Du lịch mạo hiểm trong mối quan hệ với các loại hình du lịch khác

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch mạo hiểm tại lai châu (Trang 20 - 24)

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH MẠO HIỂM

1.1. Tổng quan về du lịch mạo hiểm

1.1.3. Du lịch mạo hiểm trong mối quan hệ với các loại hình du lịch khác

Nhiều tác giả tại Việt Nam đã phân loại du lịch thể thao thành hai loại là du lịch thể thao chủ động khi du khách tham gia trực tiếp vào các hoạt động thể thao như leo núi, bơi thuyền, lướt ván, săn bắn, câu cá,…, hay du lịch thể thao bị động bao gồm các cuộc hành trình du lịch để xem các cuộc thi đấu thể thao, các cuộc biểu diễn, các thế vận hội. Ở du lịch thể thao bị động thì khách du lịch thường đi theo các đoàn vận động viên để cỗ vũ.

Mặc dù bị động nhưng du khách cũng hiểu biết và có niềm đam mê về thể thao.

Du lịch thể thao không nhất thiết đòi hỏi một khung cảnh thiên nhiên hay yếu tố mạo hiểm chính vì thế có thể coi du lịch thể thao là một loại hình khác với du lịch mạo hiểm. Tuy nhiên, du lịch thể thao lại có những yếu tố rất tương đồng với du lịch mạo hiểm như yếu tố nỗ lực về mặt thể chất, tinh thần.

Như vậy, có thể thấy rằng có một mối quan hệ khá chặt chẽ giữa du lịch thể thao và du lịch mạo hiểm. Khi kết hợp giữa du lịch thể thao và du lịch mạo hiểm, sẽ có những đặc trưng sau:

- Về phương thức tổ chức: các tour du lịch thể thao – mạo hiểm thường đựơc tổ chức thành một giải đua, thi đấu của các môn thể thao ngoài trời dựa vào tài nguyên thiên

12

nhiên như nhảy dù, tàu lượn, đi bộ, leo núi, khám phá hang động, đua ngựa, đua xe đạp địa hình, leo vách đá,…, người tham gia tour cũng chính là vận động viên thi đấu.

- Về mục đích của người tham gia: đó là sự kết hợp giữa thể thao và khám phá. Người tham gia tour có cơ hội khám phá không chỉ khả năng của bản thân mà còn về thiên nhiên kỳ bí cũng như những yếu tố văn hóa mới.

- Về ý nghĩa: các tour du lịch mạo hiểm của cùng một hoạt động mạo hiểm có thể được thiết kế ở nhiều địa hình khác nhau nhằm tăng tính mạo hiểm cũng như mang lại cho du khách những kinh nghiệm và cảm nhận phong phú hơn, thỏa mãn nhu cầu chinh phục của những người tham gia. Đây thực sự là hướng phát triển lâu dài của loại hình du lịch này.

1.1.3.2. Du lịch dựa vào tự nhiên, du lịch sinh thái và du lịch mạo hiểm

Du lịch dựa vào môi trường thiên nhiên có thể nói rất rộng lớn và bao gồm tất cả các hoạt động du lịch có sử dụng môi trường thiên nhiên như là một tài nguyên du lịch.

Bảng dưới đây sẽ nêu rõ hơn về các hoạt động cũng như khung cảnh nơi diễn ra các hoạt động mạo hiểm

Bảng 1.1. Những hoạt động và khung cảnh có liên quan đến mạo hiểm

Hoạt động mạo hiểm Khung cảnh mạo hiểm

Hoạt động cần nỗ lực về thể chất hoặc động lực về tinh thần

Tiếp xúc với thiên nhiên

Tiếp xúc với nhiều nền văn hoá khác nhau Hành trình dài ngày trên cạn, dưới nước hoặc trên không

Ngoài trời, Khu vực hoang dã Ngoài trời, Khu vực hoang dã

Các khu vực vùng sâu, xa hoặc ở nước ngoài

Các khu vực vùng sâu, xa hoặc ở nước ngoài

(Nguồn: Adventure tourism, the new frontier, John Swarbrooke)

Như bảng trên có thể thấy rằng việc tiếp xúc với thiên nhiên là yếu tố quan trọng trong rất nhiều hoạt động mạo hiểm. Khung cảnh hay khu vực càng hoang dã lại càng có tính mạo hiểm cao. Nhưng đồng nghĩa với nguy hiểm cũng là sự kích thích, và sự trải

13

nghiệm cao hơn hẳn khi được hoà mình vào cuộc sống hoang dã. Chính vì thế các hoạt động mạo hiểm dựa vào thiên nhiên có sức hút rất cao.

Du lịch dựa vào thiên nhiên là một thuật ngữ rất rộng bao hàm bên trong nó rất nhiều loại hình du lịch khách nhau thường diễn ra trong khung cảnh tự nhiên hoang sơ, chưa bị làm biến đổi.

Du lịch sinh thái và du lịch khám phá cuộc sống hoang dã chính là những hình thức được biết đến nhiều nhất. Du lịch sinh thái được coi như là loại hình du lịch có tính bền vững nhất vì nó có tính giáo dục và bảo tồn cao.

Tuy nhiên, càng ngày du lịch sinh thái và du lịch mạo hiểm càng có những điểm tương đồng, nhất là khi khoa học kỹ thuật phát triển và đưa vào ứng dụng những công nghệ mới gây tác động tối thiểu đến môi trường. Cũng giống như du lịch mạo hiểm, hiện cũng chưa có một định nghĩa thống nhất nào về du lịch sinh thái trên Thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng.

Mối liên hệ giữa du lịch sinh thái và du lịch mạo hiểm là rất mạnh và đôi khi rất khó phân biệt. Có nhiều họat động của du lịch mạo hiểm được thực hiện theo cách tiếp cận của du lịch sinh thái. Nhiều doanh nghiệp hoặc hãng lữ hành mạo hiểm kết hợp các giá trị của du lịch sinh thái vào các sản phẩm và họat động của mình và đôi khi đưa ra cả hai lọai hình sản phẩm.

Bảng 1.2. Phân biệt du lịch sinh thái và du lịch mạo hiểm Du lịch sinh thái Du lịch mạo hiểm

• Kinh nghiệm hướng vào thiên nhiên

• Khám phá các hệ sinh thái và cái lòai sinh vật

• Tác động tối thiểu

• Thiên về giáo dục

• Tiếp cận dễ dàng và an tòan

• Tiện nghi

• Quan tâm đến các cộng đồng

• Kinh nghiệm vận động

• Tình huống mạo hiểm

• Có tác động lên môi trường

• Thiên về kỹ năng, kỹ thuật

• Tiếp cận khó và có nhiều đe dọa

• Tiện nghi tương đối

• Quan tâm đến các nền văn

14 địa phương

• Hướng vào các giá trị nội tại của thiên nhiên

hóa nhỏ

• Kết hợp giữa công nghệ và thiên nhiên (trang thiết bị tinh vi) (Nguồn: Trương Thị Lan Hương, 2007)

Tuy nhiên, có thể thấy rằng, du lịch mạo hiểm không phải lúc nào cũng tôn trọng môi trường của khu vực tham quan, nó hướng vào sử dụng khoảng không nhưng không phải lúc nào cũng bảo vệ chúng.

Hiện nay, với trào lưu phát triển bền vững, du lịch mạo hiểm cũng hướng đến bảo vệ môi trường và vì thế khó có thể phân biệt rạch ròi hai loại hình du lịch này. Nhưng có một điều có thể khẳng định rằng du lịch mạo hiểm và du lịch sinh thái liên quan chủ yếu đến môi trường tự nhiên và chính vì thế chúng là những phân đoạn nhỏ của du lịch dựa vào thiên nhiên.

Du lịch mạo hiểm nhắm vào các thách thức trong thể thao, thực hành một họat động, vượt qua kỷ lục của bản thân chứ ít chú ý đến khám phá và tìm hiểu môi trường xung quanh. Ngoài ra, có một điều khác nhau đáng chú ý nữa, đó là cách ứng xử khác nhau của các đối tượng du khách. Ta có thể thấy rõ hơn sự khác biệt này trong bảng so sánh sau đây:

1.1.3.3. Du lịch văn hóa, du lịch dựa vào cộng đồng và du lịch mạo hiểm

Theo Luật Du lịch (năm 2017), khoản 17, điều 3, chương 1, “Du lịch văn hóa là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở khai thác giá trị văn hóa, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, tôn vinh giá trị văn hóa mới của nhân loại”. Du lịch văn hóa là một trong những loại hình có tính hấp dẫn cao vì nó sử dụng những giá trị văn hóa đậm đà bản sắc của địa phương thông qua các vật dẫn hoặc phương thức biểu đạt, cung cấp cho du khách cơ hội chiêm ngưỡng, thử nghiệm và cảm thụ. Việc hình thành văn hóa của từng dân tộc đều bắt nguồn từ các điều kiện tự nhiên, xã hội của dân tộc đó nên có bản sắc rất riêng biệt.

Chính vì thế, khi đến một vùng đất nào đó, du khách thường chú ý khám phá những điều mới mẻ, khác biệt về văn hóa, và du lịch văn hóa cũng mang trong mình yếu tố khám phá. Còn du lịch dựa vào cộng đồng là một xu hướng mới xuất hiện, khuyến

15

khích sự tham gia của người dân vào du lịch vì họ chính là một phần của sản phẩm du lịch của điểm đến. Du lịch dựa vào cộng đồng còn có ý nghĩa bảo tồn và chia sẻ lợi ích là những điều mấu chốt của phát triển bền vững. Không có cộng đồng thì sẽ không có văn hoá. Do đó du lịch dựa vào cộng đồng gắn liền với du lịch văn hóa. Có thể nói du lịch dựa vào cộng đồng chính là sự thể hiện một cách chân thực và chính thống nhất của văn hóa địa phương. Đồng thời, nó hướng đến phát triển bền vững nhờ vào sự tham gia tích cực của các cộng đồng dân cư địa phương vào công tác bảo tồn. Du lịch mạo hiểm, ngoài ý nghĩa khám phá về môi trường thì còn có ý nghĩa khám phá về con người, về vùng đất nơi mình đến thăm. Khi khám phá về văn hóa cũng nảy sinh rất nhiều yếu tố mạo hiểm. Có thể kể đến sốc văn hóa của người vùng này khi sang một vùng khác. Đó cũng là một thách thức có thật cần chinh phục.

Tóm lại, DLMH không thể tách biệt rạch ròi và đứng riêng biệt mà nó nằm trong một mối quan hệ mật thiết giữa du lịch thể thao, du lịch sinh thái và du lịch văn hóa được diễn ra trong một khung cảnh thiên nhiên hoang sơ với sự tổ chức chuyên nghiệp để mang lại cho du khách những cảm nhận của sự chinh phục các thách thức cả về mặt thể chất lẫn tinh thần và những kỹ năng, bản lĩnh cũng như kinh nghiệm phong phú.

1.1.3.4. Du lịch mạo hiểm và du lịch khám phá

Du lịch khám phá là loại hình du lịch có liên quan mật thiết đến việc tìm hiểu những điểm đến cũng như những nền văn hóa mới lạ. Du lịch khám phá chú trọng tạo nên sự kích thích tâm lý, sự trải nghiệm kiến thức và có ít những vận động thể lực cũng như các nhiệm vụ khó khăn dành cho du khách. Loại hình du lịch mạo hiểm lại chủ yếu tạo ra những tác động tâm lý linh hoạt với những hoạt động có mức độ mạo hiểm cao. Đó chính là sự khác nhau căn bản giữa 2 loại hình này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch mạo hiểm tại lai châu (Trang 20 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)