Thực trạng phát triển du lịch Lai Châu giai đoạn 2015 - 2019

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch mạo hiểm tại lai châu (Trang 39 - 45)

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH MẠO HIỂM

CHƯƠNG 2. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH MẠO HIỂM TẠI LAI CHÂU

2.2. Thực trạng và định hướng phát triển du lịch Lai Châu

2.2.1. Thực trạng phát triển du lịch Lai Châu giai đoạn 2015 - 2019

Tính đến hết năm 2019 trên địa bàn tỉnh Lai Châu có 115 cơ sở lưu trú, chiếm 0,38% cơ sở của cả nước (30.000) với tổng số hơn 1.810 buồng (chiếm 0,28% so với cả nước là 650.000 buồng) [Trung tâm thông tin -của Tổng cục Du lịch, 01/01/2020], trong đó có 28 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1 - 5 sao với trên 500 phòng và hàng trăm, khách sạn, nhà nghỉ, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, các dịch vụ homestay tại các bản du lịch sẵn sàng đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi đa dạng của du khách.

31

Trong số cơ sở lưu trú đang hoạt động có 04 khách sạn thuộc doanh nghiệp nhà nước, 20 thuộc doanh nghiệp tư nhân, 2 khách sạn thuộc công ty cổ phần, còn lại 89 nhà nghỉ thuộc các thành phần khác.

Ngoài ra Lai Châu đang nhận được nhiều sự đầu tư trong nước để xây dựng một loạt khách sạn và resort nghỉ dưỡng trong thành phố như dự án đầu tư xây dựng, khu đô thị phía nam thành phố ...

Bảng 2.1. Bảng thống kê cơ sở lưu trú của Lai Châu năm 2019 ĐVT: Khách sạn

Cơ sở lưu trú Số lượng

Khách sạn 4 sao 01

Khách sạn 3 sao 03

Khách sạn 2 sao 04

Khách sạn 1 sao 18

Nhà nghỉ đạt tiêu chuẩn 69

Khách sạn, nhà nghỉ chưa đạt tiêu chuẩn 20

(Nguồn: Sở Văn hóa Tthể thao và Du lịch tỉnh lai Châu) 2.1.1.2. Cơ sở kinh doanh các dịch vụ lữ hành và vận chuyển du lịch

Đến nay, toàn tỉnh Lai Châu có trên 15 đơn vị kinh doanh lữ hành, vận chuyển vào năm 2018 có 5 đơn vị nhưng do kinh doanh vận chuyển không hiệu quả nên hiện nay chỉ còn 3 đơn vị được cấp phép kinh doanh lữ hành đó là công ty lữ hành hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế đã tổ chức được nhiều tour du lịch đưa khách tham quan các nước Đông Nam Á, Châu Âu ...nhưng đa số Lai Châu vẫn là thị trường nhận khách là chủ yếu và hoạt động lữ hành nội địa phát triển mạnh ngày càng mạnh mẽ đặc biệt là nối tour với các tỉnh trong vùng Tây Bắc.

2.2.1.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

Trong những năm gần đây do đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách Lai Châu có số lượng các cơ sở lưu trú và số lượng phòng tăng nhanh một cách đột biến trong năm 2019 với hàng loạt những khách sạn đạt tiêu chuẩn cao. Trong giai đoạn

32

2015-2019 do lượng khách đến không nhiều và không đồng đều nên phần lớn khách sạn chỉ đáp ứng được cơ bản về lượng phòng và cơ sở vật chất hạ tầng trang bị trong các khách sạn. Những năm gần đây ở Lai Châu nổi lên phong trào xây dựng nhà nghỉ và khách sạn cao cấp điều này chứng tỏ Lai Châu đang mong muốn xây đựng cho mình trở thành một thành phố du lịch trong tương lai và rất kỳ vọng vào hoạt động kinh doanh này.

Bảng 2.2. Thực trạng phát triển cơ sở lưu trú của Lai Châu (2015-2019) Hạng mục 2015 2016 2017 2018 2019 2019/2015

Tổng số CSLT 100 102 109 111 115 115%

Tổng số buồng 1.060 1.220 1.270 1.420 1.810 171%

(Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Lai Châu)

Chỉ tính riêng năm 2019 số cơ sở hiện nay đang đi vào hoạt động là 28 khách sạn tăng 57% so với năm 2015. Thời kỳ tăng trưởng nhanh nhất là giai đoạn 2015-2019 do chính sách kêu gọi vốn đầu tư của các chủ sở hữu trong và ngoài nước nên mức độ tăng trưởng thuộc vào loại nhanh và đồng đều hơn. Hiện nay, khách sạn Lai Châu đạt tiêu chuẩn từ 1-5 sao mới có 28 khách sạn trong đó: 1 đạt 4 sao, 3 đạt 3 sao, 4 đạt 2 sao, chiếm 40.0% với 500 buồng (chiếm 36,2%) tổng số buồng của Lai Châu .

Bảng 2.3. Cơ sở lưu trú trên địa bàn Lai Châu, phân theo chủ sở hữu

Chủ sở hữu

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019 KS Buồng KS Buồng KS Buồng KS Buồng KS Buồng Doanh nghiệp

NN 02 80 02 80 02 80 02 80 02 80

Doanh nghiệp

TN 06 80 07 180 12 250 14 300 15 360

Công ty CP 02 50 03 60 03 60 03 60 04 85

Thành phần

khác 90 850 91 900 92 980 92 980 93 1.005

(Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Lai Châu)

33

Nhìn chung chất lượng của các khách sạn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch. Công suất sử dụng buồng còn thấp, năm 2015 chỉ đạt 60%. Sự phân bố hệ thống cơ sở lưu trú theo khu vực không đồng đều chủ yếu tập trung ở khu vực trung tâm thành phố Lai Châu chính sự phân bố không đồng đều này dẫn đến sự thiếu hụt các cơ sở lưu trú gần các điểm tham quan, các khu du lịch.

2.2.1.4. Doanh thu du lịch của Lai Châu

Doanh thu từ các dịch vụ du lịch chủ yếu là cung cấp các dịch vụ khách sạn, nhà hàng, các dịch vụ bổ sung và các dịch vụ lữ hành đã tăng nhanh đột biến trong năm 2019, đây là tốc độ gia tăng kỷ lục của Lai Châu trong 5 năm gần đây. Xét tỷ lệ doanh thu của năm 2019 so với năm 2015 mức độ tăng trưởng là 19.7% chứng tỏ sự chi tiêu của du khách càng ngày càng dành cho các dịch vụ du lịch.

Bảng 2.4. Tình hình thu nhập du lịch Lai Châu (2015 - 2019)

Năm Tổng số (lượt khách)

Doanh thu (tỷ đồng)

%Tăng trưởng lƣợt khách so với

năm trước

%Tăng trưởng doanh thu so với

năm trước

2015 182.400 285,4 10,7 18,0

2016 220.380 343,1 12,1 12,0

2017 251.690 391,2 11,4 11,4

2018 289.400 454,1 11,5 11,6

2019 326.000 564,0 11,3 12,4

(Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Lai Châu) Bảng 2.5. GRDP du lịch Lai Châu (2015 - 2019)

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019

Tổng GRDP của ngành du lịch

tỉnh Lai Châu 285,4 343,1 391,2 454,1 564,0

Tổng GRDP cả tỉnh 8.210 8.256 8.934 10.293 10.348 Tỷ lệ so với GRDP cả tỉnh (%) 3,4 4,2 4,4 4,4 5,4

(Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Lai Châu)

34

Năm 2019, GRDP tỉnh Lai Châu đạt gần 10.348 tỷ đồng (tăng 12,6% so với năm 2015). Trong đó ngành dịch vụ du lịch chiếm 5,4% tổng GRDP của cả tỉnh tương đương 564 tỷ đồng. Trong những năm gần đây tổng sản phẩm nội tỉnh của Lai Châu tăng trưởng ở mức độ trung bình và đều qua các năm.

2.2.1.5. Lượng khách

Trong năm 2019 lượng khách đến Lai Châu đạt 326.000 lượt, tăng gần 17,9% so với năm 2015. Trong đó khách nội địa đạt 294.300 lượt, tăng 18,3% so với năm 2015, khách quốc tế đạt 31.700 lượt, tăng 14,7% so với năm 2015.

Bảng 2.6. Số lƣợng du khách đến Lai Châu (2015 - 2019)

Đvt: Lượt khách

Năm

Tổng số khách

du lịch Khách nội địa Khách quốc tế Số

lƣợng

% Tăng so với

năm trước

Số lƣợng

% Tăng so với

năm trước

Số lƣợng

% Tăng so với năm trước 2015 182.400 10,7 160.900 10,8 21.500 10,1 2016 220.380 12,1 198.110 12,3 22.270 10,4 2017 251.690 11,4 226.802 11,4 24.898 11,2 2018 289.400 11,5 260.800 11,5 28.600 11,5 2019 326.000 11,3 294.300 11,3 31.700 11,1

(Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Lai Châu)

Theo bảng 2.6 có thể nhận thấy tổng số khách du lịch đến Lai Châu trong những năm qua nhìn chung ngày càng tăng. Trong năm 2016 lượng khách đến Lai Châu đạt 220.380 lượt, tăng gần 12,08% so với năm 2015. Trong đó khách nội địa đạt 198.110 lượt, tăng 12,31% so với năm 2015, khách quốc tế đạt 22.270 lượt, tăng 10,35% so với năm 2015. Qua bảng số liệu trên cho thấy số lượng khách du lịch đến Lai Châu ngày một tăng, tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm đạt trung bình trên 11%/năm.

35 2.2.1.6. Lao động trong ngành du lịch

Trong những năm qua, lao động trong ngành du lịch của Lai Châu không ngừng được tăng lên (khối khách sạn, nhà hàng 60%, lữ hành 2,0%, còn lại lĩnh vực dịch vụ khác). Đã tổ chức 15 khóa tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ cho trên 800 lượt cán bộ, nhân viên, quản lý và người dân trên địa bàn toàn tỉnh.

Theo thống kê của Viện nghiên cứu phát triển du lịch thì tỷ lệ lao động bình quân/phòng khách sạn năm 2015 là 0.7 (mức trung bình cả nước là 1.4) cho thấy các dịch vụ bổ sung đi kèm còn thiếu khu tham quan, điểm du lịch đầu tư còn đơn điệu chưa tương xứng với nhu cầu về sự thỏa mãn của du khách, thậm chí thường nghe nhiều lời chê trách, phàn nàn về nội dung nghèo nàn, hình thức tùy tiện và chất lượng phục vụ thiếu chuyên nghiệp...

Bảng 2.7. Thực trạng phát triển lao động ngành du lịch của Lai Châu

Loại Lao động

Năm %Tăng

trưởng 2019/2015 2015 2016 2017 2018 2019

- LĐ trực tiếp 500 550 600 700 800 160

- LĐ xã hội 2.200 2.450 2.900 3.500 4.800 218 Tổng số 2.700 3.000 3.500 4.200 5.600 207

(Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Lai Châu)

Các khu, điểm du lịch vẫn lặp đi lặp lại thiếu đi hoàn toàn vẻ mới lạ để tiếp tục thu hút khách. Mặt khác, các chương trình lễ hội của đặc trưng của Lai Châu lại mang tính hình thức làm mất đi bản sắc truyền thống vốn có ví dụ như lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số H’Mông, Thái.. Các lễ hội Then Kin Pang, Kin Lẩu Khẩu Mẩu ...càng ngày càng trở nên thô thiển thiếu hẳn đi tính hấp dẫn do quá đơn điệu về hình thức hay cường điệu hóa các giá trị không có thực (nhảy lửa). Về mặt giá cả không đồng nhất và mang tính tự phát theo mùa vụ như việc tổ chức các đội văn nghệ tại các bản tại các điểm du lịch như bản Hon, Bản Sin Suối Hồ.

Trên đây là những kết quả trong hoạt động du lịch của Lai Châu. Trong tất cả các khía

36

cạnh về tài nguyên thiên nhiên, khách và thị trường khách, sản phẩm, marketing, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật,…của du lịch Lai Châu đều có những ưu điểm và nhược điểm, có những thuận lợi và khó khăn. Việc nghiên cứu phát triển du lịch mạo hiểm trong bối cảnh du lịch Lai Châu hiện nay là một hướng đi cần thiết, để xác định rõ ràng loại hình và sản phẩm cho du lịch Lai Châu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch mạo hiểm tại lai châu (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)