Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch mạo hiểm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch mạo hiểm tại lai châu (Trang 31 - 36)

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH MẠO HIỂM

1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch mạo hiểm

Một trong những điều kiện để phát triển du lịch mạo hiểm đó là tài nguyên du lịch. Tài nguyên được phân loại theo tài nguyên thiên nhiên gắn liền với các nhân tố tự nhiên, và tài nguyên nhân văn gắn liền với các nhân tố về con người và xã hội. Khái niệm tài nguyên du lịch luôn gắn liền với khái niệm du lịch. Tài nguyên du lịch gồm: tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hoá.

“Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác có thể được sử dụng cho mục đích du lịch. Tài nguyên du lịch văn hóa bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóa khác; công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng cho mục đích du lịch.” (Luật Du lịch 2017).

Như vậy, tài nguyên du lịch được xem như tiền đề để phát triển du lịch. Thực tế cho thấy, tài nguyên du lịch càng phong phú, càng đặc sắc bao nhiêu thì sức hấp dẫn và hiệu quả hoạt động du lịch càng cao bấy nhiêu. Các dạng tài nguyên có thể khai thác để phát triển loại hình du lịch mạo hiểm bao gồm :

Các dạng địa hình: trong đó chủ yếu khai thác đặc điểm về độ cao, độ dốc do cấu trúc địa hình tạo nên. Độ dốc càng lớn thì tính mạo hiểm của sản phẩm du lịch tạo ra cũng sẽ càng lớn. Hiện nay, các tours du lịch mạo hiểm (đi bộ hoặc bằng phương tiện như xe đạp, xe máy, ô tô, tàu lượn) ở vùng núi thường được thiết kế ở những khu vực có độ dốc lớn nhằm khai thác tính “mạo hiểm” ẩn chứa trong dạng tài nguyên này .

Ngoài ra, một dạng tài nguyên du lịch địa hình khác thường được khai thác là hệ thống các “hang động” bởi tính mạo hiểm cao chứa đựng trong chúng. Những hang động càng sâu, càng phức tạp (được cấu tạo hỗn hợp giữa 2 tính chất thủy động và động

23

khô) thì càng được quan tâm khai thác. Tất nhiên các giá trị cảnh quan, thẩm mỹ của hang động cũng sẽ đóng vai trò quan trọng, tuy nhiên sẽ là thứ yếu nếu tài nguyên địa hình này được khai thác cho mục đích du lịch mạo hiểm. Một dạng tài nguyên du lịch địa hình khác hiện cũng thường được khai thác cho mục đích du lịch mạo hiểm là dạng địa hình savan (sa mạc hoặc bán hoang mạc).

Hệ thống sông, suối và hồ: trong đó đặc điểm về dòng chảy và địa hình của lòng sông/suối thường được khai thác khi muốn phát triển loại hình du lịch mạo hiểm. Như vậy các sông có độ dốc càng lớn thì càng dễ được lựa chọn. Ngoài đặc điểm cơ bản này, các giá trị cảnh quan dọc theo các sông suối hoặc cảnh quan các hồ trên hệ thống các sông suối sẽ là yếu tố tài nguyên quan trọng bổ trợ tạo nên tính hấp dẫn cho các hoạt động du lịch mạo hiểm.

Các giá trị cảnh quan, hệ sinh thái: đặc biệt là các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên là dạng tài nguyên du lịch bổ trợ quan trọng. Thực tế cho thấy các tour du lịch mạo hiểm ở vùng núi thường được thiết kế đi qua các khu vực có cảnh quan đẹp, hấp dẫn hay những vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên có các giá trị đa dạng sinh học cao. Những giá trị tài nguyên này sẽ góp phần không nhỏ tạo nên tính hấp dẫn của các sản phẩm du lịch mạo hiểm

Các giá trị văn hóa bản địa: tiêu biểu là các bản/làng các dân tộc ít người, nơi còn bảo tồn được những giá trị về sinh hoạt văn hóa, sinh hoạt sản xuất truyền thống, về kiến trúc quần cư, kiến trúc công trình (nhà, công trình tín ngưỡng...). Những giá trị văn hóa này của cộng đồng được xem là dạng tài nguyên du lịch bổ trợ quan trọng đối với du lịch mạo hiểm ở vùng núi. Một số nước phát triển du lịch mạo hiểm trên thế giới đã cho thấy rằng mức độ quan trọng các dạng tài nguyên du lịch chủ yếu trên đối với sự phát triển của loại hình du lịch mạo hiểm có khác nhau, cụ thể (theo thứ tự về mức độ quan trọng): Địa hình (đỉnh cao, độ dốc, hang động ); Hệ thống sông, suối và hồ; Các giá trị cảnh quan, hệ sinh thái; các giá trị văn hóa bản địa.

Ngoài ra còn có các điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến hoạt động du lịch nói chung và du lịch mạo hiểm nói riêng như khí hậu, thời tiết, sự an toàn và bất trắc của môi trường tự nhiên.

24 1.2.2. Điều kiện phát triển kinh tế xã hội

Sự phát triển của nền sản xuất xã hội có tầm quan trọng hàng đầu làm xuất hiện nhu cầu du lịch và biến nhu cầu của con người thành hiện thực. Không thể nói tới nhu cầu hoặc hoạt động du lịch của xã hội nếu như lực lượng sản xuất xã hội còn ở trong tình trạng thấp kém. [8, tr.76 ].

Nền sản xuất xã hội phát triển tạo điều kiện ra đời của nhiều nhân tố khác nhau như nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, mức sống, mức thu nhập, thời gian rỗi rãi. Ở các nước có nền kinh tế chậm phát triển, nhìn chung nhu cầu nghỉ ngơi du lịch còn hạn chế, ngược lại nhu cầu nghỉ ngơi ở các nước kinh tế phát triển rất đa dạng. Bên cạnh nhu cầu giải trí cuối tuần, hàng năm người dân còn đòi hỏi những đợt nghỉ dài ngày ở những vùng biển, trên núi, trong nước hoặc nước ngoài. Rõ ràng những nhu cầu này phải dựa trên cơ sở vững chắc của nền sản xuất xã hội.[16, tr.76]. Nhu cầu du lịch mạo hiểm cũng xuất phát từ các nước phát triển, khi người dân đã được đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về xã hội, thì người ta sẽ tìm tới những nhu cầu cao cấp hơn. Theo Maslow, bậc thang nhu cầu cao nhất của con người là nhu cầu tự hoàn thiện bản thân, vì vậy du lịch mạo hiểm sẽ giúp con người khám phá thiên nhiên, cuộc sống và từ đó họ tìm thấy bản thân mình, vị trí của mình trong xã hội.

Kinh tế xã hội phát triển sẽ tạo môi trường thuận lợi cho việc cung ứng các nhu cầu của khách, hầu như tất cả các ngành kinh tế đều tham gia vào thúc đẩy sự phát triển của du lịch: nông nghiệp, công nghiệp, giao thông, thông tin liên lạc, cách mạng khoa học kỹ thuật….

1.2.3. Điều kiện cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật Điều kiện cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng có vai trò đặc biệt đối với việc phát triển du lịch, đặc biệt là mạng lưới và phương tiện giao thông là những nhân tố quan trọng hàng đầu. Kết cấu hạ tầng du lịch bao gồm hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, hệ thống cung cấp điện, nước và xử lý chất thải từ hoạt động du lịch. Giao thông là một bộ phận của cơ sở hạ tầng kinh tế, nhưng có những loại phương tiện giao thông sản xuất chỉ phục vụ riêng cho nhu cầu du lịch. Cũng như vậy, đối với du lịch thể thao mạo hiểm thì cần những phương

25 tiện giao thông riêng cho loại hình du lịch này.

Tất cả những yếu tố của cơ sở hạ tầng rất quan trọng trong phát triển du lịch mạo hiểm, nhưng nó không yêu cầu kết cấu hạ tầng du lịch ở những tiêu chuẩn cao như đối với những loại hình du lịch khác (du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thăm quan, du lịch MICE,...). Đây là điều dễ hiểu bởi sự khó khăn/hạn chế đối với điều kiện trong giao thông, sự “thiếu thốn” về điện, nước được xem như một phần không thể thiếu để

“kiểm chứng” bản lĩnh của du khách tham gia loại hình du lịch này. Nói một cách khác sự phát triển loại hình và các sản phẩm du lịch mạo hiểm không cần những điều kiện về hạ tầng du lịch hoàn hảo. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là điều kiện hạ tầng du lịch mạo hiểm không cần phát triển.

Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm các cơ sở lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, dịch vụ bổ sung nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách. Đây được xem là thành phần quan trọng trong cấu thành sản phẩm du lịch và du lịch mạo hiểm nói riêng. Tuy nhiên tỷ trọng này trong thành phần các sản phẩm du lịch thuộc các loại hình du lịch khác nhau sẽ khác nhau. Ví dụ: hệ thống khách sạn, đặc biệt là các khách sạn cao cấp sẽ có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng chất lượng cao, các sản phẩm du lịch MICE, ... tuy nhiên loại cơ sở vật chất kỹ thuật này lại là không cần thiết khi phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái ở các khu bảo tồn thiên nhiên hoặc du lịch làng quê. Đối với việc phát triển loại hình du lịch mạo hiểm thì hệ thống cơ sở lưu trú, đặc biệt tại các khu trung tâm, nơi xuất phát của các tour du lịch mạo hiểm là rất cần thiết. Tuy nhiên do đặc điểm thị trường, nhu cầu lưu trú ở các khách sạn cao cấp là rất hạn chế nếu không nói là không có. Vì vậy vấn đề này sẽ không được đặt ra như một yêu cầu/điều kiện cần thiết để phát triển loại hình du lịch mạo hiểm. Tuy nhiên tùy thuộc vào thời gian của tour du lịch mạo hiểm, các cơ sở lưu trú sẽ được bố trí trên tuyến và chủ yếu sẽ sử dụng nhà dân cho mục đích này.

Ngoài các dịch vụ truyền thống có trong bất cứ sản phẩm du lịch nào như dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống,…một số dịch vụ đặc thù chủ yếu cần được đưa vào du lịch mạo hiểm bao gồm:

26

Dịch vụ huấn luyện: nhằm trang bị cho du khách những kiến thức/kỹ năng cơ bản để có thể làm chủ kỹ thuật, thiết bị, phương tiện được sử dụng trong quá trình tham gia vào các hoạt động du lịch mạo hiểm.

Dịch vụ hướng dẫn: dịch vụ này thường sẽ đặc biệt hơn so với dịch vụ hướng dẫn ở những loại hình du lịch truyền thống như du lịch thăm quan, du lịch văn hóa,…Trong trường hợp này người hướng dẫn viên không chỉ đơn thuần được trang bị tốt những kiến thức về tự nhiên, văn hóa bản địa ở những khu vực được lựa chọn để phát triển du lịch mạo hiểm, để đáp ứng yêu cầu tìm hiểu của du khách mà họ còn cần đáp ứng nhu cầu trợ giúp kỹ thuật, cứu trợ trong các trường hợp khẩn cấp trong quá trình thực hiện tour du lịch mạo hiểm

Dịch vụ ứng cứu: du lịch mạo hiểm luôn chứa đựng những bất trắc trong quá trình thực hiện các hoạt động thể thao, khám phá và thám hiểm. Trong nhiều trường hợp, du khách có thể cần sự hỗ trợ ứng cứu kịp thời để đảm bảo sự an toàn cho bản thân và các thành viên khác trong đoàn. Điều này đòi hỏi cần có dịch vụ hỗ trợ ứng cứu với các phương tiện tìm kiếm, cấp cứu hiện đại.

Dịch vụ bảo hiểm: do tính đặc thù của du lịch mạo hiểm là luôn phải đối mặt với những rủi ro, bất trắc có thể nảy sinh ngoài ý muốn. Kết quả của tình trạng này có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ, thậm chí tính mạng của khách du lịch, chính vì vậy dịch vụ bảo hiểm là một dịch vụ rất quan trọng không thể thiếu trong việc phát triển loại hình du lịch mạo hiểm.

1.2.4. Các điều kiện khác

Dân cư là lực lượng sản xuất quan trọng của xã hội đặc biệt là các khu, điểm du lịch.

Cùng với hoạt động lao động, dân cư còn có nhu cầu nghỉ ngơi và du lịch. Số lượng người lao động tăng lên sẽ tham gia vào các loại hình du lịch khác nhau và có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển du lịch. Người tham gia vào loại hình du lịch mạo hiểm không giống như những loại hình khác.

Để có thể tham gia vào loại hình du lịch mạo hiểm, đòi hỏi khách du lịch phải có trình độ nhất định, có sức khỏe, có ý chí, nghị lực và mang trong mình sự yêu thích khám phá tìm tòi.

27

Khả năng tài chính cũng là yếu tố thúc đẩy du khách tham gia vào các tour du lịch mạo hiểm vì các tour, chương trình du lịch mạo hiểm cần có sự đầu tư rất nhiều về trang thiết bị và phương tiện kỹ thuật, do đó giá thành thường cao hơn so với các loại hình du lịch khác.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch mạo hiểm tại lai châu (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)