân theo năm
Đầu t- trực tiếp ra n-ớc ngoài của các DNVN bắt đầu đ-ợc thực hiện từ năm 1989 với dự án đầu t- tại Nhật trong lĩnh vực môi giới hàng hải của Liên hiệp hàng hải Việt Nam (tổng vốn đầu t- là 563.380 USD). Trong những năm tiếp theo, các lĩnh vực tiếp tục đ-ợc đầu t- ra n-ớc ngoài vẫn là dịch vụ hàng hải, khai thác và chế biến thuỷ hải sản xuất khẩu, sản xuất các phần mềm tin học, sản xuất l-ơng thực thực phẩm... Đến năm 1999, d-ới tác động của Nghị định 22/1999, các doanh nghiệp Việt Nam d-ờng nh- đ-ợc tiếp thêm sức, bắt đầu các chiến dịch đầu t- ra n-ớc ngoài. Trong năm 1999, vốn đầu t- tăng vọt lên tới hơn 12 triệu USD (với 10 dự án). Mặc dù con số này rõ ràng không thấm tháp gì so với số vốn đầu t- mà Việt Nam tiếp nhận đ-ợc từ các doanh nghiệp n-ớc ngoài, song đây d-ờng nh- là một sự kiện quan trọng. Bởi vì, nó tạo đà cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng đầu t- ra n-ớc ngoài, và liên tục trong những năm tiếp theo, ngày càng có nhiều dự án
đầu t- trực tiếp ra n-ớc ngoài của các DNVN trong các lĩnh vực khác nhau. Cho
đến nay, năm 2005 được coi là năm “được mùa” đối với các doanh nghiệp Việt Nam, khi có tới 37 dự án đầu t- ra n-ớc ngoài với tổng số vốn là 377 triệu USD, trong số đó có nhiều dự án đầu t- có quy mô lớn. Điều này đ-ợc chứng minh thông qua bảng 2.3 d-ới đây.
53
Bảng 2.3. Đầu t- trực tiếp ra n-ớc ngoài theo năm (Tính tới tháng 2/2006 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực)
STT Năm Số dự án TVĐT (USD) Vốn PĐ (USD) ĐT thực hiện (USD)
1 1989 1 563.380 563.380 -
2 1990 1 - - -
3 1991 3 4.000.000 4.000.000 2.000.000
4 1992 3 5.282.051 5.282.051 1.300.000
5 1993 5 690.831 690.831 -
6 1994 3 1.306.811 706.811 -
7 1998 2 1.850.000 1.850.000 1.500.000
8 1999 10 12.337.793 6.773.182 -
9 2000 15 6.865.370 5.620.370 1.210.160
10 2001 13 7.696.452 7.696.452 2.522.000
11 2002 15 151.826.576 134.528.200 1.517.203
12 2003 25 27.309.485 26.214.012 1.956.412
13 2004 17 11.096.114 9.283.214 819.934
14 2005 37 377.291.598 153.975.284 -
15 đến hết tháng 2/2006 4 33.998.843 33.998.843 -
Tổng số 154 642.115.304 391.182.630 12.825.709
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Các quan chức của Bộ KH&ĐT đang hy vọng trong thời gian tới đây, khi các quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thông thoáng hơn, thì hoạt động này sẽ tiếp tục được mở rộng và gặt hái nhiều thành công nhất định, góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế trong nước.