CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH MẠO HIỂM
CHƯƠNG 2. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH MẠO HIỂM TẠI LAI CHÂU
2.3. Tiềm năng và điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm tại Lai Châu
2.3.1. Hệ thống tài nguyên du lịch mạo hiểm
Tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ của ngành du lịch, đến việc hình thành, chuyên môn hóa các vùng du lịch và hiệu quả kinh tế của hoạt động dịch vụ. Dĩ nhiên ảnh hưởng này chịu sự chi phối gián tiếp của các nhân tố kinh tế - xã hội như phương thức sản xuất và tính chất của quan hệ sản xuất, trình độ phát triển kinh tế - văn hóa và cơ cấu, khối lượng nhu cầu du lịch…Do vị trí đặc biệt quan trọng của nó, tài nguyên du lịch được tách ra thành một phân hệ riêng biệt trong hệ thống lãnh thổ nghỉ ngơi du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm các thành phần và những kết hợp khác nhau của cảnh quan tự nhiên và cảnh quan nhân văn (văn hóa) có thể được sử dụng cho dịch vụ du lịch và thỏa mãn nhu cầu về chữa bệnh, nghỉ ngơi, tham quan hay du lịch. Khái niệm tài nguyên được hiểu như sau : “tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên và văn hóa - lịch sử cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục và phát triển thể lực và trí lực của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ, những tài nguyên này được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp, cho việc sản xuất dịch vụ du lịch”.[16, tr33].
Tài nguyên du lịch đối với mỗi loại hình du lịch có đặc trưng riêng. Có ý nghĩa quan trọng đối với du lịch thể thao, mạo hiểm, theo lộ trình là đặc điểm của lãnh thổ như khả năng vượt chướng ngại và sự tồn tại của các vật chướng ngại (ghềnh, đèo, vượt sông…), vùng có ít dân và cách xa nhau. Đối tượng của du lịch tham quan lại là những
38
danh lam thắng cảnh văn hóa – lịch sử và tự nhiên, các mục tiêu kinh tế độc đáo, lễ hội và thành phần của văn hóa dân tộc (trò chơi dân tộc, thủ công mỹ nghệ truyền thống.
Trong cuộc “Khảo sát những dự định du lịch Châu Á - 2007” của Hiệp hội Du lịch khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (PATA) cho thấy kết quả khảo sát về những lý do chính để khách du lịch chọn Việt Nam là điểm đến, 5 lý do đó là: giá hàng hóa và dịch vụ thấp (49%), phong cảnh thiên nhiên hấp dẫn (44%), sự khác biệt và các giá trị văn hóa truyền thống (41%), du lịch mạo hiểm đến những vùng thiên nhiên (38%), và con người Việt Nam thân thiện (35%).
Điều này cho thấy Việt Nam vẫn đang là điểm đến hấp dẫn khách du lịch trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu bị suy thoái, kéo theo những lựa chọn của khách du lịch cũng có chiều hướng thay đổi bằng cách tiết kiệm chi phí và đi lại những nơi gần với nơi ở của mình.
Việt Nam với lý do: là điểm đến với du lịch mạo hiểm đến những vùng thiên nhiên thì các vùng núi có nhiều tiềm năng về du lịch mạo hiểm có giá trị được du khách đánh giá cao, trong đó có Lai Châu, một tỉnh Tây Bắc với nhiều lợi thế về vị trí địa lý, địa hình và cảnh quan….điều đó mang lại cho Lai Châu những điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình du lịch mạo hiểm.
2.3.1.1. Tài nguyên tự nhiên Vị trí địa lý
Lai Châu là một tỉnh miền núi Tây Bắc Việt Nam; có tọa độ địa lý từ 21040’ đến 22050’ vĩ độ Bắc và từ 102020’ đến 1030 kinh độ Đông. Phía bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và tỉnh Lào Cai; phía đông giáp các tỉnh Lào Cai, Yên Bái; phía tây giáp tỉnh Điện Biên, Sơn La; phía nam giáp tỉnh Điện Biên. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 9.068,8 km2, đứng thứ 10 trong 63 tỉnh, thành cả nước.
Lai Châu có 265,165km đường biên giới Việt - Trung, có cửa khẩu quốc gia Ma Lù Thàng và nhiều lối mở trên tuyến biên giới Việt - Trung trực tiếp giao lưu với vùng lục địa rộng lớn phía Tây Nam của Trung Quốc; được gắn với khu vực tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh bằng các tuyến quốc lộ 4D, 70, 32 và đường thủy sông Đà, có tiềm năng để phát triển dịch vụ - thương mại,
39
xuất nhập khẩu và du lịch. Đồng thời, tỉnh Lai Châu cũng có vị trí chiến lược hết sức quan trọng về quốc phòng, an ninh và bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.
Các dạng địa hình và cảnh quan
Địa hình của tỉnh Lai Châu mang tính phân bậc, có thể xác định 5 bậc (>2.500m, 1.600 - 2.000m, 1.100 - 1.200m, 600 - 800m và thấp nhất là 300 -500m. Độ dốc liên quan khá chặt chẽ đến các mực địa hình và đới chuyển tiếp giữa chúng, nhưng nhìn chung, địa hình của tỉnh chủ yếu ở cấp độ dốc đến rất dốc (90% diện tích tự nhiên có độ dốc trên 250). Độ chia cắt sâu ở mức cao (chủ yếu 200-600m/km2).
Bảng 2.8. Tỷ lệ phân bố địa hình theo độ dốc trên địa bàn tỉnh Lai Châu Cấp độ dốc
(độ)
Diện tích
(km2) Đặc điểm phân bố
0 - 80 825
Phân bố hầu hết ở các huyện, xã của tỉnh Lai Châu.
8 - 150 1.894 15 - 250 3.680
25 - 350 1.877 Phân bố tập trung nhiều ở các khu vực phía đông, đông bắc huyện Mường Tè, phía nam các huyện Nậm Nhùn, Sìn Hồ, Than Uyên
> 35 795
Phía nam và đông nam huyện Sìn Hồ, phía bắc huyện Sìn Hồ, phía tây huyện Phong Thổ, phía đông tỉnh Lai Châu chạy dọc các huyện Phong Thổ, Tam Đường, Tân Uyên
Tổng 9.079
Tài thực vật rừng và động vật rừng
Theo thống kê qua các công trình điều tra của Viện Điều tra quy hoạch rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, sơ bộ ban đầu cho thấy, thực vật có mạch bậc cao trên địa bàn có tới trên 740 loài thuộc 500 chi của 156 họ trong 5 ngành thực vật. Trong đó có 29 loài thực vật quý hiếm trong sách Đỏ Việt Nam cần được bảo vệ. Qua đây có thể khẳng định sự đa dạng phong phú về số loài, số chi, số họ của khu hệ thực vật tại Lai Châu.
Tài nguyên lâm sản ngoài gỗ: Lâm sản ngoài gỗ Lai Châu khá phong phú, nhiều
40 loại có giá trị cao như:
- Cây lấy nhựa, dầu: thông, cao su, trẩu, sở.
- Các loại tre, nứa, vầu, giang, song mây, ...
- Các loài cây dược liệu, thực phẩm: tam thất đen, sa nhân, thảo quả, thiên niên kiện, ngũ gia bì, máu chó, củ bình vôi, huyết đằng, hoài sơn, hoàng thảo,...
Trước đây, khu hệ động vật rừng cũng rất đa dạng và phong phú. Nhưng do diện tích rừng giảm, môi trường sống bị thu hẹp, đặc biệt là nạn săn bắn chim thú rừng bừa bãi… đã làm cho số lượng giảm sút về thành phần loài và số lượng cá thể. Theo thống kê chưa đầy đủ trên địa bàn tỉnh có khoảng 59 loài thú, 185 loài chim, 36 loài bò sát, 11 loài lưỡng cư. Những loài động vật quý hiếm cần được bảo vệ có: gấu chó, gấu ngựa, báo, các loài khỉ, rái cá, công, niệc cổ hung, trăn gấm,...
Nhìn chung, khu hệ động, thực vật rừng mang tính đặc trưng của khu hệ động, thực vật núi đất xen núi đá vôi vùng Tây Bắc. Chính vì vậy cần phải có biện pháp bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên này.
2.3.1.2. Tài nguyên du lịch văn hóa
Các di tích lịch sử văn hóa: Tỉnh Lai Châu có rất nhiều di tích lịch sử văn hoá, có thể liệt kê một số di tích lịch sử văn hoá, lễ hội điển hình như sau:
- Quần thể đền thờ vua Lê Thái Tổ và bia vua Lê Thái Tổ
Di tích Bia Lê Lợi thuộc xã Lê Lợi và xã Pú Đao, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia theo Quyết định 10/VH-QĐ, ngày 02/9/1981, thuộc danh mục số 185 của Bộ Văn hóa về xếp hạng di tích cấp quốc gia Bia Lê Lợi. Cuối 2016, Bia Lê Lợi chính thức được công nhận là Bảo vật quốc gia theo Quyết định số 2496/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 22/12/2016. Đầu năm 2017, Đền thờ vua Lê Lợi cũng được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia theo Quyết định số 218/QĐ-BVHTTDL, ngày 23/01/2017.
Bia Lê Lợi là hiện vật gốc độc bản, hoàn toàn không trùng lặp với các văn bia đã được phát hiện ở nước ta từ trước tới nay, văn bia vừa mang giá trị to lớn về lịch sử nhưng cũng là một kiệt tác văn hóa của vị anh hùng tài hoa của dân tộc.
- Nơi giam giữ cố Luật sư – Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ
41
Ngày 13/4/1950, luật sư Nguyễn Hữu Thọ bị bắt với “tội” phát tán truyền đơn bất hợp pháp. Trước dư luận nhân dân biểu tình đòi thực dân Pháp thả luật sư Nguyễn Hữu Thọ thực dân Pháp không dám đưa luật sư Nguyễn Hữu Thọ ra tòa án vì sợ phản ứng của quần chúng. Để cách ly ông với phong trào cách mạng đang sục sôi của thành phố Sài Gòn, thực dân Pháp quyết định đày ông lên bản Giẳng, xã Mường Tè, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Đây là nơi tận cùng phía Tây Bắc của đất nước, cuộc sống hoang sơ, khó khăn đủ bề hòng đày đọa và giết chết người cách mạng kiên trung.
Ngày 23/8/2012, Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu ban hành Quyết định số 882/QĐ- UBND tỉnh Lai Châu công nhận di tích nằm trên địa phận bản Giảng, xã Mường Tè, huyện Mường Tè là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.
- Lễ hội Then Kim Pang
Hằng năm, cứ vào mùng 10-3 (âm lịch), người Thái Trắng ở Lai Châu lại kéo về xã Khổng Lào, huyện Phong Thổ để dự Lễ hội Then Kin Pang.
Truyền thuyết của người Thái Trắng kể lại rằng: Sau Pô Phà (vua trời) là Then có lòng bao dung độ lượng, yêu thiên nhiên cỏ cây, con người. Vì vậy, vua trời đã phái các thần Then xuống hạ giới đầu thai thành người phàm trần để cứu nhân độ thế. Ai đau ốm thì được Then cho thuốc. Người nào gặp rủi ro, vận hạn, Then sẽ cầu phúc cho tai qua nạn khỏi. Then cũng là người đại diện để cầu nguyện các vị thần linh trên trời tạo phúc cho dân, ban cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, bản Mường yên vui no ấm. Đây cũng là ngày các Lụ liệng - Lụ hương (tức là những người con nuôi được Then cầu hồn, chữa bệnh) dâng lễ tạ ơn Then.
- Lễ hội Gầu tào xã Dào San
Xưa kia, Lễ hội Gầu tào thường do các gia đình người Mông giàu có đứng ra tổ chức, nhằm mong thần linh ban cho năm mới có nhiều con cháu, lúa xếp đầy bồ, ngô treo đầy gác. Dần dần, Gầu tào trở thành lễ hội vui xuân, cầu phúc truyền thống của cả bản làng, mong cho mưa thuận gió hòa, người người mạnh khỏe, nhà nhà yên vui. Hội được tổ chức ngay sau Tết Nguyên đán trong tiết xuân. Hội Gầu Tào ngày nay đã trở thành trung tâm của mọi lễ hội mùa xuân đối với người Mông, Hà Nhì, Dao… của 8 xã của huyện Phong Thổ.
42
- Tết ngô, Là tết cổ truyền lớn nhất trong năm của người Cống ở xã Nậm Khao, huyện Mường Tè, được tổ chức vào ngày 1-6 âm lịch hằng năm, nhằm trình báo với tổ tiên về những việc đã làm được trong năm. Cảm ơn tổ tiên đã phù hộ cho con cháu khỏe mạnh, chăn nuôi, sản xuất gặp nhiều thuận lợi, mùa màng tươi tốt, thóc, ngô đầy nhà.
Để đón Tết ngô, người Cống thường phải chuẩn bị trước nửa tháng. Không khí nhộn nhịp của ngày tết về đến từng gia đình từ 3 đến 4 ngày trước khi ngày tết chính diễn ra. Nhà nhà trong bản đều chuẩn bị ngày tết của gia đình mình sao cho thật chu đáo và vui vẻ nhất. Mọi người trong gia đình đi kiếm củi, lên rừng lấy măng, hái nấm, lên nương bẻ ngô, xuống suối bắt cá, bắt cua về để chuẩn bị cho ngày Tết ngô.