CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH MẠO HIỂM
CHƯƠNG 2. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH MẠO HIỂM TẠI LAI CHÂU
2.4. Thực trạng phát triển du lịch mạo hiểm tại Lai Châu
2.4.2. Các sản phẩm du lịch mạo hiểm
2.4.2.1. Hệ thống khu, điểm du lịch mạo hiểm
Hiện tại, trong số 14 khu, điểm du lịch trong toàn tỉnh thì chỉ có một số ít có tổ chức các hoạt động du lịch mạo hiểm. Đối với tuyến du lịch mạo hiểm thì tại Lai Châu chưa hình thành tuyến rõ rệt, chủ yếu do các công ty tự nghiên cứu và đưa ra tuyến du lịch mạo hiểm theo cách riêng của mình. Lai Châu có 1 thành phố và 7 huyện, tuyến du lịch mạo hiểm thường có độ dài từ 1 - 4 ngày tùy theo nhu cầu của khách.
Tại Lai Châu và vùng phụ cận, đó là các điểm du lịch Tả Phìn, Lao Chải.. .
Các khu du lịch này ban đầu chỉ tổ chức các hình thức tham quan, ngắm cảnh và một số dịch vụ lưu trú, ăn uống nhưng rất đơn điệu. Vài năm trở lại đây từ nhu cầu của các các khu, điểm cũng bắt đầu tổ chức một số hoạt động du lịch mạo hiểm như leo núi tại
52
các điểm du lịch. Theo như điều tra (Bảng 2.10) điểm du lịch mà khách thường tham gia các hoạt động mạo hiểm nhất bao gồm Sin Suối Hồ 22% người trả lời, Khu du lịch Cầu Kính Rồng Mây 35% và PuTaLeng (30,%). Điều này cũng hoàn toàn hợp lý căn cứ vào địa hình và thực trạng phát triển du lịch của những khu, điểm này.
Bảng 2.9. Điểm du lịch mạo hiểm mà khách tham gia
Các điểm %
PuTaLeng 30
Thác Tác Tình 10
Khu du lịch sinh thái đỉnh đèo Hoàng Liên Sơn 16
Sin Suối Hồ 22
Sì Thâu Chải 20
Tả Phìn 10
PuSamCap 10
Khu du lịch Cầu Kính Rồng Mây 35
Lòng hồ Thủy điện 10
Nơi khác 25
Theo quan sát, tất cả các khu, điểm du lịch đều nằm ở các khu vực có địa hình phức tạp, bao gồm núi cao, thác, hồ và có phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ. Điều này hoàn toàn phù hợp với những nhận định mà các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã đưa ra. Chứng tỏ du lịch mạo hiểm thường diễn ra trong khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, đặc biệt nhiều hơn ở các vùng núi. Tuy vậy, các khu vực này có cơ sở hạ tầng còn rất hạn chế do khó tiếp cận hơn so với các điểm du lịch thông thường.
Khảo sát thực địa tại điểm du lịch PuTaLeng cho thấy các khu vực này thường có phần cảnh quan nhân tạo không phù hợp với thiên nhiên, chủ yếu là nhằm phục vụ khách du lịch thông thường. Tại đỉnh PuTaLeng, Bạch Mộc Nương Tử do địa hình hiểm trở nên hầu hết chỉ đón khách của các công ty lữ hành mạo hiểm đưa đến và một số ít khách lẻ. Cơ sở hạ tầng còn kém do chưa được đầu tư tốt. Lối xuống thác nhiều chỗ không an toàn, không có lan can, biển báo. Các hoạt động kinh doanh chủ yếu bao gồm cho thuê các dụng cụ như lều trại, xe chuyên dụng, dụng cụ leo núi, dịch vụ leo núi. Ngoài
53
ra cũng có những khu chuyên dành cho hoạt động leo núi và dù lượn Bản Sì Thâu Chải, Khu du lịch Cầu kính Rồng Mây có thể nói đây là điểm được tổ chức tương đối bài bản để đón khách du lịch mạo hiểm. Tại thácTác Tình từ khi có dù lượn thì đã thu hút được khá đông khách du lịch nội địa. Nơi đây cũng là một trong những điểm mà các công ty du lịch địa phương chọn để tổ chức các hoạt động như tham quan hang động, đi bộ mạo hiểm. Tuy vậy, vấn đề quy hoạch các khu vực dành cho hoạt động mạo hiểm còn chưa được chú trọng, đa phần vẫn chỉ khai thác chứ chưa có đầu tư, nhất là cho việc đảm bảo an toàn cho du khách.
Một số các khu vực khác như PuSiLung, khu vực lòng Hồ thuỷ điện Lai Châu đa phần không có quản lý về các hoạt động du lịch mạo hiểm. Việc khai thác chỉ dựa vào tài nguyên thiên nhiên hoang sơ. Có một số hoạt động khai thác có giấy phép như chèo thuyền độc mộc tại Sông Đà, đi săn của Công ty cổ phần Du lịch sinh thái ..., các tour trekking trong rừng già khu núi PuTaLeng. Còn lại các tour đi bộ mạo hiểm hay đạp xe xuyên qua các tỉnh thì hầu như không có bất cứ việc quy hoạch, quản lý nào từ phía địa phương. Cũng theo phỏng vấn sâu các giám đốc công ty, việc tìm kiếm các khu vực có thể khai thác du lịch mạo hiểm đa phần là từ các công ty du lịch và gần như không có định hướng hay quy hoạch gì từ phía địa phương, chính vì thế các công ty cũng chưa có đóng góp về mặt tài chính.
Với các khu vực khác trong tỉnh như Mường Tè, Sìn Hồ, Nậm Nhùn thì khách có thể thực hiện các hoạt động mạo hiểm ngay tại huyện đó hoặc đi từ huyện này sang huyện khác với các hoạt động như: đi thuyềnvượt sông .., đi bộ trong vườn quốc gia chèo thuyền đuôi én, thăm các điểm nuôi cà lồng trên lòng hồ hoặc đi xe đạp tại qua các cung đèo Sìn Hồ, Dào San tham quan và khám phá hệ sinh thái nông nghiệp...
Tóm lại, ở các khu, điểm du lịch, việc tổ chức kinh doanh, quy hoạch xây dựng các khu vực chuyên cho du lịch mạo hiểm còn ở bước sơ khai và chưa thực sự thu hút được du khách, nhất là khách quốc tế.
Các điều kiện về an toàn, hướng dẫn hay các khoá huấn luyện là vẫn còn bỏ ngỏ. Đơn cử đã có trường hợp bị thương khi thám hiểm hang động tại Lản Nhì Thàng (huyện Phong Thổ). Tỷ lệ tuy rất nhỏ nhưng đó cũng là những nguy cơ tiềm ẩn mà các khu,
54
điểm du lịch cần phải quan tâm hàng đầu nhất là trong lĩnh vực du lịch mạo hiểm.
Trong thời điểm hiện tại do số lượng khách chưa đông nên các hoạt động du lịch mạo hiểm chưa gây ra nhiều tác động tiêu cực về mặt môi trường nhưng trong tương lai, cần có sự quản lý chặt chẽ từ các cơ quan hữu quan để: đảm bảo an toàn cho du khách, có các cơ chế bảo vệ môi trường phù hợp, có sự chia sẻ lợi ích cũng như chi phí công bằng nhằm khai thác hiệu quả và triệt để hơn nguồn tài nguyên sẵn có.
2.4.2.2. Các sản phẩm du lịch mạo hiểm
Một số sản phẩm du lịch mạo hiểm hiện nay đang được khách du lịch lựa chọn đó là:
Trekking: Đi bộ đường dài trong rừng, có nhiều địa hình khác nhau. Với đặc điểm vùng núi cao, hệ thống rừng ở Lai Châu rất phong phú và còn giữ được nét hoang sơ, khách du lịch mạo hiểm có thể khám phá và tham gia vào các sinh hoạt độc đáo của người dân bản địa, đó là các dân tộc như Cống, Mảng, Si La….Khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi như: PuTaLeng. Thời gian của tour thường từ 1 ngày đến 5 ngày. Mức độ mạo hiểm đối với sản phẩm này ở cấp độ nhẹ.
Mountain Biking: Xe đạp địa hình, leo núi, đi xe đạp ở nhiều địa hình khác nhau, ở khu vực núi hoặc đồng bằng. Cung đường Đèo Hoàng Liên Sơn, Sìn Hồ.
Ngoài ra với sản phẩm này, còn có các tour đi sang địa phương khác như: Sa Pa, Điện Biên, thời gian của tour thường từ 1 ngày đến 3 ngày. Với sản phẩm xe đạp địa hình thì cấp độ mạo hiểm cũng ở mức trung bình, vì việc đổ dốc đối với xe đạp địa hình cần phải có kỹ thuật cao.
Combined: Là hoạt động đi bộ, đi dạo trong rừng, cắm trại, leo xuống vách núi, vượt thác. Khu vực thuận lợi cho sản phẩm này là: PuTaLeng, Bạch Mộc Lương Tử, vùng phụ cận. Thời gian của tour cũng là 3 ngày. Hoạt động tổng hợp trong sản phẩm combined kết hợp nhiều mức độ mạo hiểm khác nhau, từ mức độ thấp đến trung bình và đến mức độ cao.
Adventure packages: Đây là tour chuyên mạo hiểm, thám hiểm đường dài, kết hợp quan sát thiên nhiên Lai Châu. Khu vực thuận lợi như .Thời gian của tour từ 4
55
ngày đến 05 ngày thì giá của một tour du lịch mạo hiểm dao động trong khoảng từ 50 đến 60 USD/khách/ngày.
Nhìn chung, các sản phẩm du lịch mạo hiểm tại Lai Châu là rất phong phú và dựa vào địa hình và tài nguyên đa dạng tại địa phương là chính. Đó cũng là điểm hơn hẳn của du lịch mạo hiểm trong khung cảnh vùng núi so với các khu vực địa hình khác. Đây là một lợi điểm cần phát huy nhằm đa dạng hoá sản phẩm DLMH của Lai Châu.
Bảng 2.10. Giá các dịch vụ có tại khu, điểm du lịch mạo hiểm
STT Tên sản phẩm/dịch vụ Giá
1 Leo núi 1.500.000 đ/chuyến/1 người 2 Dự lượn 50-60 USD/người cho ẵ giờ bay 3 Cầu kính 50.000 đ/người (lên và xuống) 4 Chèo thuyền đuôi én 50 USD/người/ngày