Kết quả đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam theo nước tiếp nhận đầu tƣ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và các giải pháp thúc đẩy đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang các nước Đông Nam Á (Trang 64 - 71)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA VIỆT NAM SANG CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á

2.3. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP SANG THỊ TRƯỜNG CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

2.3.1. Kết quả đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam theo nước tiếp nhận đầu tƣ

2.3.1.1. Đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường Lào

Tính đến hết tháng 2/2006, đã có 51 dự án của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang thị trường Lào, với tổng số vốn đăng ký hơn 367 triệu USD, quy mô vốn bình quân đối với mỗi dự án là hơn 7 triệu USD, lớn hơn nhiều so với quy mô vốn bình quân của tất cả các dự án đầu tư ra nước ngoài từ trước đến nay (4 triệu

54

USD). Năm 2005, đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Việt Nam vào Lào tăng mạnh. Số dự án đầu tư năm 2005 lên tới 17 dự án, gấp 3,4 lần số dự án đầu tư năm 2004, tổng số vốn đầu tư năm 2005 gấp khoảng 115 lần so với tổng số vốn đầu tư năm 2004. Điều này chứng tỏ sự quan tâm ngày càng lớn hơn đối với thị trường này của các doanh nghiệp trong nước. Quy mô vốn của các dự án đầu tư vào Lào ngày càng tăng, điển hình là dự án xây dựng nhà máy thuỷ điện Xekaman 3 công suất 250MW của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt - Lào, với tổng số vốn là 273.000.000 USD. Dự án này đã đưa Lào lội ngược dòng, vượt lên trên Irăc, đứng thứ nhất trong bảng xếp hạng các nước và vùng lãnh thổ tiếp nhận vốn đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam.

Lào là một trong những địa chỉ sớm nhất tiếp nhận vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam. Từ năm 1993, doanh nghiệp Việt Nam đã đặt chân khai thác thị trường đầy tiềm năng này. Các lĩnh vực đầu tư kinh doanh chủ yếu là chế biến, kinh doanh thiếc; sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi và sản xuất vật liệu xây dựng; sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu thuốc chữa bệnh và dược liệu.

Những doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài chủ yếu là những công ty Nhà nước, thực hiện đầu tư dưới hình thức Liên doanh và hoạt động theo các chương trình hợp tác đầu tư giữa hai nhà nước Việt Nam và Lào.

Tuy nhiên, hoạt động đầu tư trong thời kỳ này khá nhỏ lẻ và cầm chừng. Sau năm 1994, hoạt động đầu tư trực tiếp sang Lào của doanh nghiệp Việt Nam vẫn dậm chân tại chỗ, từ năm 1995 đến năm 1997, không một dự án nào đầu tư sang Lào được thực hiện thêm. Đến năm 1998, hoạt động này mới hồi sinh trở lại, đánh dấu bằng sự kiện Công ty hợp tác kinh tế Quân khu 4, thuộc Bộ Quốc phòng đầu tư 1,5 triệu USD sang Lào để thực hiện dự án xây dựng nhà cửa, cầu, đường, công trình thuỷ lợi và các công trình kết cấu hạ tầng khác. Bước sang năm 1999, Nghị định 22/1999 về đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài được ban hành, điều này thể hiện sự công nhận về mặt luật pháp đối với lợi ích của các dự án đầu tư ra nước ngoài. Trong năm này, số lượng dự án đầu tư ra nước ngoài tăng vọt lên tới 5 dự án, với tổng số vốn đầu tư lên tới hơn 4 triệu USD, đặc biệt

55

đã xuất hiện dự án đầu tư của doanh nghiệp tư nhân bên cạnh dự án đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước. Đó là dự án đầu tư kinh doanh tân dược, dụng cụ y tế, hoá chất của Công ty TNHH Dược phẩm Đông Dương với tổng số vốn đầu tư là 150.000 USD.

Liên tiếp từ năm 1998 cho tới nay, năm nào cũng có doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang Lào. Điều này được thể hiện trong bảng đồ 2.4 về đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Việt Nam sang Lào theo năm sau đây:

Bảng 2.4 - Đầu tƣ trực tiếp của doanh nghiệp Việt Nam sang Lào giai đoạn 1993 - tháng 2/2006

(Tính đến hết tháng 2/2006 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực) Năm Số DA Tổng vốn ĐT

(USD)

Tổng VPĐ (USD)

Vốn thực hiện (USD)

1993 1 - - -

1994 2 1.306.811 706.811 -

1998 1 1.500.000 1.500.000 1.500.000

1999 5 4.210.000 1.110.000 -

2000 9 4.889.370 3.889.370 1.210.160

2001 1 884.000 884.000 -

2002 1 392.000 392.000 196.900

2003 8 5.273.385 4.457.912 961.412

2004 5 3.367.928 2.467.928 450.000

2005 17 345.057.402 132.848.573 -

đến T2/2006 1 433.500 433.500 -

Tổng số 51 367.314.036 148.690.094 4.288.472

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư Có thể thấy, sau khi hoạt động đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam sang Lào tăng mạnh (9 dự án năm 2000) thì hoạt động này lại trầm lắng xuống vào 2 năm tiếp theo. Nguyên nhân của hiện tượng này là do mặc dù Nghị định 22/1999 về hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam đã được ban hành, song, các quy định còn khá sơ sài, hạn chế; các quy định

56

khác về quản lý ngoại hối và các cơ chế quản lý tài chính quy định khá khắt khe, gây khó khăn cho các doanh nghiệp khi hoạt động ở nước ngoài.

Năm 2005, hoạt động đầu tư sang Lào của các doanh nghiệp, theo xu hướng chung của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp trong cả nước, tăng vượt bậc hơn so với các năm trước, đặc biệt là vào thời điểm nửa cuối năm 2005. 6 tháng cuối năm 2005, số dự án đầu tư sang Lào tăng gấp 5 lần so với cùng kỳ năm 2004.

2.3.1.2. Đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường Singapore

Hiện nay, Singapore là nước thứ 2 trong tổng số 10 nước ASEAN tiếp nhận nhiều nhất vốn đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam, với 13 dự án có tổng số vốn đầu tư là hơn 26 triệu USD. Có thể nói, Singapore là một địa điểm đầu tư hấp dẫn mà các doanh nghiệp Việt Nam không thể bỏ qua. Theo cuốn Niên giám về cạnh tranh thế giới xuất bản năm 2001 thì mức độ hấp dẫn của Singapore về địa điểm cho sản xuất đứng thứ nhất, cho nghiên cứu và phát triển đứng thứ 3, về quản lý và dịch vụ đứng thứ 3 thế giới. Hiệu quả hoạt động của chính phủ được đánh giá rất cao, đứng thứ nhất trên thế giới.

Ngay từ năm 1992, Việt Nam đã có 1 dự án đầu tư sang Singapore với tổng số vốn đầu tư là hơn 1,2 triệu USD. Gần đây nhất, chúng ta có thêm một dự án đầu tư sang Singapore vào tháng 2/2006 với tổng số vốn đầu tư là gần 22 triệu USD.

Các dự án đầu tư vào Singapore thường có quy mô trung bình nếu xét trên mặt bằng các dự án của Việt Nam đầu tư ra nước ngoài. Hiện có 3 dự án có quy mô dưới 100 nghìn USD (chiếm 23,1% số dự án và 0,7% tổng số vốn đầu tư của các dự án đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Việt Nam sang Singapore), 8 dự án có quy mô vốn từ 100 nghìn USD đến dưới 1triệu USD (chiếm 61,5% số dự án và 11,9% tổng số vốn đầu tư), 2 dự án có quy mô trên 1 triệu USD (chiếm gần 15,4%

số dự án và 87,4% tổng số vốn đầu tư).

57

Tuy nhiên, số vốn đầu tư thực hiện của các dự án đầu tư ở Singapore chỉ đạt 1,45 triệu USD, bằng 5,5% tổng vốn đầu tư. Các lĩnh vực đầu tư chủ yếu của các doanh nghiệp Việt Nam sang Singapore thường tập trung vào hai lĩnh vực là công nghiệp và dịch vụ. Bảng 2.5 dưới đây sẽ thể hiện rõ điều này.

Bảng 2.5 - FDI của các doanh nghiệp Việt Nam sang Singapore theo lĩnh vực

(Tính đến hết tháng 2/2006 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực) Lĩnh vực Số DA Tổng vốn ĐT

(USD)

Tổng VPĐ

(USD) %

I

Công nghiệp 3 1.430.000 1.430.000 5,38%

Công nghệ thông tin 2 1.330.000 1.330.000 5%

Xây dựng 1 100.000 100.000 0,38%

II Nông nghiệp 0 0 0 0

III

Dịch vụ 10 25.138.807 25.138.807 94,62%

GTVT - Bưu điện 7 24.905.351 24.905.351 93,74%

Dịch vụ khác 3 233.456 233.456 0,88%

Tổng số 13 26.568.807 26.568.807 100%

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Như vậy, có thể thấy, phần lớn các dự án đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam sang Singapore là tập trung vào lĩnh vực giao thông vận tải. Đây cũng là một xu thế phát triển tất yếu, bởi Singapore là một trung tâm thương mại quốc tế, một cảng trung chuyển và là hậu cần của khu vực. Tuy nhiên, cũng dễ nhận thấy rằng, số vốn đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam vào đất nước này vẫn còn chỉ là hạt cát trong sa mạc nếu như so với hàng trăm tỷ USD mà nước này tiếp nhận mỗi năm (245 tỷ USD năm 2003).

2.3.1.3. Đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường Campuchia

Tính đến thời điểm này thì đất nước Campuchia đã tiếp nhận hơn 25 triệu USD vốn đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam với hơn 10 dự án. Dự án đầu tư vốn lớn nhất là vào tháng 2/2006 với tổng số vốn là hơn 10 triệu USD

58

trong lĩnh vực y tế. Các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm đến thị trường này muộn hơn thị trường Lào và Singapore. Do vậy, số dự án và số vốn đầu tư vào đây không nhiều như 2 thị trường trên. Tuy nhiên, thị trường này đang ngày càng tỏ ra là có sức hấp dẫn đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Quy mô vốn bình quân của các dự án tương đối khá (hơn 2,5 triệu USD so với 2 triệu USD vốn đầu tư bình quân của doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Singapore). Các dự án có quy mô vốn tương đối đồng đều nhau. Điều này được thể hiện trong bảng 2.6 dưới đây:

Bảng 2.6 - Quy mô vốn đầu tư trực tiếp sang thị trường Campuchia trong các dự án của doanh nghiệp Việt Nam

(Tính đến hết tháng 2/2006 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực) Quy mô vốn (USD) Số DA Tổng vốn ĐT (USD) Vốn PĐ (USD) %

Dưới 100.000 0 0 0 0

Từ 100.000 đến 1.000.000 5 3.537.288 3.537.288 13,79%

Từ 1.000.000 đến 10.000.000 4 11.595.793 8.688.882 45,2%

Trên 10.000.000 1 10.520.428 10.520.428 41,01%

Tổng số 10 25.653.509 22.746.598 100%

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư Các dự án đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam sang Campuchia thường được thực hiện dưới hình thức các công ty liên doanh (chiếm 60% tổng số các dự án và 76,15% tổng số vốn đầu tư), công ty 100% vốn Việt Nam (chiếm 30% số dự án và 18,44% tổng số vốn đầu tư), hợp đồng hợp tác kinh doanh (chiếm 10% số dự án và 5,41% tổng số vốn đầu tư).

Về lĩnh vực đầu tư, các dự án đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam dàn trải đều ở hầu hết các lĩnh vực công nghiệp (40%) - nông nghiệp(30%) - dịch vụ(30%).

Campuchia vẫn là một thị trường khá nguyên sơ đối với các doanh nghiệp Việt Nam, do vậy dự đoán trong thời gian tới đầu tư trực tiếp của Việt Nam vào mảnh đất đầy tiềm năng này sẽ tăng.

59

2.3.1.4. Đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường các nước Đông Nam Á khác

Sau 3 thị trường Lào, Singapore, Campuchia thì thị trường các nước Đông Nam á khác cũng đã được các doanh nghiệp Việt Nam để ý tới dù có muộn hơn một chút. Đây cũng sẽ là mảnh đất màu mỡ cho đàn chim Việt trong tương lai.

* Thị trường Malaysia:

Mặc dù trong số những thị trường Đông Nam Á có sự góp mặt của các doanh nghiệp Việt Nam, Malaysia là địa điểm đầu tư mới mẻ nhất, bên cạnh Indonesia, song đất nước này đã chứng tỏ sự hấp dẫn của mình đối với các doanh nghiệp của chúng ta. Dự án đầu tiên trên đất Malaysia là vào năm 2003 trong lĩnh vực công nghiệp dầu khí với số vốn đầu tư 6.8 triệu USD. Từ đó cho đến nay, năm nào Malaysia cũng nhận được vốn đầu tư từ các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó Tổng công ty dầu khí Việt Nam tăng vốn vào năm 2005 để tiếp tục thực hiện dự án thăm dò, khai thác dầu khí. Các dự án còn lại là trong lĩnh vực giao thông vận tải và thông tin liên lạc. Đây cũng chính là thế mạnh của các doanh nghiệp Việt Nam.

Tuy nhiên, phần nào do các dự án này có thời gian đầu tư tương đối dài (trên 20 năm, trừ dự án đầu tiên) và là những dự án đòi hỏi trình độ công nghệ và kỹ thuật cao, cho nên, trong những năm đầu tiên, vốn đầu tư thực hiện dự án còn khá thấp. Cho đến nay, các dự án này mới triển khai được 300 nghìn USD, chỉ chiếm 1,6% tổng số vốn đầu tư. Hy vọng trong một vài năm tới, thị trường này sẽ có nhiều lĩnh vực thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam hơn.

* Thị trường Indonesia:

Cùng với Malaysia, Indonesia là thị trường được Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam nhắm tới nhằm mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Ra quân đồng loạt cả trên 2 thị trường này vào năm 2003, song cho đến nay, do tính chất bất ổn của thị trường Indonesia nên hầu như dự án đầu tư của công ty không triển khai thêm được bước nào. Và từ năm 2003 cho đến nay, cũng chỉ mới có 2 dự án

60

đầu tư của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam đầu tư vào Indonesia với tổng số vốn là 9.4 triệu USD trong thời gian 5 năm, và 2 dự án này cũng đang trong tình trạng dậm chân tại chỗ, có nguy cơ phá sản. Indonesia thực chất cũng là một thị trường khá hấp dẫn. Tuy nhiên, môi trường đầu tư ở đây thường xuyên bất ổn nên gây ra tâm lý e ngại cho các nhà đầu tư nói chung chứ không riêng gì doanh nghiệp Việt Nam.

* Thị trường Thái Lan:

Trước khi đặt chân tới Malaysia và Indonesia thì các doanh nghiệp Việt Nam đã ghé qua vùng đất Thái Lan. Dường như các doanh nghiệp của chúng ta chưa mặn mà với đất nước tươi đẹp này. Cho đến nay, chỉ có 2 dự án đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Việt Nam được thực hiện trên đất Thái. Đó là các dự án sản xuất và kinh doanh dầu nhờn vào năm 2000, và dự án thiết kế và cung cấp các phần mềm tin học vào năm 2001. Quy mô vốn của 2 dự án này khá nhỏ, trung bình khoảng 150 nghìn USD.

* Thị trường các nước Brunei, Philippines, Myanmar:

Các thị trường nói trên đều có những lĩnh vực đầu tư có lợi đối với doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, đáng tiếc, vì nhiều lý do khác nhau mà đến nay chưa có dự án nào đầu tư vào các thị trường này. Gần đây, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều cuộc tiếp xúc trong lĩnh vực thương mại, đầu tư với Chính phủ của 3 nước trên. Động thái này là nhằm mục đích mở đường cho dòng vốn tư nhân của các doanh nghiệp Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và các giải pháp thúc đẩy đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang các nước Đông Nam Á (Trang 64 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)