CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH MẠO HIỂM
1.1. Tổng quan về du lịch mạo hiểm
1.1.6. Thị trường du lịch mạo hiểm và khách du lịch mạo hiểm
Nhiều nghiên cứu đã nhận định thị trường du lịch mạo hiểm là một thị trường có tốc độ phát triển gần như nhanh nhất trong những năm gần đây. Tuy nhiên việc xác định độ lớn của thị trường khách du lịch mạo hiểm là rất khó vì hiện nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về du lịch mạo hiểm.
Bảng 1.5. Ước tính thị trường du lịch mạo hiểm quốc tế
Thị trường Số lượng khách (triệu lượt)
Thị trường hiện tại 4 - 5
50% Khách trượt tuyết 18
50% Khách lặn biển 3
50% Khách lướt sóng 2.5
50% Khách du lịch dựa vào thiên nhiên 15
25% Khách du lịch văn hoá 15-18
Tổng 58-60
(Nguồn: Millington, 2001)
Hơn nữa, du lịch mạo hiểm dựa rất nhiều vào địa hình của từng khu vực nên các hoạt động không giống nhau, chính vì thế càng gây khó khăn cho việc xác định thị trường.
Việc nhận định tiềm năng và định hướng phát triển du lịch mạo hiểm tại các nước cũng rất khác nhau. Các nghiên cứu khi thu thập dữ liệu về thị trường cũng không đồng nhất. Thêm vào đó, du lịch mạo hiểm là một vấn đề rất phức tạp vì vẫn còn nhiều trường phái khác nhau.
Tuy vậy, căn cứ theo trường phái cổ điển, tức là du lịch mạo hiểm diễn ra trong bối cảnh thiên nhiên hoang dã, hiếm có và có xu hướng thể thao thì vẫn có thể xác định được một phần của thị trường du lịch mạo hiểm.
Theo Millington (2001), thị trường khách du lịch mạo hiểm quốc tế là vào khoảng 4 đến 5 triệu chuyến đi vào năm 2000, chiếm khoảng 7% trên tổng số các chuyến du lịch
20
quốc tế trên thế giới. Thị trường tiềm năng thì lớn hơn nhiều, vào khoảng 60 triệu khách, chiếm khoảng 14%. Theo Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) và Millington, thị trường tiềm năng này có thể được phân ra như sau :
Còn thị trường khách du lịch mạo hiểm nội địa cũng rất khó xác định nhưng đây là một thị trường tiềm năng rất lớn vì khách du lịch mạo hiểm có xu hướng đi khám phá các điểm đến trong nước trước khi đi ra nước ngoài.
Bảng 1.6. Thị trường khách du lịch thiên nhiên và thiên nhiên hoang dã Tổng lƣợt khách quốc tế Khách du lịch
thiên nhiên
Khách du lịch thiên nhiên hoang dã 1988 – 393 triệu 157-236 triệu 79-157 triệu 1994 – 528.4 triệu 211-317 triệu 106-211 triệu Chi tiêu của du khách
quốc tế trong chuyến đi
Khách du lịch thiên nhiên Khách du lịch thiên nhiên hoang dã 1988 – 388 tỷ USD 93-223 tỷ USD 47-155 tỷ USD 1994 – 416 tỷ USD 166-250 tỷ USD 83-166 tỷ USD
(Nguồn: Hiệp hội du lịch sinh thái quốc tế, 2000)
Như vậy, có thể thấy rằng thị trường du lịch mạo hiểm là hết sức rộng lớn và là cơ hội để du lịch mạo hiểm phát triển hơn nữa, nhất là tại những quốc gia mới nổi lên như Việt Nam. Vùng Lâm Đồng, Đà Lạt, ngoài những thế mạnh về khí hậu thì còn cần phải chú trọng khai thác những tiềm năng về du lịch mạo hiểm để đưa du lịch địa phương lên một tầm cao mới và khẳng định thương hiệu về du lịch mạo hiểm, từ đó thu hút thêm nhiều khách quốc tế.
1.1.6.2. Khách du lịch mạo hiểm
Khách du lịch là một thành phần không thể thiếu trong kinh doanh du lịch, và đối với du lịch mạo hiểm thì khách du lịch càng đóng vai trò quan trọng hơn nữa đã và đang cùng du lịch sinh thái trở thành hai nguồn khách chủ đạo vượt trội hơn các nguồn khách từ các hình thức du lịch khác.
Theo xu hướng hiện nay người đi du lịch ngày càng theo xu hướng cá nhân nhỏ lẻ
21
nhưng chi tiêu cao. Con người ngày càng tiến triển lên tầm cao mới, đời sống ngày càng được cải thiện dẫn dến nhu cầu đi du lịch ngày càng nhiều, và xu hướng du lịch tìm về thiên nhiên thưởng ngoạn, giải trí, thử thách lòng can đảm đang trở thành “mốt”
trong cuộc sống hiện đại đầy cạnh tranh.
Trên thế giới hiện nay đã hình thành thành các tập quán văn hóa đi du lịch mạo hiểm, biến loại hình này trở thành một hình thức du lịch không chỉ mang tính giải trí, vui chơi mà còn là một cách học hỏi, tích lũy kiến thức bổ ích cho cá nhân, từ đó nhận thức được môi trường đang sống để ý thức, bảo vệ môi trường sống mà mình đang đứng trên đó. Nguồn khách chủ yếu từ châu Âu, Bắc Mỹ chiếm hơn 50% trong tổng số khách đi du lịch mạo hiểm, điều này nói lên việc nhận thức về tự nhiên của châu Á nói chung và Việt Nam chúng ta nói riêng vẫn còn khá là hạn chế. Hầu như người Việt Nam chỉ tham gia nhiều vào du lịch thuần túy hay nói cách khác họ chỉ mới đứng ở khoảng giữa vị trí thứ 2 và thứ 3 trong thang nhu cầu của Maslow, họ đang trong thời kỳ chuyển giao nên mọi thứ chưa được định hình một cách rõ ràng. Đây sẽ là nguồn khách tiềm năng và chủ đạo trong tương lai không xa. Một số đặc điểm của khách du lịch mạo hiểm ngoài trời là:
- Có một lực lượng du lịch có động cơ đa dạng bao gồm sự mạo hiểm, niềm vui thú, hoạt động giải trí ngoài trời, các hoạt động mang tính chất vận động, thử thách cá nhân, có cơ hội cho việc tăng tầm nhận thức, và công tác bảo tồn tài nguyên môi trường.
- Những du khách du lịch mạo hiểm hy vọng sẽ có những hoạt động bổ túc kinh nghiệm bởi sự phiêu lưu, niềm thích thú và tìm kiếm sự nâng cao kiến thức - sự hiểu biết cho bản thân.
- Khách du lịch mạo hiểm mong muốn các dịch vụ, cơ sở vật chất kỹ thuật tốt.
- Khách du lịch mạo hiểm có trình độ học vấn khá cao và quan tâm đến môi trường, văn hoá truyền thống, các khu vực hoang sơ, xa xôi, các điểm khó đến được.
- Theo Tourism Queensland (2003), khách du lịch mạo hiểm có thể được mô tả cụ thể như sau: nằm trong độ tuổi 25 đến 55, ở xu hướng du lịch mạo hiểm nhẹ có thể cao hơn 55 tuổi. Tỷ lệ nam, nữ thay đổi theo hoạt động, những hoạt động nặng thu hút giới
22
trẻ và nam nhiều hơn. Đa số thường đi du lịch cùng vợ/chồng hoặc bạn bè, cũng có một bộ phận đi du lịch một mình. Có trình độ cao, thường ở bậc đại học hoặc trên đại học. Có thu nhập cao hơn khách du lịch thông thường và thường có vị trí nghề nghiệp ổn định, vị trí quản lý. Thường sống trong các khu vực đô thị.