CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG FDI CỦA VIỆT NAM RA NƯỚC NGOÀI NÓI CHUNG

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và các giải pháp thúc đẩy đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang các nước Đông Nam Á (Trang 88 - 92)

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA VIỆT NAM SANG CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á

3.2. CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG FDI CỦA VIỆT NAM RA NƯỚC NGOÀI NÓI CHUNG

3.2.1 Đa dạng hoá thị trường đầu tư

Trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh nói chung, có một câu ngạn ngữ mà từ lâu nhiều nhà đầu tư đã coi là phương châm hoạt động của mình, đó là: “Không nên bỏ trứng vào cùng một giỏ”. Điều này suy rộng ra có nghĩa là trong hoạt động đầu tư, kinh doanh, để hoạt động có hiệu quả cần phải đa dạng hoá thị trường đầu tư, cũng như ngành nghề, lĩnh vực đầu tư. Tất nhiên, điều này không phải đúng trong mọi trường hợp, song hãy nhìn lại những tập đoàn lớn, những công ty hiện đang tồn tại và hoạt động có hiệu quả trên thế giới, chúng ta có thể thấy, phần lớn trong số họ hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, hoặc trải rộng hoạt động trên

78

nhiều thị trường khác nhau. Điều này giúp họ chia sẻ được rủi ro khi một thị trường nào đó gặp biến động.

Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đầu tư ra nước ngoài cũng là một cách thức để thực hiện việc mở rộng thị trường, chia sẻ rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư và kinh doanh. Trong giai đoạn đầu tiên khi thâm nhập thị trường nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam nên củng cố vị trí của mình trong thị trường này, tuy nhiên, sau đó, doanh nghiệp nên mở rộng hoạt động sang các thị trường lân cận với thị trường nước tiếp nhận đầu tư. Đây là chiến lược lan toả, nó giúp các doanh nghiệp gây ảnh hưởng của mình sang một phạm vi rộng lớn hơn.

Chẳng hạn, khi đã củng cố vững chắc địa vị của mình ở thị trường Lào, Campuchia, các doanh nghiệp Việt Nam nên tiếp cận cơ hội đầu tư sang thị trường Thái Lan, thị trường Trung Quốc, Ấn Độ, đây là những thị trường tiềm năng lớn mà hầu như quốc gia nào cũng thèm muốn. Nếu chậm chân, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ khó có chỗ đứng, chưa kể đến việc có cạnh tranh nổi với các đại gia khác hay không.

Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam nên tìm hiểu các thị trường mới, hoang sơ, khá rủi ro, nhưng cũng đầy tiềm năng như thị trường Châu Phi. Trên thị trường này, điều khiến cho các đại gia lớn trên thế giới như Mỹ, Nhật, EU ngại đầu tư vào, đó là khí hậu khắc nghiệt, nội chiến liên miên, môi trường luật pháp khá lỏng lẻo và đầy rẫy nguy cơ rủi ro, và quan trọng hơn là khả năng thanh toán của thị trường này khá thấp. Tuy nhiên, đây mới chính là mảnh đất màu mỡ để các doanh nghiệp của chúng ta khai thác. Bởi vì, theo như các doanh nghiệp Việt Nam đã sang khảo sát thị trường này thì “các nước châu Phi vừa trải qua các cuộc nội chiến, và đang bắt đầu bước vào công cuộc phát triển kinh tế nên ở các nước này, cái gì cũng thiếu, cái gì cũng bán được với lợi nhuận cao. Ngoài ra, điều kiện để nhà đầu tư đi vào các thị trường nói trên cũng rất dễ dàng, các nước trong khối Liên hiệp châu Phi cho phép giao lưu hàng hoá mà không tính thuế nên thị trường rất rộng lớn. Những mặt hàng như xe máy, điện tử, điện lạnh, đồ uống, hàng may

79

mặc... của Việt Nam sẽ rất dễ dàng tiêu thụ ở thị trường các nước châu Phi do họ thiếu hàng hoá và không đòi hỏi cao về chất lượng”

Đã có rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đi theo chiến lược này. Điển hình là Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam. Ngoài việc xúc tiến đầu tư thăm dò khai thác dầu khí tại Indonesia, công ty còn mở rộng thị trường sang Malaysia, Iraq. Một thị trường cũng khá giàu có về dầu thô và khí gas, đó là Myanmar. Trong tương lai, công ty nên tham gia vào thị trường này, khi thị trường này còn chưa có nhiều đại gia đến viếng thăm. Hợp tác với Brunei trong lĩnh vực thăm dò dầu khí cũng là một bước đi nên làm, bởi vì từ lâu, Brunei đã nổi tiếng trong lĩnh vực dầu mỏ, do vậy, họ có kinh nghiệm và trình độ công nghệ cao, rất đáng để các doanh nghiệp của Việt Nam học tập.

Một trong những lĩnh vực cũng được các nhà đầu tư Việt Nam lựa chọn để đầu tư ra nước ngoài, đó là tin học, gia công, sản xuất phần mềm. Từ một vài năm trở lại đây, trình độ công nghệ phần mềm của Việt Nam, mặc dù còn có nhiều hạn chế, song đã có những bước tiến đáng kể. Thị trường mà các doanh nghiệp Việt Nam tấn công đến, ngoài Singapore, Thái Lan, còn có Hoa Kỳ, Ấn Độ, đây là những đại gia phần mềm lớn trên thế giới. Các dự án này chắc chắn sẽ thất bại thảm hại khi liều lĩnh múa rìu qua mắt thợ như vậy? Rủi ro, liều lĩnh thì chắc là có, song thất bại thì chưa hẳn. Đây là các sản phẩm về công nghệ, mà trong lĩnh vực công nghệ thì yếu tố con người là quan trọng hàng đầu. Việt Nam có đội ngũ trí thức trẻ, năng động, sáng tạo, thông minh và nhiệt huyết, đây chắc chắn là một chìa khoá để các doanh nghiệp Việt Nam thành công trên đấu trường nước ngoài.

Ngoài ra, đầu tư ra nước ngoài cũng là một con đường để học hỏi kinh nghiệm, trình độ công nghệ và các thành tựu khoa học của thế giới.

3.2.2 Đa dạng hoá lĩnh vực đầu tƣ

Hiện tại, đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam đi theo hướng là tập trung khai thác các lĩnh vực có tiềm năng tại các nước đầu tư, và những lĩnh vực mà doanh nghiệp Việt Nam có thế mạnh. Đây là hướng đi đúng, nó đảm bảo cho các doanh nghiệp nước ta có thể hoạt động có hiệu quả, và có khả năng cạnh tranh

80

với các đối thủ khác trên thị trường nước ngoài. Căn cứ trên danh mục các lĩnh vực thu hút vốn đầu tư của từng nước tiếp nhận, dựa vào khả năng cạnh tranh của mình, mà các nhà đầu tư Việt Nam có thể lựa chọn nên đầu tư trong lĩnh vực nào là có hiệu quả nhất.

* Trên thị trường các nước Đông Nam Á

- Tại các quốc gia như Lào, Campuchia, Myanmar, nền kinh tế vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển, nhu cầu cho phát triển là khá lớn, do vậy, có khá nhiều lĩnh vực đầu tư mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể khai thác. Trên các thị trường này, lĩnh vực đầu tư thuận lợi là nông - lâm - nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, dệt may, chế biến nông sản, công nghiệp thực phẩm, khai thác khoáng sản (đặc biệt là ở Myanmar, nơi đây là 1 đất nước khá giàu tài nguyên thô, nhưng lại ít có nhà đầu tư nước ngoài đặt chân được tới). Ngoài ra, lĩnh vực y tế, giáo dục cũng là hướng đầu tư lâu dài mà các doanh nghiệp Việt Nam nên khai thác. Từ lâu, giữa Việt Nam và các nước này đã có sự hợp tác chặt chẽ về văn hoá - khoa học - kỹ thuật, Việt Nam đã có một chỗ đứng khá vững trong tiềm thức của người dân Lào, Campuchia, do vậy, đây chính là một thuận lợi lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam chiếm lĩnh và mở rộng hoạt động trên các thị trường này.

- Trên thị trường như Singapore, Malaysia, Philippines, Thái Lan.. là những thị trường phát triển hơn, lĩnh vực đầu tư nên thay đổi so với 3 nước trên, đi theo hướng đầu tư công nghiệp, dịch vụ. Đầu tư trong lĩnh vực hàng hải, dịch vụ viễn thông, tin học, công nghiệp điện sẽ được những nước này khuyến khích và tạo điều kiện. Hiện tại, Việt Nam cũng có khá nhiều doanh nghiệp có thế mạnh trong các lĩnh vực này. Đầu tư sang những thị trường trên mặc dù sẽ gặp nhiều rủi ro, song một ưu điểm nổi bật, là doanh nghiệp có thể tiếp cận được những công nghệ tiên tiến từ các đối thủ lớn khác trên thị trường nước tiếp nhận đầu tư, từ đó nâng cao được khả năng cạnh tranh cũng như trình độ công nghệ của mình.

- Trên thị trường Indonesia và Brunei, ngoài việc đầu tư vào lĩnh vực dầu khí, các doanh nghiệp Việt Nam nên tận dụng các cơ hội khác như kinh doanh nhà hàng ăn Việt Nam, du lịch...

81

* Trên thị trường các nước khác:

- Đầu tư vào lĩnh vực hàng tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm, y tế, giáo dục, xây dựng... ở các nước khác như Châu Phi, các nước Đông Âu. Đặc biệt, Châu Phi là một thị trường khá giàu tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là dầu mỏ - một nguồn lực sống còn đối với nền kinh tế hiện đại. Các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực dầu mỏ cần nhanh chân tới thị trường này, bởi vì các tập đoàn lớn của Mỹ, Nhật, EU đã bắt đầu để mắt tới lục địa đen này.

- Đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ, tin học, thuỷ sản, du lịch... tại Hoa Kỳ, các nước phát triển khác như Nhật Bản, các nước trong khối EU...

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và các giải pháp thúc đẩy đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang các nước Đông Nam Á (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)